Preloader Close

Tìm kiếm

Nếu doanh nghiệp bạn lần đầu tham dự các hội chợ thương mại quốc tế chắc chắn sẽ khá đắn đo về quy trình, thủ tục tham dự hội chợ như thế nào, có phức tạp không,... Thông thường, để tham dự các hội chợ quốc tế, doanh nghiệp chỉ cần chú ý thực hiện theo quy trình 5 bước sau. 5 bước để doanh nghiệp tham gia hội chợ quốc tế Bước 1: Lựa chọn Triển lãm phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp nên tìm hiểu, tham khảo thông tin chương trình Triển lãm trên website của đơn vị tổ chức để nắm rõ được thông tin về: Đối tượng tham gia, quy mô, ngành hàng/ lĩnh vực tham gia,... để xác định thị trường và đối tượng tham gia có phù hợp với ngành thị trường của mình không. Tham khảo thêm:Tham dự Hội chợ triển lãm quốc tế có những lợi ích gì? Bước 2: Gửi yêu cầu đăng ký tham gia Sau khi chốt kế hoạch tham gia hội chợ, doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành đăng ký tham dự. Có 2 hình thức để doanh nghiệp đăng ký tham gia: Đăng ký trực tuyến trên website: Mỗi triển lãm đều có form đăng ký riêng phía cuối mỗi bài viết giới thiệu.. - Liên hệ đến ông Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166 hoặc Công ty Lacco: 0906 23 5599 để được hỗ trợ và tư vấn. - Liên hệ đại diện tổ chức chương trình hội chợ quốc tế (Tại Việt Nam) Lưu ý: Khi đăng ký, doanh nghiệp cần chia sẻ đầy đủ các thông tin cơ bản: Tên doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh chủ chốt và thông tin người liên hệ. Ban tổ chức sẽ căn cứ vào những thông tin này để xác minh và đánh giá doanh nghiệp để duyệt tham dự hội chợ. Bước 3: Lựa chọn gian hàng và ký hợp đồng. Sau khi doanh nghiệp đăng ký tham gia, BTC chương trình sẽ gửi các thông tin chi tiết về chương trình bao gồm: Brochure giới thiệu chi tiết về Triển lãm; Sơ đồ mặt bằng; Form đăng ký chính thức kèm báo giá thuê gian hàng hoặc đất trống, báo giá quảng cáo. Doanh nghiệp tham dự hội chợ sẽ điền đầy đủ các thông tin vào mẫu form theo cầu để Ban tổ chức có căn cứ biên soạn Hợp đồng. Bước 4: Thanh toán và chờ nhận bàn giao gian hàng Thông thường, sau khi hợp đồng được ký kết, doanh nghiệp e phải thanh toán trước tối thiểu 50% giá trị hợp đồng. Cụ thể yêu cầu về mức thanh toán sẽ tùy thuộc vào mỗi chương trình hội chợ. Sau đó, Ban tổ chức sẽ có trách nhiệm giữ vị trí mặt bằng cho doanh nghiệp theo cam đúng vị trí và yêu cầu trên hợp đồng thỏa thuận 2 bên. Do đó, doanh nghiệp đăng ký và hoàn tất hợp động càng sớm thì cơ hội nhận được vị trí gian hàng đẹp càng lớn. Nên khi có thông tin về chương trình hội chợ thương mại, doanh nghiệp nên nhanh chóng tiến hành xác mình thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh sớm nhất. Bước 5: Nhận bàn giao gian hàng. - Đối với gian hàng tiêu chuẩn: Quý khách sẽ nhận gian hàng và thực hiện bày trí, vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian là 1 ngày trước khai mạc - Đối với đất trống (gian hàng đặc biệt): Trước thời điểm khai mạc, quý khách sẽ có khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày để nhận bàn giao mặt bằng và tiền hành dàn dựng. Việc hoàn tất thanh toán cũng cần thực hiện theo đúng cam kết trên hợp đồng trước khi nhận bàn giao. Bên cạnh việc đăng ký tham gia và nhận gian hàng thì các doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, chuẩn bị thủ tục hàng hóa và vận chuyển đến hội chợ theo đúng quy định. => Thông tin chi tiết về các thủ tục - dịch vụ vận chuyển hàng hội chợ, các bạn vui lòng liên hệ công ty Lacco để được hỗ trợ: Hotline/: 0906 235599 phụ trách Mr. Nguyễn Duy Phóng, SĐT: 0903 415 166. Email: phong.nguyen@lacco.com.vn Tìm kiếm cơ hội phát triển từ hội chợ CISMEF 2023 tại Trung Quốc Cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh thương mại muốn phát triển thị trường tiềm năng ngay trong tháng 6/2023. Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023), diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại Trung tâm triển lãm Pazhou, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Quy mô của chương trình lên đến khoảng 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng tham dự. Chương trình hội chợ dành cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố, các hiệp hội ngành hàng. Doanh nghiệp tham dự sẽ được nhà nước hỗ trợ 100% chi phí thuê gian hàng và tuyên truyền quảng bá mời khách giao dịch. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp tiếp cận những thị trường lớn như Trung quốc và nhiều quốc gia trên thế giới. Thông tin chi tiết để hỗ trợ về chương trình, các bạn có thể liên hệ đến anh Nguyễn Đình Thành SĐT: 0914828229 - Email: thanhnd@vietrade.gov.vn thanhnd2410@gmail.com Hoặc đơn vị vận chuyển, hỗ trợ thủ tục hải quan: CÔNG TY CP GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ LACCO Đ/C : Số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hotline: 0906 235599 phụ trách Nguyễn Duy Phóng 0903 415 166. Email: phong.nguyen@lacco.com.vn
Xem thêm
Từ tháng 10/2022 đến nay, các công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc đang chạy đua dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế và những vật liệu liên quan khác. Đứng trước tình trạng này, đối tác nước ngoài vẫn giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc nhưng cũng dè chừng và xem xét động thái mới. Việc Trung quốc tăng cường mua thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế sẽ là cơ hội cũng là nguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Tình trạng doanh nghiệp Trung Quốc chạy đua gom hàng bán dẫn Theo nhiều thông tin tiết lộ, các doanh nghiệp sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc đã bắt đầu triển khai kế hoạch mua nguyên vật liệu dự trữ thiết bị sản xuất chip, linh kiện thay thế ngay sau khi Mỹ mở rộng lệnh cấm. Một người chuyên môi giới và tìm nguồn cung sản phẩm Nhật Bản cho bên Trung Quốc cũng bật mí, những công ty này đang mua linh kiện và thiết bị sản xuất bán dẫn "quá nhiều, trên mức cần thiết". Người này đánh giá quy mô mua bán những tháng gần đây là "bất thường nhưng dễ hiểu" do Mỹ có thể tăng thêm lệnh cấm trong tương lai. Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về số lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất chip mà Trung Quốc đang tích trữ. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc tháng 11 và 12 năm ngoái, việc nhập khẩu thiết bị sản xuất chip của nước này giảm mạnh do lệnh cấm của Mỹ. Riêng tháng 12, Trung Quốc nhập 4.789 thiết bị sản xuất bán dẫn, giảm 35,3% so với cùng kỳ 2021. Tính cả năm 2022, việc nhập loại thiết bị này cũng giảm 15,3%. Bạn nên biết:Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử 2023 Tại sao Trung Quốc thị thu gom nhiều hàng bán dẫn? Theo giới chuyên gia, các công ty Trung Quốc vội vã tích trữ máy móc và vật liệu bán dẫn như vậy có thể thấy lệnh cấm từ Washington gây khó khăn lớn đến việc Bắc Kinh theo đuổi giấc mơ tự chủ công nghệ. Dylan Patel, nhà phân tích của SemiAnalysis, cho rằng doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đẩy mạnh nhập khẩu nguyên vật liệu một phần vì "không có chuỗi cung ứng nội địa". Ông lấy ví dụ Huawei, công ty từng tích trữ nhiều nguyên liệu trước khi bị Mỹ cấm từ 2019, do đó vẫn hoạt động thêm một thời gian trước khi tuột dốc. Một số chuyên gia khác tin ngay cả khi bị Mỹ hạn chế, Trung Quốc vẫn khó bị cắt đứt khỏi chuỗi cung ứng với Nhật Bản và Hà Lan. Theo Nicolas Gaudois, trưởng bộ phận nghiên cứu công nghệ của Ngân hàng Đầu tư UBS cho rằng "nó không thể cho phép Trung Quốc mở rộng quy mô hay thực hiện tham vọng tự chủ bán dẫn, vì hầu hết vẫn liên quan đến công nghệ Mỹ". Có thể thấy, sự kiện Trung Quốc đang chạy nước rút đã thu gom khối lượng lớn nguyên vật liệu bán dẫn này cũng sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu hiện tại. Nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp cũng cần có những phương án dự phòng cho những bước đi bất ngờ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này. Nguồn: vnexpress.net
Xem thêm
Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh để cung cấp hàng cho người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm. Do đó, các đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị Định 15/2018/NĐ-CP. 1. Đối tượng phải giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là ai? Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị Định này”. Trừ các cơ sở sau đây “KHÔNG” thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: - Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; - Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; - Sơ chế nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; - Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; - Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; - Nhà hàng trong khách sạn; - Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; - Kinh doanh thức ăn đường phố. Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống ATTP (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực. Tham khảo:Quy định về kiểm dịch thực vật của Liên minh châu Âu đối với nông sản Việt Nam 2. Cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có Giấy chứng nhận khi hoạt động - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh; - Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền - Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp; - Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành. Bạn nên biết:Hạn ngạch nhập khẩu trứng gia cầm và thuốc lá nguyên liệu từ EEU 3. Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ: – Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm. – Bước 2: Nộp lệ phí. Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép. – Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế. – Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. – Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động. Tham khảo:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? Trên đây là những chia sẻ chi tiết về quy định và quy trình làm Thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2023. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại giấy phép chuyên ngành khác theo yêu cầu của hải quan và thị trường nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ thông tin và dịch vụ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Khi truyền tờ khai, các doanh nghiệp, đơn vị xuất khẩu sẽ rất lo lắng tò mò về tình hình thông quan, nợ thuế,... chính xác của mình và hy vọng hàng hóa nhanh chóng được thông quan và xuất cảng. Nếu các bạn mong muốn có thể chủ động kiểm tra tình hình thông quan và thuế của lô hàng, hãy thực hiện theo chỉ dẫn tra cứu tờ khai thông quan/nợ thuế/ ngày giờ thông quan dưới đây: Kiểm tra, tra cứu thời gian khai thông quan tờ khai https://www.customs.gov.vn/SitePages/ContainerBarcodeReceiver.aspx Bạn hãy điền đầy đủ thông tin về: số tờ khai, mã số thuế, mã chi cục và ngày tờ khai (Bạn hãy đánh các đuôi số tờ khai tăng dần để thử nhé) Tra cứu ngày giờ thông quan https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuThongTinToKhaiHQ.aspx Điền thông tin tờ khai, số chứng minh thư (CCCD) của giám đốc, mã số thuế Trong trường hợp không có số chứng minh thư giám đốc, tra cứu như bên dưới : http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp Điền mã số thuế là ra số CMTND giám đốc Tra cứu đóng thuế cho tờ khai. https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNopThue.aspx điền thông tin số tờ khai và mã số thuế vào form mẫu Tra cứu nợ thuế của doanh nghiệp. https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx Bạn hãy điền thông tin mã số thuế và CMTND của giám đốc để tra cứu thông tin về tình hình nợ thuế của doanh nghiệp Nợ thuế quá hạn 90 báo màu đỏ và không khai được Hải quan. Cách tra cứu thông tin rất đơn giản, thực hiện nhanh chóng. Nếu các bạn cần hỗ trợ thêm các thông tin về tờ khai hải quan,... các bạn hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn trực tiếp. Đến với công ty Lacco, các bạn sẽ được làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín với 15 năm hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng. Lacco sẽ phục vụ quý khách trọn gói các dịch vụ: Khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, thuê container, vận chuyển hàng hóa,.... theo yêu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Dệt may đang là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Vì hàng dệt may khá nhạy cảm với độ ẩm nên trong quá trình vận chuyển, cần chú ý đến các vấn đề về phương tiện, container (thùng chứa)... Do đó, để vận chuyển hàng dệt may, đòi hỏi phải được thực hiện bởi những đơn vị vận chuyển giàu kinh nghiệm, uy tín để tiết kiệm chi phí cũng những đảm bảo hàng hóa vận chuyển an toàn đến người nhận. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý quan trọng khi vận chuyển xuất nhập khẩu hàng dệt may. 1. Cách vận chuyển hàng dệt may Đối với cách thức vận chuyển hàng dệt may, doanh nghiệp có thể đi theo đường hàng không, đường biển, đường sắt và vận chuyển đường bộ. Đối với các chuyến hàng vận chuyển nội địa, phương án vận chuyển đường bộ từ nhà máy sản xuất (nhà phân phối) đến bên nhận hoặc nhà bán lẻ. Phương thức vận chuyển sẽ tùy thuộc vào khối lượng và khu vực cần vận chuyển. Đối với hàng dệt may vận chuyển nội địa, doanh nghiệp có thể áp dụng phương thức vận chuyển đường hàng không, đường biển, đường sắt và vận chuyển đường bộ tùy theo quãng đường, khối lượng và thời gian cần chuyển hàng. Đối với mặt hàng dệt máy xuất nhập khẩu, chủ yếu sẽ vận chuyển với khối lượng lớn sẽ được vận chuyển bằng đường biển và kết hợp vận chuyển bằng xe tải để di chuyển hàng từ kho hàng đến cảng và chuyển hàng từ cảng đến tay người nhận. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tham khảo thêm về 2 hình thức vận chuyển hàng theo đường biển: FCL/LCL (gửi nguyên, giao lẻ): được sử dụng khi 1 chủ hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại nơi đến. Tham khảo:Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco LCL/FCL (gửi lẻ, giao nguyên): được sử dụng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho một người nhận tại nơi đến. Bạn nên biết:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Tùy vào số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình vận chuyển phù hợp để tối ưu về chi phí và thời gian. 2. Phương thức vận chuyển đối với hàng may mặc xuất nhập khẩu - Phương pháp gói phẳng (Flatpack): Đây là phương pháp vận chuyển đóng gói truyền thống, trong đó nhà cung cấp sẽ gấp hàng may mặc và đóng gói vào hộp. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bởi nó phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng và tối ưu được chi phí và khối lượng vận chuyển hàng lớn. Phương pháp vận chuyển này có nhược điểm là quần áo sẽ dễ bị nhàu nát, nhăn. Nên cần phải làm lại (ủi/là hoặc hấp) trước khi các nhà bán lẻ có thể trưng bày để bán. Điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí và thời gian của chuỗi cung ứng.​ - Hàng may mặc trên móc áo Garment On Hanger (GOH): Với những loại hàng hóa dệt may thuộc phân khúc hàng cao cấp thì nên sử dụng phương thức vận chuyển hàng may mặc trên móc áo Garment On Hanger (GOH). Sự khác biệt của hình thức này là đảm bảo tình trạng quần áo ổn định hơn, giảm nếp nhăn và giảm thiểu thời gian thiết lập và xử lý lại tại cửa hàng. Điều này có tác dụng giảm chi phí, bởi vì trong một số trường hợp, tất cả các nhà cung cấp có thể hoàn thành tất cả các khâu chuẩn bị hàng may mặc ngay tại nơi sản xuất. Thông thường, những mặt hàng như quần áo ngủ, đồ bằng chất liệu phải phông, ít nhăn sẽ được đóng gói vận chuyển dạng Flatpack. Thời trang nữ và đồ nam công sở có giá trị cao hơn sẽ được lựa chọn hình thức vận chuyển bằng móc treo và chuyển trực tiếp trong cửa hàng. 3. Những thủ tục cần chuẩn bị khi vận chuyển hàng dệt may hiệu quả Để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí,.. và thực hiện quá trình vận chuyển, làm thủ tục nhanh chóng, hiệu của thì cần chú ý: Giấy tờ, thủ tục theo yêu cầu của hải quan cho đơn vị vận chuyển/giao nhận hàng hóa, thông thường sẽ bao gồm hóa đơn VAT, hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, giấy chứng nhận hàng hóa theo yêu cầu (nếu xuất nhập khẩu), ... Nếu bạn cho nắm được chi tiết hồ sơ, thủ tục cần xuất trình, hãy liên hệ với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên vận hành và khai báo hải quan chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. Bên cạnh đó, Quần áo là hàng rất dễ rất dễ bị ướt, nên quá trình đóng gói và chất liệu đóng gói phải được chuẩn bị, thực hiện cẩn thận. Làm việc rõ ràng, cẩn thận với người vận chuyển để đảm bảo khi xếp hàng lên container không bị rò rỉ nước. Đồng thời, hàng hóa dệt may phải được kiểm tra quy cách, số lượng và chất lượng trước khi giao hàng. Kiểm tra đơn hàng, tránh trường hợp thiếu hàng và phát sinh chi phí trung chuyển đường dài. Hàng giá trị cao nên mua bảo hiểm vận chuyển. Việc lựa chọn đơn vị vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan cũng là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo việc thông quan và vận chuyển đến người nhận được an toàn, thuận lợi, tránh những rủi ro không đáng có. Để nhận thông tin hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết về vận chuyển hàng dệt may. Đến với công ty Lacco, các bạn sẽ được làm việc với đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín với 15 năm hoạt động cung cấp dịch vụ, phục vụ khách hàng. Lacco sẽ phục vụ quý khách trọn gói các dịch vụ: Khai báo hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, thuê container, vận chuyển hàng hóa,.... theo yêu cầu của khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Sáng ngày 21/2, tại buổi họp giới thiệu thông tin về Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO 2023) lần thứ 20, do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương). Ông Lương Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại nhận định, hội chợ CAEXPO là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch, giúp tăng cường liên kết các nước trong khu vực và khai thác tối đa lợi ích do khu vực tự do mậu dịch Asean-Trung Quốc mang lại. Đồng thời, cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu hàng Việt Nam sang Trung Quốc và các nước ASEAN. Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 20 (CAEXPO 2023) CAEXPO 2023 sẽ chính thức được tổ chức tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, từ ngày 16/9 đến 19/9/2023. Chương trình chính thức trở lại sau 3 năm tạm hoãn theo hình thức tập trung trực tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của Chính phủ Trung Quốc và các nước ASEAN. Theo Ban Tổ chức, CAEXPO 2023 có quy mô 122.000m2 (bao gồm 2.800 gian hàng trong nhà và 10.000m2 ngoài trời) gồm 6 khu vực chính: Khu vực triển lãm sản phẩm của các nước ASEAN và Trung Quốc; Khu vực triển lãm thành phố tiêu biểu của các nước ASEAN và Trung Quốc; Khu vực triển lãm Hợp tác đầu tư; Khu vực triển lãm Hợp tác nông nghiệp; Khu vực triển lãm công nghệ mới; Khu vực triển lãm Dịch vụ thương mại. Bên cạnh hoạt động trưng bày hàng hóa, giới thiệu sản phẩm thì hội chợ năm nay còn tổ chức hơn 100 sự kiện xúc tiến đầu tư thương mại, hội nghị hội thảo của 10 nước thành viên ASEAN và các nước khác. Tham khảo:Chính thức khôi phục hoạt động xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái Cơ hội trao tay xuất khẩu sang Trung Quốc và ASEAN từ CAEXPO 2023 Theo ông Lương Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho hay, “Hội chợ năm nay được tổ chức trực tiếp trở lại sẽ là điểm hội tụ lớn của các doanh nghiệp lớn ASEAN, Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp quốc tế khác. Hội chợ cũng sẽ mang đến niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc phục hồi và phát triển hợp tác thương mại, đầu tư với nhiều nội dung phong phú, thiết thực hơn". ông Li Zhenmin, Tham tán Kinh tế và Thương mại (Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam) cũng nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia CAEXPO cùng nhau thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước phát triển sâu sắc và thiết thực hơn, không ngừng làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Bên cạnh Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO 2023) lần thứ 20 thì Từ ngày 27 đến 30/06/2023, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức cho đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế CISMEF lần thứ 18 tại Quảng Đông, Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp SME Việt Nam nắm bắt cơ hội để tiếp cận thị trường và tìm hiểu về văn hóa kinh doanh tại khu vực Quảng Châu, Trung Quốc. Để tìm hiểu chi tiết hơn các hội chợ thương mại quốc tế nói chung và hội chợ CAEXPO 2023, CISMEF 2023 nói riêng, các bạn có thể liên hệ đến công ty Lacco - Đơn vị đại diện chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan tham gia hội chợ thương mại được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) chỉ định thực hiện. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm