Preloader Close

Tìm kiếm

Châu âu đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, yêu cầu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu quy định tại hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu. Cụ thể các điều khoản, yêu cầu về nhãn mác, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, Qui định kiểm dịch thực vật, khai báo hải quan,... được đối với nông sản xuất khẩu Châu Âu quy định như sau: 1. Quy định chất lượng thương mại và ghi nhãn mác Cộng đồng châu Âu yêu cầu các loại rau củ quả tươi khi nhập khẩu về các nước EU phải đáp ứng tiêu chuẩn thị trường về chất lượng thương mại (bao gồm chủng loại, màu sắc, thời gian sử dụng, hư hỏng bên ngoài hoặc hình dạng của sản phẩm). Các quy định về nhãn mác (bao gồm thông tin có liên quan như tên mặt hàng, nước xuất xứ, chủng loại và số lượng). Việc kiểm soát hàng hàng nông sản đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu sẽ được cơ quan thanh tra tiến hành tại địa điểm nhập khẩu hoặc trong một vài trường hợp được kiểm chứng tại nước thứ ba, tại địa điểm xuất khẩu. Để nắm chi tiết về các tiêu chuẩn xuất khẩu sang Châu Âu, các bạn hãy liên hệ đến bộ phận chứng từ của công ty Lacco để được hỗ trợ: 0906 23 5599. 2. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Đối với hàng hóa nông sản xuất khẩu phải đảm bảo tránh được các nguy cơ tiềm ẩn do chất lượng nguồn nước, sự ô nhiễm của vi sinh vật hay hóa chất. Những ảnh hưởng của lượng dư thừa chất bảo vệ thực vật,... (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) cũng cần được thực hiện nghiêm chỉnh về mức dư lượng tối đa cho phép có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế khi nhập khẩu các loại rau củ quả Việt Nam. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng EU chưa thiết lập được mức dư lượng chất bảo quản thực phẩm tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản phải nắm được rõ, chi tiết về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với từng loại hàng hóa quy định của cộng đồng các nước thành EU. 3. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm Để đảm bảo các vấn đề về an toàn thực phẩm (phòng tránh một số dịch bệnh như bò điên, cúm gà, dịch lợn Châu Phi,...) và nguy cơ khủng bố toàn cầu, nhiều chính phủ đang tiến hành tăng cường kiểm tra, kiểm soát các công đoạn trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm nhằm bảo vệ tối đa cho người tiêu dùng. Việc truy xuất hàng hóa nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, chủ động theo dõi sự di chuyển của thực phẩm qua các công đoạn trong quy trình xuất nhập khẩu. Các quy định của Cộng đồng EU về truy xuất nguồn gốc hàng nông sản nhập khẩu có hiệu lực từ tháng 1 năm 2005. Theo các quy định này, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sang EU phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy tắc và xác định rõ nguồn gốc xuất xứ của nông sản, thỏa mãn yêu cầu về truy xuất nguồn gốc áp dụng trong cộng đồng Châu Âu. Tham khảo:Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa 4. Các quy định về kiểm dịch thực vật đối với hàng nông sản Các nước Châu Âu quy định rất nghiêm ngặt về kiểm dịch thực vật. Nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác, giảm thiểu rủi ro Các nhà sản xuất phải tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập và lan truyền của bệnh dịch và sâu hại sang các vùng khác. Các nước nhập khẩu chính trên thế giới tiến hành phân tích rủi ro của dịch hại nhằm xác định mức độ rủi ro của mỗi sản phẩm nhập khẩu và kiểm tra sản phẩm tại nơi đến để đảm bảo rằng mức rủi ro đó không bị vượt quá mức quy định. Để xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về sức khỏe thực vật của Châu Âu. Tham khảo:Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu đối với nông sản Việt Nam 5. Khai báo hải quan Khâu cuối cùng cho nông sản được nhập khẩu phụ thuộc vào Cơ quan Hải quan ở nước nhập khẩu. Để thông qua Hải quan, nhà xuất khẩu phải điền những thông tin cần thiết vào mẫu tờ khai (thương mại, vận chuyển) và trả tất cả các khoản phí (thuế nhập khẩu, thuế và lệ phí khác). Do quá trình xử lý những mẫu đơn này có thể tiêu tốn thời gian, một số nước hiện nay đã đưa ra chương trình khai báo hải quan trước để tiết kiệm thời gian. Điều này có nghĩa là các nông sản có thể được khai báo hải quan tại nước xuất khẩu do các cơ quan chức năng và các cơ quan này có thể đảm bảo các quy định đối với sản phẩm đã được tuân thủ đầy đủ. Việc không tuân thủ một số các quy định của nước nhập khẩu sẽ có thể là nguyên nhân từ chối sản phẩm Bạn nên biết:Top 10 cảng biển lớn nhất Châu Âu năm 2022 Những thủ tục khai báo hải quan khi xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Châu Âu trong Cộng đồng Châu Âu khác nhau tùy thuộc từng nước. Tuy nhiên, rất nhiều nước ở đây có hệ thống hải quan điện tử và các chương trình khác giúp đẩy nhanh thời gian khai báo. Mọi thông tin cần tư vấn về thủ tục và điều kiện xuất khẩu nông sản sang Châu Âu, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco - Với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics tại thị trường EU, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn chi tiết, chính xác áp dụng các văn bản pháp luật hiện hành để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Châu Âu là thị trường rất tiềm năng đối với hàng nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều lô hàng của Việt Nam đã bị Liên minh châu Âu (EU) bị trả về và cảnh cáo. Để giúp các doanh nghiệp đứng vững được tại thị trường EU, trong bài viết dưới đây, công ty Lacco sẽ chia sẻ với các bạn những nội dung quan trọng về Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu và những vấn đề cần lưu ý cho doanh nghiệp việt nam khi xuất khẩu nông sản vào EU. Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu Ngày 26/10/2016, Nghị viện và Hội đồng Châu Âu đã thông qua Quy định (EU) 2016/2031 về các biện pháp bảo vệ chống lại dịch hại thực vật (Luật Sức khỏe thực vật), có hiệu lực từ ngày 14/12/2019. Theo Quy định (EU) 2016/2031, tất cả thực vật (bao gồm cả các bộ phận sống của thực vật) sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để nhập cảnh vào EU, trừ khi hàng hóa đó được liệt kê trong Phụ lục XI của Quy định (EU) 2019/2072 (không yêu cầu kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật). Danh sách các loại thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác thuộc trường hợp phải kiểm dịch thực vật, được miễn kiểm dịch thực vật, không được phép vận chuyển vào lãnh thổ EU và các trường hợp đặc biệt khác được quy định từ Điều 3 đến Điều 14 của Quy định (EU) 2019/2072 và được thể hiện chi tiết trong các Phụ lục tương ứng của Quy định (EU) 2019/2072. Tham khảo:Quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam Một số phụ lục quan trọng liên quan đến hoạt động nhập khẩu nông sản vào EU như: Phụ lục I: Quy định các tiêu chuẩn để đánh giá rủi ro của dịch hại đối với lãnh thổ EU; Phụ lục II: Danh sách dịch hại phải kiểm dịch; Phụ lục IV: Danh sách các loài gây hại không phải kiểm dịch do EU quản lý và các loài thực vật cụ thể để trồng, với các chủng loại và ngưỡng; Phụ lục V: Biện pháp ngăn chặn sự hiện diện của các loài gây hại không thuộc diện kiểm dịch và cây trồng cụ thể để trồng; Phụ lục VI: Danh sách thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác bị cấm đưa vào EU từ một số nước thứ ba; Phụ lục VII: Danh sách thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác có nguồn gốc từ các nước thứ ba hoặc trong lãnh thổ Liên minh và các yêu cầu đặc biệt tương ứng đối với việc đưa chúng vào hoặc di chuyển trong lãnh thổ Liên minh; Phụ lục XI: Danh sách các loại thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác phải được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; Phụ lục XIII: Danh sách thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác cần phải có hộ chiếu thực vật để di chuyển trong lãnh thổ EU. Đối với những loại thực vật có nguy cơ cao về dịch hại, Quy định (EU) 2018/2019 quy định về thiết lập danh sách các loài thực vật có nguy cơ cao, việc du nhập vào lãnh thổ EU sẽ tạm thời bị cấm từ ngày 14/12/2019 cho đến khi thực hiện đánh giá rủi ro đầy đủ theo thủ tục quy định tại Quy định (EU) 2018/2018. Theo Quy định (EU) 2016/2031, hoạt động nhập khẩu thực vật và sản phẩm thực vật vào EU phải tuân thủ các biện pháp kiểm dịch thực vật nhất định và hàng hóa phải đáp ứng những yêu cầu sau: (1) Phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp theo quy định tại khoản 1, Điều 71 Quy định (EU) 2016/2031. Ngoài ra, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật chỉ được EU công nhận khi đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 76 Quy định (EU) 2016/2031; trong đó, phải thỏa mãn tất cả 3 điều kiện: (i) Giấy chứng nhận sử dụng ít nhất 1 trong 24 ngôn ngữ chính thức của EU; (ii) Xác định rõ cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ thực vật của quốc gia nhập khẩu thuộc EU; (iii) Giấy chứng nhận được cấp không quá 14 ngày, kể từ ngày lô hàng rời khỏi quốc gia xuất khẩu. (2) Việc nhập khẩu thực vật, sản phẩm thực vật và các đối tượng khác vào EU phải được thực hiện thông qua một “nhà điều hành chuyên nghiệp – professional operator” đã đăng ký hoạt động tại một quốc gia thành viên EU theo quy định từ Điều 65 đến Điều 70 của Quy định (EU) 2016/2031. (3) Thực hiện thủ tục kiểm tra hải quan tại Trạm Kiểm tra biên giới được chỉ định tại điểm nhập khẩu vào EU và phải thông báo cho cơ quan hải quan trước khi đến điểm nhập khẩu. Bên cạnh việc kiểm dịch bắt buộc đối với nông sản nhập khẩu, EU còn quy định cụ thể về việc sử dụng gỗ để đóng gói hàng hóa. Theo đó, Điều 43 và Điều 96 Quy định (EU) 2016/2031 quy định vật liệu đóng gói bằng gỗ được sử dụng trong việc vận chuyển hàng hóa sẽ chỉ được đưa vào lãnh thổ EU nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau: (i) Gỗ đã được xử lý đúng theo một hoặc nhiều phương pháp xử lý đã được phê duyệt và tuân thủ các yêu cầu áp dụng nêu trong Phụ lục 1 của Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch động thực vật số 15, Quy định về vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế (Regulation of Wood Packaging Material in International Trade - ISPM15); (ii) Gỗ đã được đánh dấu bằng nhãn hiệu nêu trong Phụ lục 2 của ISPM15 để chứng nhận rằng vật liệu gỗ đã được xử lý theo các biện pháp xử lý nêu trong Phụ lục 1 của Tiêu chuẩn quốc tế về các biện pháp kiểm dịch động thực vật số 15. Trường hợp các lô hàng thực vật hoặc sản phẩm thực vật có xuất xứ từ các nước thứ ba, có thể gây rủi ro cho lãnh thổ của EU, các quốc gia thành viên hoặc chính EU có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để phòng ngừa dịch hại. Ngoài ra, rau quả và trái cây để được nhập khẩu và lưu thông trên thị trường EU cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về tiếp thị được quy định tại Quy định (EC) 1234/2007 và Quy định (EU) 543/2011. Tham khảo:Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Một số vấn đề cần lưu ý cho doanh nghiệp việt nam khi xuất khẩu nông sản vào EU Do giữa Việt Nam và EU có hiệp định thương mại tự do, nên hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngoài việc tuân thủ các điều kiện chung được quy định tại Quy định (EC) 2016/2031 và Quy định (EU) 2019/2072, thì còn phải tuân thủ theo các cam kết về việc kiểm soát an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật (SPS) tại Chương SPS của EVFTA. Một số nội dung quan trọng của Chương SPS có liên quan trực tiếp đến việc kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật Thứ nhất, theo khoản 7 Điều 6.6 Chương SPS, thì cả Việt Nam và EU đều phải thiết lâp và cập nhật danh sách các loại sâu bệnh được kiểm soát, sử dụng các tên gọi khoa học và cung cấp các danh sách này cho bên kia để phối hợp tốt hơn trong việc kiểm dịch thực vật và kiểm soát các mối nguy hại. Thứ hai, theo Điều 6.8 Chương SPS thì theo yêu cầu của bên nhập khẩu, bên xuất khẩu phải lập danh sách các doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu của bên nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm để bên nhập khẩu phê duyệt danh sách này. Danh sách này gồm tên các doanh nghiệp và kèm theo mã số tương ứng với mặt hàng xuất khẩu do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Chỉ có những doanh nghiệp thuộc danh sách được phê duyệt mới được xuất khẩu hàng hóa sang bên nhập khẩu. Những doanh nghiệp thuộc danh sách đã được bên nhập khẩu phê duyệt sẽ được xuất khẩu hàng hóa tương ứng với mã số được cấp sang thị trường bên nhập khẩu mà không phải thực hiện việc kiểm tra doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu bên nhập khẩu phát hiện doanh nghiệp xuất khẩu không đáp ứng các quy định về vệ sinh thực phẩm và không đáp ứng được các quy định về kiểm dịch, thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách. Thứ ba, Uỷ ban về vệ sinh dịch tễ của hai bên sẽ thỏa thuận các nội dung chi tiết về các biện pháp liên quan đến sức khỏe động thực vật, trong đó đặc biệt là các vấn đề về công nhận khu vực phi sâu bệnh, khu vực có mức sâu bệnh thấp, khu vực được bảo vệ và vùng sản xuất không có sâu bệnh, qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại nông nghiệp giữa hai bên. Thứ tư, do điều kiện về kinh tế - xã hội của Việt Nam có sự khác biệt lớn so với EU, nên theo quy định tại Điều 6.15, Chương SPS, EU sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của châu Âu về an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Tham khảo thêm:Các quy định xuất khẩu thủy sản sang EU Tùy vào từng mặt hàng cụ thể và sự thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp hàng hóa của Việt Nam chưa đáp ứng được hoàn toàn quy định của EU theo các phương án phù hợp. Các phương án giải quyết hàng hóa chưa đáp ứng quy định của EU (i) Dành cho Việt Nam một khoảng thời gian quá độ đủ để đáp ứng các quy định của EU; (ii) Việt Nam đề xuất một biện pháp về vệ sinh dịch tễ để yêu cầu EU công nhận tương đương; (iii) EU hỗ trợ cho Việt Nam các biện pháp kỹ thuật khác. Các điều kiện để xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU (i) Doanh nghiệp có tên trong danh sách được phê duyệt đủ điều kiện xuất khẩu sang EU với mặt hàng đã đăng ký; (ii) Hàng hóa phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật và Thông báo đáp ứng về an toàn thực phẩm; (iii) Vùng trồng phải được đăng ký và giám sát quá trình sản xuất - chế biến theo quy định của Việt Nam và EU; (iv) Phải tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và ghi nhãn hàng hóa. Bên cạnh đó, do Việt Nam được ưu đãi về thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu từ EVFTA, nên hàng nông sản của Việt Nam để được hưởng các ưu đãi từ Hiệp định, phải đáp ứng cả điều kiện về truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hoặc tự công nhận). Các quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu chính là những căn cứ để kiểm soát chất lượng hàng nông sản của Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường EU. Đây cũng là nền tảng của lý thuyết về bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp kiểm dịch thực vật được thực hiện để bảo vệ sức khoẻ của con người. Doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ làm kiểm dịch thực vật và các dịch vụ hải quan xuất khẩu nông sản và các loại hàng hóa khác sang EU, vận chuyển hàng sang EU,... hãy liên hệ hệ với công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ trực tiếp. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Mã HS của các mặt hàng xuất nhập khẩu sẽ phân loại theo danh mục hàng hóa của cơ quan quản lý chuyên ngành, đặc biệt là đối với hạt dưa hấu dùng để gieo trồng và mặt hàng Dung dịch muối biển vệ sinh mũi; Xịt mũi nước biển; xịt tai dùng cho mục đích vệ sinh, ở dạng đóng gói bán lẻ. Cụ thể cách phân loại mã HS của những mặt hàng này như sau: 1. Phân loại mã HS mặt hàng Hạt dưa hấu dùng để gieo trồng Phân loại hàng hóa theo nhóm: Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh (12.07) hay Hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng (12.09) Nội dung nhóm 12.07: “Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh” - 1207.70 - Hạt dưa Phân loại theo danh mục Hàng hóa XK,NK Việt Nam ===> Áp dụng Quy tắc (1), mã số phù hợp: 1207.70.00 Nội dung nhóm 12.09: “ Hạt, quả và mầm, dùng để gieo trồng.” 1207.70 - Hạt dưa Chú giải 3, Chương 12 “….Tuy nhiên, nhóm 12.09 không áp dụng đối với những loại sau, cho dù dùng để gieo trồng: “… (d) Các sản phẩm thuộc các nhóm từ 12.01 đến 12.07 hay 12.11.” Phân loại theo danh mục hàng hóa của Bộ NNPTNT: 1209.99.90 2. Phân loại mã HS với mặt hàng Dung dịch muối biển vệ sinh mũi; Xịt mũi nước biển; xịt tai dùng cho mục đích vệ sinh, ở dạng đóng gói bán lẻ Phân loại hàng hóa theo Thuốc (30.04) hay Chế phẩm vệ sinh (33.07)? Nội dung mã HS của nhóm 33.07: Các chế phẩm dùng trước, trong hoặc sau khi cạo, các chất khử mùi cơ thể, các chế phẩm dùng để tắm, chế phẩm làm rụng lông và các chế phẩm nước hoa, mỹ phẩm hoặc vệ sinh khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; các chất khử mùi phòng đã được pha chế, có hoặc không có mùi thơm hoặc có đặc tính tẩy uế. ====> Áp dụng Quy tắc (1), mã HS phù hợp nhóm: 3307.90.90 Tại Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018 của Bộ Y tế: 3004.90.99 - Chú giải chi tiết HS 2017 nhóm 30.04: “Nhóm này không bao gồm: (b) Nước cất tinh dầu hoặc dung dịch nước của tinh dầu và các chế phẩm thuộc các nhóm 33.03 đến 33.07 ngay cả khi chúng có đặc tính phòng bệnh hay chữa bệnh (Chương 33). (Bộ Tài chính: 9994/BTC-TCHQ 31/8/2021 V/v đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 14/2018/TT-BYT) Thông qua những chia sẻ trên đây, các đơn vị xuất nhập khẩu có thể dễ dàng tra Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, từ đó xác định mức thuế và loại thuế phải đóng đối với từng loại mã HS tương ứng với thị trường xuất khẩu cụ thể. Ngoài những hàng hóa vừa được công ty Lacco hướng dẫn phân loại ở trên đây, nếu các bạn muốn tìm hiểu về mã HS của loại hình hàng hóa nào hay các thông tin về khai báo hải quan, vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco - Đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics: đại lý hải quan, khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành và vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị là nhóm hàng hóa rất dễ bị nhầm lẫn khi phân loại mã HS khi khai báo hải quan và xác định thuế, đặc biệt là mã HS của Khóa 3 ngã (three ways stopcock) và Quạt tản nhiệt của máy vi tính. Căn cứ vào quy tắc phân loại các bộ phận máy và quy định về từng mã loại hình, các đơn vị xuất nhập khẩu có thể phân loại mã HS theo hướng dẫn dưới đây. I. Quy tắc phân loại mã HS các bộ phận máy Các bộ phận của máy được phân loại theo các quy tắc sau: (a) Các bộ phận đã được định danh tại nhóm nào đó của Chương 84 hoặc 85 được phân loại vào nhóm đó trong mọi trường hợp; (b) Các bộ phận khác, nếu phù hợp để chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho các loại máy cụ thể, hoặc cho một số loại máy cùng nhóm được phân loại theo nhóm của các máy cụ thể đó. II.Hướng dẫn phân loại bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị 1. Phân loại mã HS của mặt hàng Khóa 3 ngã (three ways stopcock) Bộ phận của kim luồn tĩnh mạch Phân loại hàng hóa theo Van bằng nhựa (84.81) hay Bộ phận của kim luồn tĩnh mạch (90.18)? Nội dung nhóm 84.81: Vòi, van và các thiết bị tương tự dùng cho đường ống, thân nồi hơi, bể chứa hay các loại tương tự, kể cả van giảm áp và van điều chỉnh bằng nhiệt.” Mặt hàng khóa 3 ngã có cấu tạo đặc trưng của van có cơ chế hoạt động như một van ba cửa (three - ways vale), thiết kế dùng để điều chỉnh dòng chảy bằng cách mở hoặc đóng khe hở (tham khảo chú giải chi tiết HS 2017, nhóm 84.81) thì van (cocks, valves) được xếp vào nhóm này ngay cả khi được chuyên môn hóa để dùng trong những máy hoặc thiết bị riêng biệt…). ==== > Áp dụng Quy tắc (1), Chú giải 2 a Chương 90, mã số HS phù hợp thuộc nhóm: 84.81 Căn cứ chú giải 1(g), Chương 90: “Chương này không bao gồm:... van hoặc các thiết bị khác thuộc nhóm 84.81; ...” Tham khảo:Vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp uy tín 2. Phân loại máy HS Quạt tản nhiệt của máy vi tính Phân loại hàng hóa theo Quạt (84.14) hay Bộ phận của máy tính (84.73)? Nội dung nhóm 84.14: Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. ==== > Áp dụng Quy tắc (1), Chú giải 2a Phần XVI, mặt hàng Quạt tản nhiệt của máy vi tính, thuộc nhóm mã HS: 84.14 Nội dung nhóm 84.73: “Bộ phận và phụ kiện (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.70 đến 84.72.” Trên đây là một số bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị sẽ dễ bị nhầm lẫn khi phân loại mã HS gây ảnh hưởng rất lớn đến việc khai báo hải quan, đóng thuế và xuất nhập khẩu hàng hóa. Thông qua những chia sẻ trên đây, các đơn vị xuất nhập khẩu hàng bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị có thể dễ dàng tra Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, từ đó xác định mức thuế quan thích hợp với thị trường xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về các dịch vụ logisticsc: khai báo và xử lý thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán & hoàn thuế, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa (FCL & LCL) hãy liên hệ đến công ty Lacco để được các chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu tại Lacco forwarders hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Tuy các quy định về phân loại hàng hóa theo mã HS code đã rất rõ ràng, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc lựa chọn mã HS phù hợp với hàng hóa của mình. Đặc biệt một số mặt hàng có thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa và công dụng gần giống nhau sẽ rất dễ bị nhầm lẫn mã HS với nhau. Trong bài viết dưới đây, Lacco sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp cách phân loại mã HS hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi. I. Mặt hàng: Levucell SB và Levucell SC Ví dụ: - Hỗn hợp vitamin dùng trong chăn nuôi (29.36) - Hỗn hợp chất thơm dùng trong chăn nuôi (33.02) - Kháng sinh dùng trong chăn nuôi (29.41) Vậy đối với mặt hàng: Levucell SB và Levucell SC (thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, thành phần chính là men ỳ) thì nên phân loại mã HS theo Thức ăn chăn nuôi (23.09) hay Men sống (21.02)? Cách phân loại mã HS đối với mặt hàng này như sau: Nội dung nhóm mã HS code 23.09: “Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật” Chú giải.1, Chương 23 “Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó”. Nội dung nhóm mã HS 21.02: Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, chết (nhưng không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế. Chú giải chi tiết nhóm 21.02: …Chúng chủ yếu được tạo nên từ một số loại vi sinh vật …. để làm thức ăn chăn nuôi” ===> Như vậy Mã số phù hợp: Áp dụng Quy tắc (1) Levucell SB và Levucell SC thuộc nhóm 2102.20.00. Tham khảo thêm:Kinh nghiệm cách tra cứu mã HS Code hiệu quả II. Phân loại mã HS của hàng Chế phẩm tạo hương dùng trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi Đối với mặt hàng Chế phẩm tạo hương dùng trong chế biến thức ăn trong chăn nuôi sẽ được phân loại theo mặt hàng Hỗn hợp chất thơm trong công nghiệp (33.02) hay Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật (23.09)?. - Nội dung nhóm 33.02: Hỗn hợp các chất thơm và các hỗn hợp (kể cả dung dịch có cồn) với thành phần chủ yếu gồm một hoặc nhiều các chất thơm này, dùng làm nguyên liệu thô trong công nghiệp; các chế phẩm khác làm từ các chất thơm, dùng cho sản xuất đồ uống. ===> Áp dụng Quy tắc(1) Mã HS phù hợp đối với mặt hàng này là: 3302.90.00 - Nội dung nhóm 23.09: Chế phẩm dùng trong chăn nuôi động vật. Chú giải 1 Chương 23: Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó. III. Phân loại mã HS của mặt hàng Chất chiết xuất từ hồng sâm Phân loại hàng hóa theo Chất chiết xuất từ hồng sâm (13.02) hay Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm (21.06)? Nội dung nhóm 13.02: - Nhựa và các chiết xuất từ thực vật; chất pectic, muối của axit pectinic và muối của axit pectic; thạch rau câu (agar-agar) và các chất nhầy và các chất làm đặc, làm dày khác, đã hoặc chưa cải biến, thu được từ các sản phẩm thực vật. Ví dụ cho các chế phẩm bị loại trừ theo chú giải: - Chế phẩm dùng trong sản xuất đồ uống. Các chế phẩm này được thu từ việc trộn các chiết xuất thực vật thuộc nhóm này với axit lactic, axit tartaric, axit citric, axit phosphoric, chất bảo quản, chất tạo bọt, nước hoa quả...và đôi khi với tinh dầu. Chế phẩm trên thường được phân loại vào nhóm 21.06 hoặc 33.02 ===> Áp dụng Quy tắc (1), Mã số phù hợp: 1302.19.90 Nội dung nhóm 21.06: Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác.”, mã số: --- 2106.90.71 - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm. IV. Phân loại mã HS đối với mặt hàng hạt Magie để giặt quần áo Đối với những mặt hàng hạt Magie để giặt quần áo chưa 98,6% thành phần Mg tinh khiết, sẽ Phân loại mã HS code theo Chế phẩm để giặt (34.02) hay Sản phẩm Magie (81.04)? Nội dung nhóm mã HS 34.02: Chất hữu cơ hoạt động bề mặt (trừ xà phòng); các chế phẩm hoạt động bề mặt, các chế phẩm dùng để giặt, rửa (kể cả các chế phẩm dùng để giặt, rửa phụ trợ) và các chế phẩm làm sạch, có hoặc không chứa xà phòng, trừ các loại thuộc nhóm 34.01. Nội dung nhóm mã HS 81.04: Magie và các sản phẩm của magie, kể cả phế liệu và mảnh vụn ===> Áp dụng Quy tắc (1) Mã số phù hợp: 8104.90.00. Trên đây là những mặt hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn, Lacco đã giúp các bạn phân chia cụ thể cách phân loại mã HS phù hợp để doanh nghiệp dễ dàng làm tờ khai và tính toán mức thuế xuất nhập khẩu thích hợp. Để tra mức thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng hóa chất với các chế phẩm dùng trong chăn nuôi, các bạn có thể tra trực tiếp tại Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về khai báo và xử lý thủ tục hải quan, báo cáo quyết toán & hoàn thuế, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển hàng hóa quốc tế & nội địa (FCL & LCL) hãy liên hệ đến công ty Lacco để được các chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu tại Lacco forwarders hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trong Hội chợ triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 diễn ra từ ngày 3 - 7/11/2022 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế (Lao-Itecc), Thủ đô Viêng Chăn, Lào do Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế – Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức. Công ty Lacco tự hào được lựa chọn là đơn vị vận chuyển chính, hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý hồ sơ, thủ tục hải quan, giấy phép xuất khẩu,... vận chuyển hàng trưng bày tại hội chợ. Ý nghĩa thương mại của Hội chợ triển lãm tại Lào 2022 Hội chợ Triển lãm Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam – Lào 2022 mang ý nghĩa thương mai vô cùng quan trọng, tạo cơ hội lớn để xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp hai nước, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh và phát triển, mở rộng thị trường mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam tại Lào. Chương trình hội chợ bao gồm rất nhiều các doanh nghiệp kinh tế Quốc phòng, nhà khai thác cảng và cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu Việt Nam cùng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản, thiết bị công nghiệp,... trên cả nước. Thông qua hội chợ, công ty Lacco hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam tìm thêm được cho mình thêm những thị trường xuất nhập khẩu tiềm năng, phù hợp với thế mạnh của doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp và nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa và đưa hàng Việt đi đến khắp năm châu.
Xem thêm