Preloader Close

Tìm kiếm

Bắt đầu từ 8h đến 21h, giờ Bắc Kinh (tức từ 7h-20h, giờ Việt Nam) kể từ ngày 21/2/2023, Trung Quốc sẽ chính thức mở cửa khẩu Móng Cái. Các hoạt động xuất, nhập cảnh cho người dân 2 nước qua lại thăm thân, giao thương buôn bán… tại Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) sẽ được tái hoạt động sau gần 3 năm tạm dừng hoạt động do đại dịch Covid-19. Cửa khẩu Đông Hưng chính thức khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh Chiều nay 20/2, Chính quyền thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) có thư trao đổi với UBND thành phố Móng Cái (Việt Nam) về việc chính thức khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu Bắc Luân I, đưa hoạt động xuất nhập cảnh về trạng thái bình thường như khi chưa có dịch bệnh. Như vậy, từ ngày 21/2 sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc). Hoạt động xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) sẽ diễn ra từ 8h00 đến 21h00 (giờ Bắc Kinh) tức từ 07h00 đến 20h00 (giờ Việt Nam) hàng ngày. Người dân muốn xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu cầu Bắc Luân I phải xuất trình được giấy tờ xuất, nhập cảnh hợp lệ và còn hiệu lực, điền thông tin chính xác vào thẻ xác nhận sức khỏe xuất, nhập cảnh (chưa thực hiện đối với khách du lịch Trung Quốc theo đoàn xuất cảnh). Người nhập cảnh vào Trung Quốc phải có giấy chứng nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR trong vòng 48 tiếng. Thông quan cửa khẩu Hữu Nghị Quan Đồng thời, từ ngày 20/02/2023 Phía Trung Quốc cũng đã thông tin khôi phục phương thức thông quan cửa khẩu Hữu Nghị Quan. Cho phép hành khách quốc tế được xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Hữu Nghị Quan từ ngày 20/02/2023. như trước khi có dịch bệnh, tức là các phương tiện qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xuất nhập cảnh trực tiếp, lái xe và người đi cùng xe qua biên giới của hai bên có thể lái xe hàng vào ngoài khu vực cửa khẩu của bên kia để sang tải hàng hóa và tiến hành giao nhận hàng hóa. Lái xe và người đi cùng xe của hai bên Việt - Trung có thể thông qua đường xuất nhập cảnh để xuất nhập cảnh. Cửa khẩu Móng Cái mở cửa tạo thuận lợi lớn cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ thương mại Việt Trung Sắp tới đây, Cục xúc tiến thương mại (Việt Nam) sẽ phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự các hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế như: Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 20 (CAEXPO 2023), Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023)... Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại này, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với thị trường quốc tế và tiếp xúc với đối thủ, đối tác trong và ngoài nước để phát triển cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với việc Chính quyền thành phố Đông Hưng (Trung Quốc) chính thức thông báo cho phép mở cửa, xuất nhập cảnh tại của khẩu Móng Cái - Đông Hưng. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn để tham gia, học hỏi những sự kiện quan trọng này. Các doanh nghiệp có mong muốn, tìm hiểu hoặc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế như CAEXPO 2023, CISMEF 2023 có thể liên hệ ngay đến Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), tầng 5, số 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 024. 39364792 (máy lẻ 121/122); Người liên hệ: anh Nguyễn Đình Thành (DĐ: 0914828229)/ anh Lương Minh Thắng (DĐ: 0966889366); Email: thanhnd@vietrade.gov.vn; thanhnd2410@gmail.com./ Hoặc Đơn vị tư vấn, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa, dịch vụ hải quan tham gia chương trình hội chợ theo chỉ đạo của Cục xúc tiến thương mại: CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO - Mr Nguyễn Duy Phóng; 0903 415166. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Thời gian gần đây thị trường Nhật Bản đang bổ sung yêu cầu về bản quyền giống với nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Điều này đã khiến bà con nông dân gặp phải rào cản rất lớn khi trái cây đã đến ngày được thu hoạch mà thị trường bất ngờ không nhập khẩu. Tình hình Thanh long ruột đỏ xuất Nhật của Việt Nam Thanh long ruột đỏ đi Nhật bị dừng đơn hàng đột ngột, nguyên nhân xuất phát từ việc thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc có yêu cầu hàng nhập khẩu phải có giấy chứng nhận bảo hộ giống đột ngột. Trong khi đó, trước đây chưa có thông tin về việc này nên hầu hết vùng trồng thanh long của bà con không đáp ứng yêu này nên Thanh Long Việt bất ngờ vướng phải rào cản này. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này, bà con phải có chứng nhận bảo hộ giống cây trồng. Giống này Viện Cây ăn quả miền Nam đã bán bằng bảo hộ giống cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit với thời gian 20 năm. Người dân, doanh nghiệp khác muốn được cấp giấy chứng nhận bảo hộ giống phải thông qua công ty này. Trước đó, Viện Cây ăn quả miền Nam cũng đã bán giống thanh long ruột trồng đại trà nên thời gian tới, Cục Trồng trọt sẽ tổ chức buổi làm việc với các bên liên quan. Nếu giải quyết không ổn thoả, quyền lợi của các doanh nghiệp, nông dân và quyền lợi quốc gia trong việc xuất khẩu thanh long sang các thị trường quốc tế sẽ bị ảnh hưởng. Yêu cầu về bản quyền giống với nông sản xuất khẩu Nhật Bản đã bắt đầu nhập khẩu thanh long Việt Nam từ năm 2009, trước đây giấy thủ tục nhập khẩu Thanh Long cũng quá khắt khe. Nhưng hiện tại, thị trường này bất ngờ bổ sung thêm yêu cầu về bản quyền, bảo hộ cây giống. Nhật Bản hiện chỉ công nhận duy nhất một giống thanh long LD1 của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa, sẽ chỉ có loại thanh long này được phép vào Nhật, với điều kiện có chứng nhận bảo hộ giống. Tham khảo:Làm thế nào để xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Tuy nhiên, hiện nay chỉ có đơn vị cung cấp giống cây trồng Hoàng Phát là có bằng bảo hộ giống thanh long này. Còn hàng nghìn ha thanh long LD1 không có đăng ký bảo hộ bản quyền sử dụng giống sẽ trở thành bài toán lớn đối với các hộ nông dân cũng như các bên liên quan. Đáp án phải chờ sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan vào hỗ trợ giải quyết. Thực tế, khái niệm về "bản quyền, hay chứng nhận bảo hộ giống" còn khá xa lạ với nhiều nông dân, doanh nghiệp. Ngay cả ở những vùng nông sản đã được xuất khẩu bấy lâu nay bởi đa số thị trường nhập khẩu, mới chỉ dừng lại ở yêu cầu về mã số vùng trồng, với các yêu cầu về diện tích, sinh vật gây hại và biện pháp quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Tuy nhiên bản quyền giống là đòi hỏi tất yếu mà trước sau gì, các nông sản của Việt Nam cũng phải tuân thủ nếu muốn xuất khẩu. Tham khảo thêm: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản Các doanh nghiệp trong thời gian tới có nhu cầu xuất khẩu thanh long và các loại trái cây, hàng nông sản hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn chi tiết về các thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ đưa ra các phương án tối ưu cho hàng hóa của doanh nghiệp. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Kính gửi: Quý doanh nghiệp Thực hiện chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, nhằm tăng cường hoạt động quảng bá cho Hội chợ CAEXPO 2023 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN và kỳ Hội chợ CAEXPO lần thứ 20, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM – Ban tổ chức Hội chợ Việt Nam) phối hợp với Ban thư ký Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) chủ trì tổ chức Buổi giới thiệu thông tin Hội chợ CAEXPO 2023 tại Việt Nam: - Thời gian (dự kiến): 9h30, thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2023; - Địa điểm: Hội trường tầng 5, trụ sở Cục XTTM, 20 Lý Thường Kiệt, Hà Nội; - Thành phần: đại diện các doanh nghiệp, tổ chức xúc tiến thương mại, hiệp hội ngành hàng và các cơ quan liên quan, một số đơn vị truyền thông báo chí. Rất mong sự hiện diện của Quý doanh nghiệp để buổi giới thiệuđạt kết quả. * Phiếu đăng ký dự họp gửi kèm Chương trình dự kiến Thời gian Nội dung Phát biểu 09:30 Đón khách, phát tài liệu 10:00 Giới thiệu nội dung và thành phần tham dự Cục Xúc tiến thương mại 10:05 Phát biểu của Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng 10:10 Phát biểu của Lãnh đạo Ban Thư ký Hội chợ CAEXPO Bà Vi Triều Huy – Cục trưởng, Tổng thư ký Ban thư ký Hội chợ CAEXPO 10:20 - Giới thiệu thông tin Hội chợ CAEXPO lần thứ 20 và các hoạt động khác để kỷ niệm 20 năm của Hội chợ Ban thư ký Hội chợ CAEXPO 10:40 Hỏi - Đáp 11:00 Kết thúc chương trình Mọi thông tin chi tiết về chương trình, quý vị có thể liên hệ trực tiếp với Cục Xúc tiến thương mại hoặc công ty Lacco để được tư vấn.
Xem thêm
Các chương trình triển lãm thương mại quốc tế đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Gần đây, chúng ta có thể nhắc đến một số Hội chợ triển lãm quốc tế lớn được tổ chức tại Trung Quốc đang rất thu hút như: Canton Fair, Ciff, Furniture, CIIE.., hay sắp tới đây là Hội chợ quốc tế Doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023). Tại sao các chương trình này lại hấp dẫn các doanh nghiệp tham gia trong nhiều năm liền? Tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế có những lợi ích gì cho doanh nghiệp? 5 lợi ích khi tham dự hội chợ triển lãm quốc tế Thứ nhất: Chứng minh chất lượng sản phẩm uy tín Tham gia hội chợ triển lãm thương mại là cơ hội rất lớn để chứng minh được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến với những đối tượng mục tiêu bạn đang hướng đến nhiều hơn. Bởi các chương trình thương mại lớn như thế này đều có các chủ đề cụ thể. Do đó, doanh nghiệp sẽ tiệm cận được đúng khách hàng mục tiêu hơn và biến họ trở thành khách hàng, đối tác của mình trong tương lai. Thứ hai: Đánh giá chiều sâu của thị trường Tham gia các chương trình hội chợ triển lãm, doanh nghiệp sẽ được tiếp xúc, giao lưu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó có thể tìm hiểu sơ lược về hoạt động của đối thủ, từ đó tìm được phương án và chiến lược kinh doanh tốt nhất cho hướng đi của doanh nghiệp trong tương lai. Thứ ba: Cung cấp đối tác uy tín Các chương trình hội chợ triển lãm sẽ cung cấp công khai cho doanh nghiệp đối tác rất tiềm năng trong lĩnh vực bạn đang hoạt động. Đặc biệt, các mặt hàng tham dự chương trình hội chợ thương mại như thế này sẽ gián tiếp khẳng định với các đối tác của bạn là doanh nghiệp của bạn đang hoạt động ổn định và có lợi nhuận từ đó cung cấp cho họ sự tin tưởng để tiếp tục làm việc với doanh nghiệp của bạn. Thứ tư: Thu thập thông tin thị trường Thực tế là bạn sẽ phải nói chuyện và tương tác với rất nhiều người trong cùng ngành hoặc tương tự nhưng ngành kinh doanh của bạn giúp thu thập thông tin thị trường để tìm ra hướng bạn cần thực hiện để phát triển sản phẩm cũng như dịch vụ của mình Thứ 5: Tìm kiếm được những sản phẩm tốt và tiềm năng Tham gia vào các triển lãm thương mại sẽ giúp bạn tìm kiếm được những sản phẩm tốt và tiềm năng, tìm kiếm được những nhà cung cấp sản phẩm tốt đồng thời giới thiệu được sản phẩm dịch vụ của mình. Đánh giá cảnh quan thị trường, cung cấp cho bạn những thông tin mới nhất về thị trường. Tham khảo:Thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc chi tiết Hội chợ thương mại CISMEF 2023 - Cơ hội lớn cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới Cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại muốn phát triển thị trường tiềm năng cho ngay trong tháng 6/2023. Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023), diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại Trung tâm triển lãm Pazhou, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quy mô của chương trình lên đến khoảng 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng tham dự. Chương trình hội chợ dành cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố, các hiệp hội ngành hàng. Doanh nghiệp tham dự sẽ được nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng và tuyên truyền quảng bá mời khách giao dịch. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận những thị trường lớn như Trung quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Thông tin chi tiết để hỗ trợ về chương trình, các bạn có thể liên hệ đến anh Nguyễn Đình Thành SĐT: 0914828229 - Email: thanhnd@vietrade.gov.vn; thanhnd2410@gmail.com Hoặc đơn vị vận chuyển, hỗ trợ thủ tục hải quan: CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO Đ/C : Số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline/: 0906 235599 phụ trách Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166. Email: phong.nguyen@lacco.com.vn
Xem thêm
Kính gửi: Quý Doanh nghiệp Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu, tham gia vào các kênh phân phối mới tại Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn, mất nguồn cung ứng do dịch Covid 19, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023), diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại Trung tâm triển lãm Pazhou, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cụ thể như sau: 1. Quy mô Hội chợ: Khoảng 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng trên diện tích 100.000m2 (trong đó khu gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam có qui mô 4.000m2); 2. Ngành hàng: Các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam như: nông sản, thực phẩm chế biến và đồ uống, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất, quà tặng và thủ công mỹ nghệ... (các mặt hàng xuất xứ của Việt Nam). 3. Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố, các hiệp hội ngành hàng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp). 4. Chi phí tham gia Hội chợ 4.1. Nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí thuê gian hàng và tuyên truyền quảng bá mời khách giao dịch. 4.2. Chi phí doanh nghiệp tự chi trả khi đăng ký tham gia Hội chợ: - 100% chi phí trang trí và dàn dựng gian hàng đặc biệt của doanh nghiệp, Cục XTTM cung cấp miễn phí mặt bằng (đất trống) gian hàng cho các doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ tổ chức tham gia Hội chợ: 3.000.000 đồng/ gian hàng (đã bao gồm VAT). Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (HTXK) thuộc Cục XTTM (đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức) sẽ thu chi phí trên của các doanh nghiệp tham gia Hội chợ và xuất hóa đơn tài chính cho doanh nghiệp. Tài khoản chuyển tiền chi phí dịch vụ tổ chức: + Tên tài khoản: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu; + Số tài khoản: 0011001510883; + Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; + Nội dung chuyển tiền: [Tên doanh nghiệp] chuyển tiền tham dự Hội chợ CISMEF 2022. Lưu ý:Tùy theo từng ngành hàng, mỗi doanh nghiệp tham gia chương trình được hỗ trợ tối đa 04 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 72m2 đất trống. 5. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị); - Đơn đăng ký tham gia (mẫu 1 đính kèm); - Danh sách nhân sự (mẫu 2 đính kèm); - Thông tin giới thiệu doanh nghiệp trên Catalogue (mẫu 3 đính kèm); - Cam kết tham gia chương trình (mẫu 4 đính kèm); - Báo cáo kết quả tham gia Hội chợ (mẫu 5 đính kèm); - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với sản phẩm trưng bày tại Hội chợ (Có thể sử dụng C/O của hàng hóa đó đối với lần xuất khẩu gần nhất); - Đơn đăng ký gian hàng đặc biệt (nếu có – mẫu 6 gửi kèm); Lấy mẫu đăng ký tham gia hội chợ tại đây 6. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được Ban tổ chức đánh giá lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: (1) Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầy đủ theo các mẫu gửi kèm; (2) Năng lực, tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp đối với thị trường Trung Quốc và thế giới; (3) Năng lực chuẩn bị tham gia hội chợ (sản phẩm trưng bày, trang trí gian hàng, nhân sự phù hợp, kinh nghiệm tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tương tự); (4) Các chứng chỉ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của doanh nghiệp; (5) Báo cáo kết quả tham gia các kỳ hội chợ trước của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tính đến sự cân đối giữa các ngành hàng tham gia (số lượng doanh nghiệp mỗi ngành hàng). 7. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình: - Hoàn thành hồ sơ đăng ký tham gia chương trình và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của Ban tổ chức Hội chợ; - Sau khi kết thúc Hội chợ, trong vòng 15 ngày các doanh nghiệp tham dự Hội chợ phải gửi báo cáo kết quả tham dự (theo mẫu)về Cục XTTM. 8. Thời hạn đăng ký tham gia: Trước ngày 15 tháng4 năm 2023.Do số lượng gian hàng có hạn, Cục Xúc tiến thương mại sẽ xem xét hồ sơ đăng ký và thông báo chính thức tới các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia trong thời gian sớm nhất. Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ đăng ký tham gia về: - Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), tầng 5, số 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 024. 39364792 (máy lẻ 121/122); Người liên hệ: anh Nguyễn Đình Thành (DĐ: 0914828229)/ anh Lương Minh Thắng (DĐ: 0966889366); Email: thanhnd@vietrade.gov.vn; thanhnd2410@gmail.com./. Doanh nghiệp cần hỗ trợ về thủ tục và quy định vận chuyển hàng tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023) vui lòng liên hệ đến Mr. Nguyễn Duy Phóng - Mobile : 0904 99 22 53 /0903 41 51 66 , Email :phong.nguyen@lacco.com.vn: Website:http://www.lacco.com.vn để được tư vấn trực tiếp.
Xem thêm
Sau hàng loạt những vi phạm về quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, năm 2023, EU đã ban hành hàng loạt các chính sách mới dành cho thực phẩm Việt Nam. Điều này hình thành những thách thức lớn cho ngành thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU và các nước Bắc Âu. 1. EU Kiểm soát chặt hàng hóa nhập khẩu Ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 Vừa qua, EU đã chính thức ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, Quy định 2023/174 đã sửa đổi quy định nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Theo đó, điểm mới của Quy định 2023/174 là “đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp. Tuy nhiên, theo quy định mới, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU”. Tham khảo:Kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu Chương trình kiểm soát và giám sát của EU đối với một số mặt hàng Việt Nam Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cũng thông tin thêm liên quan đến chương trình kiểm soát và giám sát của EU. Cụ thể, trong năm 2022, cả EU và các nước trong khu vực Cộng đồng kinh tế châu Âu, trong đó có Na Uy đang tăng cường các chương trình kiểm tra. EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 ngày 13 tháng 5 năm 2022 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong giai đoạn 2023-2025 để đảm bảo tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo đó, Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà… Các sản phẩm này ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu sẽ bị hậu kiểm, lấy ngẫu nhiên hàng tại các siêu thị để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan hữu quan sẽ đến kho hàng nhập khẩu để tiếp tục kiểm tra. Bạn nên biết:Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu Trường hợp hàng phát hiện vi phạm sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Vì vậy, Thương vụ đề nghị Bộ làm việc với Tổng cục Hải quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục tái nhập trong thời gian sớm nhất để hoàn thành các nghĩa vụ với doanh nghiệp bạn, không làm mất uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam Thỏa thuận xanh châu Âu gây ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp Việt Nam? Ngoài ra, do ngày càng tăng lo ngại về khủng hoảng khí hậu đã khiến Liên minh châu Âu (EU) thông qua Thỏa thuận xanh châu Âu với tác động vượt ra ngoài lãnh thổ của EU, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Một số những vấn đề cần lưu ý trong các Chiến lược, kế hoạch được đưa ra là: Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030. Các nhà cung cấp và nông dân sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế hiện đại để thay thế biện pháp kiểm soát dịch hại truyền thống. Nông dân cũng có thể phải điều chỉnh các phương thức canh tác của họ để đáp ứng các quy định mới. Đây chính là lý do EU thường xuyên rà soát việc vượt ngưỡng các chất bị cấm. Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030: Nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không ảnh hưởng đến nạn phá rừng. Việc bán hàng hóa được sản xuất trên đất bị phá rừng và suy thoái sẽ bị cấm. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm cà phê, thịt bò, dầu cọ, đậu nành, cacao và các nhà sản xuất gỗ. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn: Kế hoạch này nhằm mục đích biến các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn ở EU, thông qua các quy định về quy trình tuần hoàn, thiết kế sản phẩm bền vững, hạn chế lãng phí, tái sử dụng hoặc tái chế tất cả các loại bao bì vào năm 2030. Trước hết, mặt hàng dệt may và da giày sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Qua đó, bà Thúy cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần nắm bắt các quy định, xu hướng thị trường để điều chỉnh sản xuất và có hướng tiếp cận thị trường mới. Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ nghiên cứu Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Bắc Âu. Trên đây là những thông tin tóm lược Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU trong năm 2023 các doanh nghiệp cần chú ý. Để nhận tư vấn thủ tục, hồ sơ xuất khẩu sang thị trường EU và các nước Bắc Âu hãy liên hệ ngày với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm