Preloader Close

Tìm kiếm

Với sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu hàng hóa mạnh mẽ và những đặc điểm thuận lợi về chính trị, xã hội, nguồn nhân lực, vị trí địa lý,... Việt Nam đang dần trở thành công xưởng thế giới mới và các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao ngày càng mở rộng. Do đó, nhu cầu về các dịch vụ logistics ngày càng tăng và đòi hỏi nghiệp vụ logistics phải vững chắc. Các dịch vụ logistics khu công nghiệp gồm những gì? các công ty logistics uy tín hiện nay? I. Các dịch vụ Logistics khu công nghiệp Căn cứ theo điều 233 Luật thương mại 2005, dịch vụ logistics được định nghĩa cụ thể như sau: “ Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế nêu trên đều nằm trong các dịch vụ logistics. Như vậy, các dịch vụ logistics khu công nghiệp bao gồm các hoạt động như: - Dịch vụ giao nhận hàng hóa (vận chuyển hàng hóa từ kho hàng đến điểm đích) - Dịch vụ kho bãi (bao gồm các dịch vụ lưu kho và lưu bãi) - Dịch vụ hải quan (khai báo hải quan, làm tờ khai và giải quyết các thủ tục hải quan theo yêu cầu) - Dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành (phụ thuộc vào từng thị trường và hàng hóa xuất nhập khẩu) - Dịch vụ thuê container - Dịch vụ đóng gói, xếp hàng lên container và các dịch vụ khác nhằm phục vụ vào chuỗi cung ứng hàng hóa, phục vụ nhu cầu xã hội, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và thiết bị công nghiệp quốc tế bao gồm các nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao và các khách hàng thương mại lớn. Các mặt hàng chủ yếu như: nguyên phụ liệu sản xuất cho các khu công nghiệp, hàng siêu trường siêu trọng, hàng quá khổ quá tải, hàng cồng kềnh, các thiết bị máy móc… và hàng hóa trong khu công nghiệp. II. Đơn vị cung cấp dịch vụ khu công nghiệp uy tín Nhằm đáp ứng vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, thiết bị máy móc tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao trong nước hoạt động thuận lợi, đều đặn. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco - đơn vị có 15 năm kinh nghiệm trong Logistics chuyên cung cấp các dịch vụ logistics trọn gói, uy tín, phục vụ các loại hàng hóa như: + Hàng quá khổ, quá tải + Vận chuyển hàng cồng kềnh + Các loại hàng lẻ, hàng nguyên container,... + Hàng phục vụ hội chợ, triển lãm + Hàng dự án Và các dịch vụ kho bãi theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty Lacco cũng chủ động các phương án vận chuyển bằng mọi phương thức vận chuyển như: + Vận chuyển đường bộ: Bằng xe tải, container, ghép xe,... theo nhu cầu về thời gian, hàng hóa và loại xe vận chuyển của khách hàng. + Vận chuyển đường biển: Hình thức vận chuyển phổ biến nhất hiện này với các tuyến đường vận chuyển nội địa và quốc tế. + Vận chuyển đường hàng không: Nhằm tối ưu thời gian vận chuyển + Vận chuyển đường sắt. Mọi thông tin chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ về công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ nhanh và chi tiết về chi phí vận chuyển, quy trình vận chuyển,....
Xem thêm
Để các doanh nghiệp nắm được chi tiết hơn về quyền lợi ưu tiên khi làm thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp ưu tiên, các bạn có thể tham khảo tại chương II, thông tư số 72/2015/TT-BTC của bộ tài chính quy định chi tiết về chế độ ưu tiên khi làm thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp ưu tiên. Cụ thể như sau: Tham khảo:Doanh nghiệp ưu tiên là gì? Điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên 1. Miễn kiểm tra chứng từ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Khi xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp ưu tiên sẽ được miễn trừ kiểm tra chứng từ trừ những trường hợp có dấu hiệu bất thường, có hành vi vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc kiểm tra ngẫu nhiên quy định tại Điều này. Bên cạnh đó, Việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải được thực hiện bằng máy soi. 2. Thông quan bằng tờ khai chưa hoàn chỉnh Doanh nghiệp vẫn sẽ được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan nếu chưa hoàn chỉnh trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của cơ quan hải quan. Trường hợp hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan gặp sự cố hoặc tạm dừng hoạt động, doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan bằng Tờ khai giấy (mẫu 01/DNUT ban hành kèm theo Thông tư này) 3. Ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan Trường hợp doanh nghiệp gặp vướng mắc trong khâu thông quan, Chi cục Hải quan có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp bằng văn bản trong thời gian 8 (tám) giờ làm việc kể từ thời điểm phát sinh vướng mắc. Nếu doanh nghiệp có yêu cầu xem hàng hóa trước hoặc lấy mẫu thì được ưu tiên làm thủ tục xem hàng trước, lấy mẫu trước. Đồng thời cũng được ưu tiên xếp dỡ, giao nhận hàng hóa trước khi hàng đến cảng. 4. Kiểm tra chuyên ngành Nếu hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành thì cơ quan hải quan chấp nhận khai báo của doanh nghiệp về việc hàng hóa đã đáp ứng quy định chuyên ngành để thông quan. Doanh nghiệp có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, xuất trình khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan. Hàng của doanh nghiệp sẽ được đưa về kho chờ kết quả kiểm tra. Doanh nghiệp được đưa hàng hóa nhập khẩu về kho của doanh nghiệp để bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành. 5. Doanh nghiệp được ưu tiên về Thủ tục thuế Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế, thủ tục hoàn thuế theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. Được nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa nhập gia công, nhập sản xuất xuất khẩu trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ưu tiên cũng sẽ được ưu tiên thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế. 6. Thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ; nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước, khai hải quan sau. Thủ tục hải quan thực hiện như khoản 6 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015. 7. Kiểm tra sau thông quan Doanh nghiệp được ưu tiên miễn kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không quá 1 lần trong 3 năm liên tục trên cơ sở quản lý rủi ro kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Trên đây là một số những thông tin chi tiết về quyền lợi của doanh nghiệp ưu khi làm thủ tục hải quan. Để được hỗ trợ chi tiết về quy trình làm thủ hải quan và các dịch vụ logistics khác, các bạn hãy liên hệ trực tiếp về công ty Lacco để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ chi tiết, cụ thể đối với từng loại hàng hóa cố định. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trở thành doanh nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều chế độ ưu đãi từ cơ quan hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và làm thủ tục hải quan. Trong nội dung bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được chi tiết các thông tin về thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu đối với doanh nghiệp ưu tiên và các điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên của hải quan. I. Doanh nghiệp ưu tiên là gì? Hiện nay, trên các văn bản pháp luật chưa có định nghĩa rõ ràng về doanh nghiệp ưu tiên. Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2015/TT-BTC, các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được cơ quan hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên và được hưởng nhiều đặc quyền, ưu đãi,... trong quá trình xuất nhập khẩu so với các doanh nghiệp thông thường. Dự án doanh nghiệp ưu tiên là dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản và được cơ quan hải quan công nhận áp dụng chế độ ưu tiên. Tham khảo: Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp ưu tiên? II. Các chế độ ưu tiên trong hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thị trường Khi được xét duyệt vào danh sách doanh nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp này sẽ được: + Hưởng các chế độ ưu đãi của cơ quan hải quan trong quá trình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. + Tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên - Nơi tập hợp của những doanh nghiệp, tổ chức có quy mô và sức ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương. + Tiếp cận với các cơ hội hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách quản lý, trong đó có chính sách về thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Về thương mại quốc tế, các doanh nghiệp này được công nhận về mức độ uy tín và năng lực kinh tế. Do đó, khi Việt Nam áp dụng Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau (MRA) với các quốc gia như Hàn Quốc, ASEAN, các doanh nghiệp được công nhận ưu tiên có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước đối tác. III. Các điều kiện để được hải quan công nhận doanh nghiệp ưu tiên Để được hải quan xét duyệt và công nhận trở thành doanh nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp cần đáp ứng được 6 điều kiện cơ bản như sau: 1. Tuân thủ các quy định pháp luật về hải quan và thuế Do thẩm quyền công nhận doanh nghiệp ưu tiên là cơ quan Hải quan. Do đó, điều kiện đầu tiên để xét duyệt phải phải thực hiện đúng các quy định pháp luật và đóng thuế theo yêu cầu. Cụ thể: Trong thời hạn 02 năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau: - Trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; - Không nợ thuế quá hạn theo quy định. 2. Điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đối với doanh nghiệp ưu tiên Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp muốn được ưu tiên phải đạt kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 triệu USD/năm trở lên hoặc đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam từ 40 triệu USD/năm trở lên. Đối với hàng nông sản, thủy sản sản xuất hoặc nuôi, trồng tại Việt Nam thì phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD/năm trở lên. Lưu ý: - Kim ngạch quy định trên tính trong 02 năm liên tục, gần nhất tính đến ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị xem xét (trừ bao gồm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác). - Không áp dụng điều kiện kim ngạch xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp công nghệ cao. 3. Điều kiện về thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử Doanh nghiệp làm sử dụng thủ tục hải quan và thuế điện tử là điều kiện bắt buộc phải thực hiện. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải thiết lập chương trình quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu trên hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo các yêu cầu kiểm tra của cơ quan hải quan. 4. Điều kiện về thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Một trong những điều kiện để trở thành doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp phải tiến hành thanh toán lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu qua ngân hàng. Tham khảo: Quy trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu 5. Điều kiện về kế toán, kiểm toán đối với doanh nghiệp ưu tiên Việc kế toán và kiểm toán của doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập. Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính nêu trong báo cáo kiểm toán phải là ý kiến chấp nhận toàn phần theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. 6. Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ - Thực hiện và duy trì các quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; - Trang bị đầy đủ các giải pháp, phương tiện, quy trình kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn trong quá trình thực hiện các hoạt động trong dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. IV. Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên hải quan Doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện quy định, có nhu cầu được áp dụng chế độ ưu tiên, gửi hồ sơ bản giấy đến Tổng cục Hải quan để được xem xét công nhận. Hồ sơ gồm có: - Văn bản đề nghị theo mẫu 02a/DNUT ban hành kèm Thông tư số 72/2015/TT-BTC: 01 bản chính - Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp - Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất: 01 bản chụp - Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có): 01 bản chụp - Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp: 01 bản chính - Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có): 01 bản chụp. Đối với dự án đầu tư trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến trước khi cấp phép đầu tư đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, chủ đầu tư có hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên. Hồ sơ bao gồm: - Văn bản đề nghị áp dụng chế độ ưu tiên và cam kết triển khai dự án đúng tiến độ theo mẫu 02b/DNUT ban hành kèm theo Thông tư Thông tư số 72/2015/TT-BTC: 01 bản chính - Giấy chứng nhận đầu tư, Giải trình kinh tế kỹ thuật: 01 bản chụp. Trên đây là những chia sẻ chi tiết, giải thích Doanh nghiệp ưu tiên là gì? Điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên và các chế độ ưu đãi của hải quan đối với các doanh nghiệp và điều kiện để được xét duyệt để được trở thành doanh nghiệp xuất nhập khẩu ưu tiên. Trong quá trình làm thủ tục hải quan, thuế quan hàng hóa,... và các thủ tục liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu quốc tế, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được tư vấn đối với các trường hợp chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều trong việc thi hành Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng gia công. Cụ thể một số điều sửa đổi như sau: 1. Quy định miễn thuế đối với hàng nguyên liệu gia công nhập khẩu Tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã sửa đổi và quy định chi tiết về giá thuê đối với hàng sản phẩm gia công xuất khẩu. Quy định nêu rõ, sản phẩm gia công xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công. Trong đó, sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định điểm g khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP phải là sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa xuất khẩu. 2. Quy định về người nộp thuế hoặc đơn vị nhận gia công lại cho người nộp thuế Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc người nộp thuế hoặc tổ chức, cá nhân nhận gia công lại cho người nộp thuế phải có cơ sở sản xuất (có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng cơ sở gia công và máy móc, thiết bị tại cơ sở gia công) và thông báo cơ sở gia công, sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công lại), hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công (bao gồm cả hợp đồng và phụ lục gia công lại) theo quy định của pháp luật về hải quan để cơ quan Hải quan theo dõi, quản lý hàng hóa nhập khẩu đúng bản chất để gia công, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan. Bạn nên biết:Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Nghị định 18/2021/NĐ-CP cũng bổ sung quy định trường hợp người nộp thuế thông báo cơ sở gia công lại, hợp đồng gia công lại không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hải quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính để phù hợp với Điều 7 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (điểm b, khoản 2 Điều 10 Nghị định 134/2016/NĐ-CP không quy định việc xử phạt nếu người nộp thuế thông báo cơ sở gia công không đúng thời hạn). Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung quy định người nộp thuế (có hợp đồng gia công) giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa nhập khẩu hoặc bán thành phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa nhập khẩu để thuê tổ chức, cá nhân khác nhận gia công lại tại khu phi thuế quan hoặc tại nước ngoài thì hàng hóa nhập khẩu, bán thành phẩm giao gia công lại được miễn thuế xuất khẩu và áp dụng chính sách thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu trở lại Việt Nam. Nghị định 18/2021/NĐ-CP cũng đã làm rõ trách nhiệm của người nộp thuế (người có hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài) phải quyết toán tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế để xác định chính xác hàng hóa đã được nhập khẩu miễn thuế. Bổ sung quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình gia công xuất khẩu trả cho bên nước ngoài đặt gia công được miễn thuế xuất nhập khẩu (nếu bán cho bên thứ 3 ở nước ngoài thì không được miễn thuế). 3. Loại bỏ quy định về tỷ lệ 3% của phế liệu, phế phẩm Đồng thời, Nghị định 18/2021/NĐ-CP cũng đã loại bỏ quy định về tỷ lệ 3% của phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công. Sửa đổi quy định về việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Thuế để tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, tránh phát sinh vướng mắc khi kê khai, khấu trừ thuế. Tham khảo:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu 4. Quy định nộp thuế, xử lý tờ khai với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã bổ sung quy định về xử lý thuế và thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu để gia công xuất khẩu để phù hợp với khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP, quy định về hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng. Theo đó, đối với những sản phẩm không được xuất khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu dư thừa thì người nộp thuế phải đăng ký tờ khai hải quan mới, kê khai nộp thuế với cơ quan Hải quan theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới (trừ trường hợp làm quà biếu, quà tặng theo quy định). Trường hợp hàng nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ để áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, đảm bảo quản lý chặt chẽ tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Quy định này được đưa vào nhằm nâng cao trách nhiệm của người nộp thuế và đảm bảo minh bạch về thủ tục hải quan. 5. Quy định về đăng ký loại hình đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ Bên cạnh những quy định về thuế quan đối với hàng xuất khẩu hàng gia công, Nghị định 18/2021/NĐ-CP cũng bổ sung thêm các quy định về đăng ký loại hình đối với sản phẩm nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định để phù hợp với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ. Tham khảo:Quy trình thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ Đối với hàng nhập khẩu tại chỗ đăng ký theo loại hình gia công được miễn thuế nhập khẩu quy định tại khoản 6 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Nghị định 18/2021/NĐ-CP có bổ sung thêm, đối với trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh và đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định để phù hợp với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về mức thuế xuất khẩu hàng gia công đối với từng loại hàng hóa cụ thể, các bạn hãy liên hệ về đơn vị giao nhận vận tải quốc tế chuyên nghiệp - Lacco để được các chuyên viên có chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm tư vấn. Thông tin liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Từ ngày 03/11 đến 07/11 năm 2022, Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng sẽ trực tiếp tổ chức chương trình Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”. Khu trưng bày triển lãm sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế (Lao-Itecc), Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào. Đây là hoạt động nổi bật kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào. Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) kính mời quý doanh nghiệp đăng ký tham gia. Nội dung chi tiết về hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” được tổ chức trong khuôn khổ chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2022. Quy mô hội chợ triển lãm tương đương 200 gian hàng tiêu chuẩn 9m2 (3m x 3m). Chương trình mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động thương mại thông qua việc mang tới những cơ hội xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và phát triển, mở rộng thị trường mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại Lào. Trong khuôn khổ Hội chợ Triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động có ý nghĩa về khía cạnh chính trị - kinh tế - xã hội như: Triển lãm ảnh và hiện vật trưng bày, giới thiệu về quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ tiêu biểu của các đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam, Lào và quốc tế, các chương trình Khảo sát thị trường tại Thái Lan kết hợp Hội thảo - Tọa đàm, các hoạt động kết nối giao thương, cung - cầu công nghệ... Quý đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia có thể tải Hồ sơ đăng ký theo mẫu tại các đường link dưới đây:Mẫu hồ sơ đối với đơn vị, doanh nghiệp Quân độiMẫu hồ sơ đăng ký đối với doanh nghiệp khác Một số lưu ý:- Quý đơn vị, doanh nghiệp khi đăng ký tham gia, gửi thêm 01 bản mềm Hồ sơ tham dự về địa chỉ:tttl@ckt.gov.vn(gửi kèm theo 01 ảnh logo doanh nghiệp và 03 ảnh sản phẩm để giới thiệu trên catalogue của Hội chợ).- Thời hạn đăng ký tham gia:chậm nhất ngày 15 tháng 10 năm 2022(căn cứ thời gian trên phong bì gửi). Do số lượng gian hàng có hạn, Trung tâm Triển lãm và XTTM quân đội sẽ ưu tiên sắp xếp vị trí gian hàng cho các doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký sớm, đầy đủ và sẽ thông báo chính thức tới các doanh nghiệp sau khi danh sách các doanh nghiệp tham gia được phê duyệt.Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:TRUNG TÂM TRIỂN LÃM VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUÂN ĐỘI (CETPA)Địa chỉ: 203 Giảng Võ, Ba Đình, Hà NộiĐiện thoại: (84-24) 3512 0622; (84-69) 58 7484Fax: (84-24)35120622 E-mail: tttl@ckt.gov.vnHotline: 0983 140982 (Mr. Huy)Website:www.ckt.gov.vn-www.doemod.gov.vnCHI NHÁNH PHÍA NAM (SCETPA)Địa chỉ: Số 19A đường Cộng Hòa - P.12 - Quận Tân Bình - TP.HCMĐiện thoại: (84-28)62966507 - (84-69)662330Fax: (84-8)62966509Hotline: 0989 111998 (Ms. Hương)E-mail:scetpa19a@gmail.com Nguồn: http://ckt.gov.vn/ Tự hào là đơn vị forwarder, đồng hành cùng Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại Quân đội/Cục Kinh tế/BQP tham gia vận chuyển hàng hội chợ, triển lãm phục vụ khoảng 200 doanh nghiệp Việt Nam tham dự chương trình "Hội chợ Việt Nam - Lào 2022" Từ ngày 25 – 29/8/2022 vừa qua. Công ty Lacco sẵn sàng tiếp tục là đơn vị đồng hành cùng doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022”tháng 11 tới đây. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ về các thông tin thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hội chợ Việt Nam - Lào. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Để kịp thời cung ứng sản phẩm viên nén gỗ, các công ty xuất khẩu viên nén gỗ đang đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu dây chuyền, máy sản xuất viên nén gỗ về Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp, nhà máy viên nén gỗ mở rộng thị trường viên nén gỗ ra các khu vực tiềm năng. Bài viết dưới đây, Công ty Lacco sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ các quy trình và thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ. I. Thông tin về sản phẩm khuôn máy sản xuất viên nén gỗ Khuôn máy là bộ phận rất quan trọng của dây chuyền sản xuất viên nén gỗ cũng như đáp ứng được yêu cầu về kích thước, trọng lượng của sản phẩm khi đưa vào sử dụng. Thông tin sản phẩm cũng là căn cứ quan trọng để lên tờ khai hải quan và đóng thuế nhập khẩu hàng hóa. Cụ thể thông tin về sản phẩm khuôn máy sản xuất viên nén gỗ như sau: Chất liệu: Khuôn máy viên nén gỗ được làm từ chất liệu thép trắng hoặc hợp kim có tác dụng kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Giúp sản phẩm có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài. Kích thước sản phẩm: Kích thước của khuôn máy sản xuất viên nén gỗ khá đa dạng nên các nhà máy viên nén gỗ sẽ nhập theo nhu cầu sử dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Công dụng chính: Tạo ra các viên nén gỗ từ phụ phẩm (mùn cưa, gỗ vụn, trấu...) trở thành viên gỗ nhỏ gọn và đều nhau. Tham khảo:Quy trình thủ tục hải quan viên nén gỗ xuất khẩu mới nhất 2022 II. Các thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ Để làm thủ tục nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào các căn cứ pháp lý và làm tờ khai hải quan theo mã HS code như sau: 1. Mã HS code Theo biểu thuế nhập khẩu 2022, khuôn máy viên nén gỗ thuộc thuộc nhóm 8479, có HS code là: 84799030. Mặt hàng này hiện đang áp dụng chính sách thuế nhập khẩu là 2% và 0% cho một số máy có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) form E, form AK, Form VJ, Form D… 1% đối với form AI. Đây là nhóm những sản phẩm Máy và thiết bị cơ khí có chức năng riêng biệt, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác thuộc chương 84. Xem chi tiết tại: Biểu thuế nhập khẩu 2022 2. Căn cứ pháp lý làm thủ tục nhập khẩu máy sản xuất viên nén gỗ Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/03/2018 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Về danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng, nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước đã sản xuất được. Trường hợp nhà máy viên nén gỗ cần nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ sẽ căn cứ theo thông tư 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. 3. Hồ sơ nhập khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) - Bill of Lading/Air waybill - C/O (nếu có) - Các chứng từ khác (nếu có) Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được các chuyên viên khai báo hải quan, chứng từ chuyên nghiệp hỗ trợ cụ thể. III. Đơn vị vận chuyển khuôn máy sản xuất viên nén gỗ uy tín Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị forwarder uy tín, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, xin giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…), xử lý hồ sơ xuất - nhập khẩu hàng hóa; dịch vụ hải quan,... quốc tế uy tín với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải quốc tế - nội địa. Thông qua các hình thức vận tải đường biển, vận tải đường hàng không, và vận chuyển đường bộ,..Các tuyến đường vận chuyển chính: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thailand, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Mỹ, Châu Âu. Quý khách có nhu cầu nhập khẩu khuôn máy sản xuất viên nén gỗ và dây chuyền sản xuất viên nén gỗ, vui lòng liên hệ cho công ty Lacco để được hỗ trợ hoặc báo giá các dịch vụ cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm