Preloader Close

Tìm kiếm

Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/11, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất hiện nay, đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD. Thị trường tiềm năng của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Theo thông tin cập nhật hết tháng 10/2022, Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; sau đó là thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%... Về thị trường nhập khẩu, thông tin cập nhật hết tháng 10/2022 thì Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của Việt Nam với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%… Như vậy, từ đầu năm đến 15/11, quy mô kim ngạch của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD, tiếp tục duy trì là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, cán cân có sự thâm hụt 25 tỷ USD. Tham khảo:Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mới nhất Các nhóm hàng xuất nhập khẩu tiềm năng khác Nhập khẩu Bên cạnh nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thì năm 2022, Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều mặt hàng chủ lực như: Sắt thép các loại cũng có mức tăng mạnh về nhập khẩu, với 7,4 triệu tấn, trị giá đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 16,96 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu than các loại đạt gần 19,55 triệu tấn, giảm 37,4% về lượng so với 7 tháng/2021, nhưng lại tăng 120,5% về trị giá, đạt gần 5 tỷ USD, tăng 120,5%. Xuất khẩu Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm ngành xuất khẩu đứng đầu trong cả nước năm 2022. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 8/2022 đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước. Ở vị trí thứ ba, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 4,49 tỷ USD trong tháng 8/2022, tăng 9,7% so với tháng trước. Tiếp đến là các nhóm ngành thế mạnh khác như: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng - Xuất khẩu hàng dệt may - Ngành giày dép các loại - Ngành thủy sản - Xuất khẩu gạo Nhằm hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, các cơ quan ban ngành cũng đang cố gắng tiếp tục tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, như các thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ (C/O)…Bộ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định các trường hợp được hoàn thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là việc cơ quan có thẩm quyền thu thuế trả lại số tiền thuế đã thu của doanh nghiệp do khoản thu nhiều hơn số thuế phải nộp hoặc không thuộc trường hợp phải nộp. Dưới đây là các trường hợp được hoàn thuế xuất nhập khẩu. 1. Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập Khoản 1 Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu, gồm: - Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam. - Hàng hóa xuất khẩu do tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái nhập. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái nhập là hàng hóa xuất khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa đối với trường hợp có hợp đồng mua bán hàng hóa. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế. Bạn nên biết:Hướng dẫn thủ tục tạm xuất, tái nhập hàng thay thế 2. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm: - Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài bao gồm xuất khẩu trả lại chủ hàng, xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan. Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu. - Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất. - Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định. - Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế. 3. Hoàn thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất Khoản 1 Điều 35 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định người nộp thuế có trách nhiệm tự kê khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tỷ lệ mức khấu hao, phân bổ trị giá hàng hóa trong thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kế toán khi đề nghị cơ quan hải quan hoàn thuế để làm cơ sở tính tỷ lệ trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra nội dung khai báo của người nộp thuế, ghi rõ kết quả kiểm tra để phục vụ cho việc giải quyết hoàn thuế. Tham khảo:Vận chuyển máy móc thiết bị công nghiệp uy tín 4. Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm Theo khoản 1, 2, 3, 4 Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, việc hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm được quy định như sau: - Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp. - Hàng hóa nhập khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, bao gồm: + Nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện, bán thành phẩm nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa. + Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn, lắp ráp vào sản phẩm xuất khẩu hoặc đóng chung thành mặt hàng đồng bộ với sản phẩm xuất khẩu. + Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm xuất khẩu. - Cơ sở để xác định hàng hóa được hoàn thuế + Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. + Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được hoàn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu. + Sản phẩm xuất khẩu được làm thủ tục hải quan theo loại hình sản xuất xuất khẩu; + Tổ chức, cá nhân trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm. + Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hàng hóa nhập khẩu trước đây. - Trường hợp một loại nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất nhưng thu được hai hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau và chỉ xuất khẩu một loại sản phẩm, thì được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện cấu thành tương ứng với sản phẩm đã xuất khẩu tính trên tổng trị giá các sản phẩm thu được. Tổng trị giá các sản phẩm thu được là tổng của trị giá sản phẩm xuất khẩu và giá bán sản phẩm tiêu thụ trong thị trường nội địa. Trị giá sản phẩm xuất khẩu không bao gồm phần trị giá nguyên liệu, vật tư, linh kiện mua tại nội địa cấu thành sản phẩm xuất khẩu. Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn được xác định bằng phương pháp phân bổ theo công thức sau đây: Số tiền thuế nhập khẩu (tương ứng với sản phẩm thực tế xuất khẩu = Trị giá sản phẩm xuất khẩu x Tổng số tiền thuế nhập khẩu của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu Tổng trị giá các sản phẩm thu được Trị giá sản phẩm xuất khẩu được xác định là số lượng sản phẩm thực xuất khẩu nhân (x) với trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu. Bạn nên biết:Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 (Cập nhật giảm thuế GTGT) 5. Hoàn thuế đối với trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; không hoàn thuế đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu - Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế được hoàn thuế nhập khẩu hoặc thuế xuất khẩu đã nộp tương ứng với hàng hóa thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu ít hơn. - Các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, có số tiền thuế được hoàn dưới 50.000 đồng Việt Nam theo tờ khai hải quan làm thủ tục hoàn thuế thì không được hoàn thuế. Cơ quan hải quan không tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế và không hoàn trả số tiền thuế được hoàn theo quy định tại khoản này. Công ty Lacco là đơn vị uy tín có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics với các dịch vụ + Dịch vụ đại lý Hải Quan + Dịch vụ báo cáo quyết toán + Dịch vụ hoàn thuế + Dịch vụ xin các loại giấy phép chuyên ngành (C/O, hun trùng, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, khai báo hóa chất…) + Vận chuyển hàng hóa đa phương thức,... theo các tuyến đường quốc tế và nội địa Tự hào là đơn vị đồng hành cùng Cục xúc tiến thương mại và Cục kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ cho các chương trình hội chợ quốc tế lớn trong và ngoài nước. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm các thông tin về hoàn thuế xuất nhập khẩu và các dịch vụ logistics, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn thông tin cụ thể, chính xác. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Chi phí logistics là một chỉ số quan trọng đo lường hiệu quả hoạt động logistics của doanh nghiệp cũng như của quốc gia, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Đối với quốc gia, chi phí logistics cũng thường được so sánh với GDP như một chỉ số cơ bản khi xác định mục tiêu cũng như đánh giá hoạt động logistics của quốc gia, hoặc so sánh giữa các quốc gia với nhau. I. Chi phí Logistics là gì? Thuật ngữ "chi phí Logistics" được hiểu là bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động Logistics. Hiện nay, chi phí Logistics được chia làm 2 loại bao gồm chi phí lưu kho và phí vận chuyển hàng hóa. + Chi phí lưu kho Chi phí lưu kho mô phỏng các khoản chi doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo hàng hóa lưu trữ, bảo quản an toàn. Duy trì chất lượng tốt nhất trước khi được giao đến tay khách hàng. + Chi phí vận chuyển Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn hơn 70% trong tổng chi phí Logistics. Chi phí này tập trung vào các hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ. II. Cách tính chi phí logistics Việc tính toán chi phí logistics chưa có sự thống nhất giữa các nước. Tại Hoa Kỳ, chi phí logistics được nêu trong Báo cáo Hiện trạng Logistics công bố hàng năm bao gồm 3 thành tố chính: chi phí vận tải, chi phí lưu kho và chi phí quản lý. Chi phí vận tải bao gồm chi phí của vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đường ống, cả trong nước và quốc tế, chi phí giao nhận và các chi phí khác liên quan đến chủ hàng. Chi phí lưu kho ngoài chi phí trả cho lưu giữ hàng hóa, còn bao gồm cả lãi suất, thuế giá trị gia tăng, bảo hiểm. Chi phí quản lý bao gồm tiền lương cho nhân viên, kể cả nhân viên gián tiếp, chi phí phần cứng, phần mềm. Hàn Quốc tính toán chi phí logite từ những yếu tố chi tiết hơn. Theo đó chi phí logistics bao gồm các chi phí vận tối, lưu kho, đóng gói, bốc xếp, thông tin và quần lý, Chi phí vận tải bao gồm chi phí vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, đại lý và các chi phí khác liên quan đến chủ hằng, Đường thủy bao gồm cá thủy nội địa, vận tải biển nội địa và vận tải biển quốc tế chia ra vận tải bằng đội tàu trong nước và vận tối bằng đội tàu nước ngoài. Cách tính với vận tải hàng không cũng tương tự: Bảng 1: Các yếu tố cấu thành chi phí Logistics Hàn Quốc Vận tải Đường sắt Đường bộ Công cộng Tư nhân Vận hành Phí cầu đường Đường thủy Thủy nội địa Biển nội địa Biển quốc tế Trong nước Ngoài nước Hàng không Nội địa Quốc tế Trong nước Ngoài nước Đại lý Lưu kho Lưu kho Công cộng Hàng thông thường Hàng lạnh Hàng nguy hiểm Hàng nông sản Hàng hóa khác Tư nhân Lãi suất Bảo hiểm Đóng gói Thùng các-tông Pallet Đường bộ, hàng không Đường thủy Thông tin Quản lý III. Các yếu tố cấu thành chi phí logistics doanh nghiệp cần lưu ý Chi phí logistics được cấu thành bởi 7 yếu tố, bao gồm: 1. Trọng lượng, kích thước và danh mục hàng hóa Trọng lượng và kích thước của hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển nó. Trọng lượng càng lớn, hàng càng cồng kềnh thì phí vận chuyển sẽ càng cao. Ngoài ra, ở một số nhóm hàng thuộc danh mục như hàng dễ vỡ, hàng nhạy cảm với điều kiện bên ngoài… tiêu chuẩn bảo quản trong quá trình di chuyển gắt gao. Chi phí cung ứng cũng vì thế gia tăng đáng kể. khi các định trọng lượng, kích thước và danh mục hàng hóa, bên đóng gói sẽ lựa chọn vật liệu đóng gói phù hợp để đảm bảo an toàn cho sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí cho bên chuyển hàng. 2. Quy mô lô hàng Nhân tố quyết định đến chi phí Logistics. Quy mô lô hàng càng lớn đồng nghĩa chi phí vận tải đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không nhận ưu đãi chiết khấu rẻ hơn. Nói chung chuyển phát khối lượng lớn sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí hậu cận. 3. Tuyến đường vận chuyển Khoảng cách vận chuyển cũng là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Ngoài chi phí nhiên liệu, thời gian chạy quãng đường xa thì yếu tố rủi ro cũng là nhân tố khiến cho chi phí vận chuyển cao hơn so với tuyến đường vận chuyển ngắn. 4. Phụ phí Ngoài các khoản phí cố định, phụ phí chiếm tỷ trọng không nhỏ trong trong tổng chi phí hoạt động quản lý hậu cận. Riêng vận tải đường biển phát sinh thêm nhiều khoản phụ phí như phí neo đậu tàu thuyền, phí cảng biển… 5. Yếu tố thời tiết (Mùa vụ) Sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình giao nhận vận tải hàng hóa. Do đó, thời điểm thời tiết thuận lợi, mua thuận gió hòa, chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn so với những thời điểm khác. Thời điểm hoạt động vận chuyển diễn ra sôi động nhất là vào các mùa cao điểm, chi phí vận tải cũng sẽ cao hơn so với mốc thời gian thông thường. 6. Yếu tố công nghệ Từ góc độ hậu cần, một số tiến bộ công nghệ đã cho phép các nhà hậu cần đưa ra các quyết định nhanh hơn, sáng suốt và chính xác hơn đến quản lý hàng tồn kho và các hoạt động hậu cần khác. Công nghệ một công cụ quan trọng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động hậu cần, công nghệ kỹ thuật tạo "tốn" không ít ngân sách đầu tư và vận hành trong chuỗi hoạt động Logistics. 7. Phụ phí giao hàng Các khoản phụ phí giao nhận vận tải được xác định bao gồm: phí vượt quá trọng lượng, kích thước... Những khoản phí này sẽ cộng vào tổng chi phí giao hàng và nhiều khi cũng trở thành gánh nặng buộc doanh nghiệp phải tìm cách xử lý. Ngoài những chi phí vận chuyển trên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn cần lưu ý thêm các khoản phí quan trọng khác như: Thuế, bảo hiểm hàng hóa, khai báo hải quan và các chi phí làm thủ tục xuất nhập khẩu, giấy phép chuyên ngành,... Để nắm thông tin chi tiết về các khoản phí logistics nội địa và quốc tế, các bạn hãy liên hệ với Công ty Lacco - Đơn vị có 15 năm kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ đại lý hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... và giao nhận vận tải quốc tế & nội địa uy tín. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: lacco.com.vn
Xem thêm
Châu Âu được đánh giá là thị trường rất tiềm năng đối với các mặt hàng của Việt Nam. Cộng đồng Liên minh Châu Âu có 28 thành viên, hiện đang chiếm 16% xuất nhập khẩu của thế giới. Doanh nghiệp của bạn đang muốn tiếp cận thị trường tiềm năng này cần phải chuẩn bị thật kỹ kiến thức về pháp lý và điều kiện pháp lý đối với hàng hóa xuất khẩu sang Châu Âu. Cụ thể, để xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu, bạn cần nắm rõ: Các thủ tục pháp lý khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu - Khung pháp lý đặt cơ sở cho một ngành. - Pháp luật hạn chế các chất, hóa chất gây ô nhiễm - Luật về đánh dấu CE - Bộ luật dành riêng cho một số sản phẩm cụ thể: Đối với bộ luật này, các đơn vị xuất khẩu cần xác định xem sản phẩm của mình có đáp ứng các yêu cầu pháp lý hay không? Hoặc, sản phẩm đã được sửa đổi cho mục đích đáp ứng yêu cầu của luật? Sau đó, bạn cần nghiên cứu thêm về các yêu cầu người mua tự thiết lập như họ sẽ yêu cầu một chứng chỉ quản lý chất lượng? Hoặc, họ có yêu cầu chứng nhận bổ sung không? Trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, ví dụ, chứng nhận ISO 9001 là bắt buộc phải có. Trong lĩnh vực thực phẩm, các nhà nhập khẩu thường yêu cầu bạn phải có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. - Nguồn thông tin hỗ trợ Các doanh nghiệp cần phải: + Tìm hiểu về các yêu cầu pháp lý của người mua đối với lĩnh vực của bạn trên thị trường Châu Âu. Chọn lĩnh vực của bạn và tra cứu thông tin về yêu cầu của người mua. + Bộ phận trợ giúp thương mại của EU cung cấp danh sách các luật áp dụng cho các sản phẩm xuất khẩu sang Châu Âu. Sử dụng mã sản phẩm của bạn để biết luật nào áp dụng cho sản phẩm của bạn. Thủ tục Hải quan khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu Để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu, các đơn vị xuất khẩu cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục trình hải quan ở Châu Âu như: - Tờ khai Nhập khẩu Hải quan (SAD) - Hóa đơn thương mại - Tờ khai Trị giá Hải quan - Chứng từ Vận tải (Tài liệu Vận tải) - Bảo hiểm hàng hóa - Phiếu đóng gói Và các điều khoản thuế & nghĩa vụ. Ngoài ra, đối với một số loại hàng hóa đặc biệt, hải quan sẽ yêu cầu các loại chứng từ tương ứng, đáp ứng các điều kiện về hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU. Chi tiết xem tại:Tư vấn thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu Thị trường Châu Âu mong đợi điều gì? Người mua châu Âu mong đợi được thông báo, không chỉ về tin tốt, mà còn chắc chắn về các vấn đề, chẳng hạn như sự chậm trễ và các vấn đề về chất lượng khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu. Nếu có vấn đề gì xảy ra, người mua của bạn mong đợi bạn thông báo cho họ ngay lập tức. Điều này có nghĩa là cho họ thời gian để xử lý đơn hàng hoặc giải quyết vấn đề với khách hàng của họ. Giao tiếp minh bạch là một cách thể hiện rằng bạn hiểu nhu cầu của người mua. Ngoài ra, bạn có thể thể hiện sự quan tâm đến khách hàng để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của họ. Điều tốt hơn nữa nếu bạn hiểu sở thích của họ, điều này thậm chí có thể dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Luôn sẵn sàng giao tiếp với khách hàng của bạn, đảm bảo họ có thể liên hệ với bạn và bạn trả lời các câu hỏi và email của họ trong một ngày. Nếu yêu cầu phức tạp và bạn cần thêm thời gian, hãy trả lời để họ biết bạn đã nhận được yêu cầu và bạn sẽ xem xét câu trả lời. Tham khảo:Các hãng tàu vận chuyển quốc tế uy tín nhất hiện nay Hiểu biết về văn hóa khi xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu Cuối cùng, hãy nhận thức về sự khác biệt văn hóa. Tiếp tục tìm hiểu về văn hóa của người mua của bạn, giống như bạn bắt đầu tìm hiểu về doanh nghiệp của họ khi lần đầu tiên tiếp cận. Hãy nhớ rằng mỗi quốc gia Châu Âu đều có văn hóa riêng biệt và khác nhau. Luôn ghi nhớ những quy tắc kinh doanh cơ bản ở quốc gia bạn xuất khẩu chẳng hạn như: Thời điểm lên lịch họp, cách mặc trang phục quần áo, cách chào hỏi, cách tặng quà… Bằng cách hiểu văn hóa của họ, bạn sẽ biết người mua của bạn đã quen với những gì, những gì làm họ khó chịu, và những gì họ có khả năng đánh giá cao. Bên cạnh những thông tin chia sẻ trên, nếu các bạn còn gặp những vướng mắc, khó khăn về điều kiện quy định xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Châu Âu hoặc cần hỗ trợ về thủ tục hải quan, thuế, vận chuyển hàng hóa,... hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Từ ngày 25- 26 tháng 11 năm 2022, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 với chủ để: Logistics xanh. Phiên toàn thể diễn ra lúc 8 giờ ngày 25 tháng 11 năm 2022 (Thứ Sáu), 02 Phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày. Ý nghĩa của Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 Logistics là một ngành dịch vụ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải lớn. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP-26 (tháng 11 năm 2021), Thủ tướng Chính phủ đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu khó khăn, đòi hỏi tính trách nhiệm và sự tham gia mạnh mẽ của các ngành, trong đó có logistics. Để truyền tải thông điệp này, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp logistics tuân thủ các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, sử dụng năng lượng sạch, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 lấy chủ đề là "Logistics xanh". Đây cũng là chủ đề của Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 được công bố tại Diễn đàn. Nội dung sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 Phiên toàn thể sẽ có sự tham dự : Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, Đồng chí Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Địa điểm tổ chức Khách sạn Sheraton Hải Phòng (Khách sạn Vinpearl Imperia Hải Phòng cũ), đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Nội dung chủ đề: Logistics xanh - Hội thảo Chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn - Hội thảo Chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh mới. Cụ thể: Chiều 25/11/2022 diễn ra hoạt động Khảo sát thực tế cảng, trung tâm logistics tại Hải Phòng. Ngày 26/11/2022 tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng (tên cũ là Khách sạn Vinpearl Imperia Hải Phòng), đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng diễn ra Phiên toàn thể với chủ đề “Logistics xanh” (buổi sáng) và Hội thảo Chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn; Hội thảo Chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh (buổi chiều). Với khoảng 400 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 1.000 đại biểu tham dự trực tuyến, gồm: Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan quản lý tại địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), AmCham, EuroCham, Jetro, Kotra và các cơ quan báo chí truyền thông.
Xem thêm
Sáng 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành trung ương và TP Hải Phòng tham dự lễ xuất khẩu lô ô tô điện thông minh đầu tiên của VinFast với 999 chiếc VF 8 ra thị trường quốc tế tại Cảng MPC Port – Khu Kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phòng. Thủ tướng đánh giá cao sự kiện VinFast xuất khẩu ô tô sang thị trường quốc tế Thủ tướng đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa nhiều mặt khi lần đầu tiên những chiếc ô tô điện của Việt Nam tham gia vào thị trường toàn cầu. Theo ông, ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành đi đầu, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ. Phát triển công nghiệp ô tô cũng là mong muốn của hầu hết các quốc gia trên thế giới và Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích phát triển ngành công nghiệp ô tô. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay: Chúng ta có thể tự hào khi những chiếc ô tô mang thương hiệu Việt vươn ra thị trường toàn cầu, điều này khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế, thể hiện sự quan tâm, ủng hộ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển đúng pháp luật, góp phần xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta. Ngành công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp đi đầu, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, năng lực khoa học công nghệ. Theo Thủ tướng, Tập đoàn VinGroup bắt tay sản xuất ô tô từ con số 0 và đã chuyển đổi nhanh sang sản xuất xe điện. Những mẫu ô tô của VinFast cũng được cộng đồng trong và ngoài nước đánh giá cao, đủ đẳng cấp xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. VF 8 - VinFast bước ra thị trường quốc tế Lô xeVinFast VF 8đầu tiên xuất cảng có số lượng 999 chiếc dành cho thị trường Mỹ và được chuyên chở bằng tàu thuê riêng Silver Queen của Panama. Dự kiến, sau khoảng 20 ngày xuất phát từ cảng MPC Port, Hải Phòng, lô xe sẽ cập cảng California, Mỹ và sẽ được bàn giao tới những khách hàng đầu tiên vào cuối tháng 12/2022. Đây là lô xe đầu tiên xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong số 65.000 đơn đặt hàng xe điện VinFast VF 8 và VF 9 trên toàn cầu. Ngay sau thị trường Mỹ,VinFastsẽ xuất khẩu các lô xe VF 8 tiếp theo tới thị trường Canada và châu u để kịp bàn giao cho khách hàng vào năm 2023. Sự kiện xuất khẩu lô xe điện đầu tiên do Việt Nam làm chủ và sản xuất đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà, không chỉ khẳng định đẳng cấp và trí tuệ Việt mà còn hiện thực hóa được khát vọng làm chủ công nghiệp ô tô của nhiều thế hệ cha anh, góp phần nâng tầm vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Với tư cách là đơn vị tích cực, luôn ủng hộ hết mình cùng doanh nghiệp Việt Nam bước ra thị trường quốc tế, Lacco vô cùng tự hào khi ngành công nghiệp Ô tô Việt nam lần đầu tiên bước ra thị trường quốc tế. Hy vọng rằng đây sẽ là tiền đề quan trọng, tạo nền tảng và động lực để các sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp khác của Việt Nam tiến bước trên thị trường quốc tế.
Xem thêm