Preloader Close

Tìm kiếm

Chiếu xạ là một trong những phương pháp kiểm dịch nhanh, hiệu quả và ít tổn hại đến các tính chất của nông sản. Đa số các thị trường khó tính yêu cầu trái cây phải được chiếu xạ trước khi nhập khẩu để đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản hàng hóa an toàn, đảm bảo yêu cầu chất lượng của các thị trường nhập khẩu. Các tổ chức hành nghề xử lý chiếu xạ uy tín tại Việt Nam TT Tên tổ chức Địa chỉ Vật thể xử lý 1 Côngty CP Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn E4/52 Kp5, P. Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, Tp.HCM ; Tel: 7540164 - Fax: (84-8) 7541040 Xử lý thanh long quả tươi xuất khẩu đi Mỹ, Chile 2 Côngty Chiếu xạ An Phú Bình Dương 119A/2, Tổ 4, Khu phố 1B, Phường An Phú, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương; Điện thoại: +84 (0650) 371. 2292 - Fax: +84 (0650) 371. 2293 Xử lý thanh long quả tươi xuất khẩu đi Mỹ, Chile 3 Trung tâm chiếu xạ Hà Nội K12 Quốc lộ 32 – Bắc Từ Liêm – Hà Nội Xử lý vải, xoài xuất khẩu đi Úc Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Rà soát Tháng 6/2020) Công nghệ chiếu xạ, bảo quản trái cây tươi Xử lý kiểm dịch thực vật là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm một số loài côn trùng gây hại, đặc biệt với các sản phẩm rau quả tươi. Ở các nước phát triển, việc kiểm soát chất lượng và kiểm dịch thực vật càng được đánh giá cao. Phương pháp chiếu xạ trái cây tươi là sử dụng kỹ thuật để tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật, côn trùng như ruồi đục quả,... gây hại và làm chậm quá trình chín và nảy mầm; kéo dài thời gian bảo quản cho trái cây. Bạn nên biết: Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? Trái cây có thể được chiếu xạ bằng các tia X, tia gamma hay chùm tia điện tử. Tuy nhiên, nếu chiếu bằng tia X thì hiệu quả thấp và giá thành cao nên phần lớn các đơn vị sử dụng tia gamma và chùm tia điện tử. Tia gamma có khả năng đâm xuyên khá cao, thích hợp để chiếu xạ trái cây trong nhiều vật thể khác nhau. Nguồn vật liệu hạt nhân chủ yếu được sử dụng để phát ra tia gamma là Cobalt-60 hay Cesium-137, ngoài ra cũng có nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng. Có thể nhiều người nghe thấy từ “chiếu xạ” sẽ cảm thấy lo lắng thực phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi tia phóng xạ. Tuy nhiên, khi thực hiện công nghệ chiếu xạ thực phẩm, vật được chiếu xạ không tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ mà chỉ bị chiếu bởi tia gamma được phát ra từ nguồn phóng xạ, nên không thể trở thành “vật phóng xạ”. Chất lượng và mức độ đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng từ các loại thực phẩm sau khi chiếu xạ đều đã được các tổ chức uy tín như: WHO, FAO, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) nghiên cứu và công nhận. Xem thêm:Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu Các nhà máy sử dụng công nghệ chiếu xạ vận hành theo đúng quy trình an toàn sẽ không gây hại gì đến môi trường xung quanh cũng như không gây ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe của công nhân làm việc. Kỹ thuật chiếu xạ được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện, không phụ thuộc vào hình dáng bao gói. Doanh nghiệp cần tư vấn chi tiết về quy trình xuất khẩu trái cây, hồ sơ, giấy phép chuyên ngành và vận chuyển trái cây, hàng nông sản đi các thị trường quốc tế, hãy liên hệ công ty Lacco để được tư vấn hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trấu được xem là chất thải nông nghiệp rất phổ biến tại Việt Nam. Hiện nay loại chất thải này đang được nhiều doanh nghiệp đã tận dụng loại chất thải này để chế biến thành chất đốt xuất khẩu đến nhiều quốc gia trên thế giới. Đối với sản phẩm từ trấu xuất khẩu sang Hàn Quốc, yêu cầu doanh nghiệp tổ chức chuyên môn được chỉ định tổ chức hành nghề xử lý nhiệt theo đúng yêu cầu Tổ chức hành nghề xử lý nhiệt đối với sản phẩm từ trấu xuất khẩu sang Hàn Quốc Các sản phẩm từ trấu muốn được xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc phải được xử lý nhiệt thông qua đơn vị Vietnamcontrol JSC. Thông tin cụ thể: Mã số Tên đơn vị Liên hệ Yêu cầu xử lý Tình trạng (PPD) Tình trạng (QIA) RHP001/HT-BVTV Vietnamcontrol JSC 2/3A Nguyen Thi Minh Khai Distric 1, Ho Chi Minh city Tel: +84.8.39117095 Fax: + 84.8.39117096 Email:tech@vietnamcontrol.com.vn info@vietnamcontrol.com.vn Xử lý nhiệt nóng 1500c trong 10 phút Được chấp nhận Được chấp nhận Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Rà soát Tháng 6/2020) Thị trường xuất khẩu rộng lớn của các sản phẩm từ trấu Theo dữ liệu của tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO), mỗi năm, Việt nam thu hoạch được khoảng 43-44 triệu tấn lúa, trong đó có 20-25% trọng lượng là vỏ trấu. Như vậy, có khoảng 10-11 triệu tấn trấu thường bị xem là thứ đổ bỏ. Bên cạnh đó, hơn 40 triệu tấn rơm và rạ cũng được xếp vào danh sách nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất viên trấu. Theo ước tính của FAO, có khoảng 15%, 40-50% trấu được sử dụng làm chất đốt trong gia đình và các lò nung gạch, 10% được dùng cho các nhà máy và chế tạo củi trấu thanh dài, và phần còn lại được xem là rác thải. Trong khi đó trấu là nguyên liệu chủ yếu để sử dụng làm viên nén làm chất đốt. Mà Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường rất tiềm năng của loại sản phẩm này. Cả hai nước này đang chuyển đổi từ điện than sang điện sạch, gồm cả điện sinh khối. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang có động thái chuyển một phần nguồn điện và hệ thống sưởi chạy bằng than đá sang viên nén. Như vậy, nhu cầu viên nén tại ba nước này sẽ tiếp tục gia tăng. Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến giá nhiên liệu tăng vọt, Châu Âu thiếu hụt nhiên liệu. Các nước EU đang gia tăng nhập khẩu viên nén để người dân đốt lò sửa trong mùa động. Ngành xuất khẩu viên nén gỗ sẽ tiếp tục có lợi thế từ cán cân cung cầu bị lệch như vậy. Xem thêm:Viên nén gỗ Việt Nam cứu đói cho EU thoát khỏi cơn đói khí đốt? Để tìm hiểu thêm về tiềm năng thị trường và quy trình xuất khẩu viên nén, các sản phẩm từ trấu đến Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường EU, các bạn hãy liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được tư vấn hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Gạo đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt nam sang thị trường Trung Quốc. Để đảm bảo chất lượng và an toàn của gạo, Trung Quốc yêu cầu các sản phẩm gạo nhập khẩu của Việt Nam phải thông qua 9 công ty khử trùng gạo xuất khẩu. 9 Công ty khử trùng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc Hiện nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận sản phẩm Gạo xuất khẩu của Việt Nam khi có xác nhận khử trùng của 9 doanh nghiệp: STT Tên Đơn vị Địa chỉ Điện thoại 1 Công Ty cổ phần trừ mối - khử trùng (TCFC) 31B Hải Triều, phường Bến Nghé, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh 0838214171 0839140893 2 Công ty Cổ phần khử trùng Nam Việt Lô C19A đường số 9, KCN Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh 0835127347 3 Công ty Giám định Vinacontrol thành phố Hồ Chí Minh 80 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 0439433840 4 Công ty Cổ phần giám định Cà phê và hàng hóa Xuất nhập khẩu (Cafecontrol) 228A Pasteur, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 0838207552/53 -3820 6214 5 Công ty TNHH COTECNA Việt Nam V2, Tầng 3, Chung cư Khánh Hội 2, 360A Bến Vân Đồn, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh 0838 243 993 6 Công ty SGS Việt Nam TNHH 119-121 Đường Võ Văn Tần, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 08 3935 1920 7 Công ty TNHH Intertex Việt Nam Lầu 1, Tòa nhà E.Town 364 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh 0862971099 8 Công ty Cổ phần giám định Đại Việt 115 Võ Văn Tần, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh 0839303304 0839303305 0839303488 9 Công ty Khử trùng và phát triển nông nghiệp Việt Trung Lô 300 tỉnh lộ 834 xã Bình Thanh, huyện Thủ Thừa, Long an 0916437843 0723613303 Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Rà soát Tháng 6/2020) Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc Để đảm bảo quá trình xuất khẩu gạo và các loại hàng hóa khác sang thị trường Trung Quốc, các cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu phải lưu ý một số vấn đề quan trọng để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng trách nhiệm giữa 2 bên: - Có nhân lực am hiểu về ngôn ngữ và thị trường Trung Quốc để thuận tiện cho việc kết nối với đối tác và các doanh nghiệp Trung Quốc. - Có cái nhìn khách quan và cẩn thận để xác định năng lực thực tế của đối tác nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro ngoài mong muốn. - Cần tìm hiểu và đánh giá tổng quan về thị trường Trung Quốc về phân tích ưu nhược điểm, sự khác biệt vùng miền từ đó có những chiến lược kinh doanh phù hợp tại thị trường tỷ dân này. - Đồng thời, để việc hợp tác xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc, danh nghiệp cũng cần tìm hiểu chi tiết những chính sách thị trường để có kế hoạch xúc tiến hàng hóa phù hợp. Đặc biệt là các mặt hàng nông lâm thủy sản đang thuộc dòng hàng bị kiểm soát về kiểm dịch rất nghiêm khắc. - Để đảm bảo hoạt động giao dịch kinh doanh tại thị trường Trung Quốc được thuận lợi, doanh nghiệp nên thông qua hệ thống các Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam, các Thương vụ hoặc Chi nhánh Thương vụ để tìm kiếm các đối tác kinh doanh phù hợp, có uy tín tại Trung Quốc. Các hoạt động giao dịch cũng phải đảm bảo dựa trên hợp đồng hợp đồng thương mại quốc tế chi tiết, rõ ràng. - Thường xuyên tham gia các triển lãm quốc tế, hoạt động xúc tiến thương mại do các hiệp hội, tổ chức tiến hành. Tham khảo:Mời tham dự Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023) Ngoài ra, để chiếm được thị trường và xây dựng được niềm tin nơi khách hàng, doanh nghiệp cần phải quan tâm xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, thấu hiểu nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương ở Trung Quốc. Để hỗ trợ thông tin chi tiết về xuất nhập khẩu hàng hóa, tham gia các dự án hội chợ triển lãm quốc tế Trung Quốc và các thông tin về thủ tục, hồ sơ, vận chuyển xuất nhập khẩu Trung Quốc, hãy liên hệ đến công ty Lacco - Đơn vị chuyên phụ trách các hoạt động làm thủ tục tạm nhập tái xuất và vận chuyển hàng tham gia các hội chợ triển lãm do cục xúc tiến thương mại và cục kinh tế tổ chức. Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ và sự tận tâm, chu đáo và phong cách làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nho và được tiêu thụ rất mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam, doanh nghiệp phải chuẩn bị rất nhiều loại giấy phép chuyên ngành như: chứng từ nhập khẩu rượu vang hợp pháp, dán tem rượu vang nhập khẩu, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu, đăng ký bản công bố hợp quy… theo quy định. Cụ thể về các quy định, quy trình và thủ tục nhập khẩu rượu vàng về Việt Nam 2023 như sau: 1. Quy định, chính sách nhập khẩu rượu vang Rượu vang vẫn nằm trong danh sách hàng hóa được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, trong rượu có chứa thành phần cồn nên đơn vị nhập khẩu phải chú ý các tiêu chuẩn nhất định khi nhập khẩu. Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm và công văn số 1182/QĐ-BCT của Bộ Công Thương thì rượu vang thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý các quy định về thủ tục nhập khẩu rượu vang theo nội dung các văn bản pháp luật sau: + Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn đầy đủ hồ sơ pháp lý theo Nghị định 94/2012/NĐ-CP về nghiên cứu và sản xuất kinh doanh rượu. + Nội dung nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. 2. Mã HS và thuế nhập khẩu rượu vang HS code rượu vang Theo bảng mã thuế nhập khẩu, rượu vang hiện đang được áp mã HS code như sau: 2204: Mã HS code của rượu vang được làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ, hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09. 22042911: Mã HS code của rượu vang có nồng độ cồn tính theo thể tích không vượt quá ngưỡng 15%. Các loại thuế nhập khẩu rượu vang Doanh nghiệp khi nhập khẩu rượu vang về Việt Nam sẽ phải nộp 5 loại thuế như sau: - Thuế giá trị gia tăng (VAT) - Thuế nhập khẩu thông thường - Thuế nhập khẩu ưu đãi - Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể mức thuế nhập khẩu rượu vang tương ứng với các mức thuế như sau: HS code Mô tả hàng hóa Thuế GTGT (VAT) % Thuế nhập khẩu thông thường % Thuế nhập khẩu ưu đãi % 2204 – Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09. 22041000 – Rượu vang nổ (1) 10 75 50 Rượu vang khác; hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men: 220421 – Loại trong đồ đựng không quá 2 lít: Rượu vang: 22042111 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042113 – Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích 10 75 50 22042114 – Có nồng độ cồn trên 23% tính theo thể tích 10 75 50 Hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men: 22042121 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042122 – Có nồng độ cồn trên 15% tính theo thể tích 10 75 50 220422 – Loại trong đồ đựng trên 2 lít nhưng không vượt quá 10 lít: Rượu vang: 22042211 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042212 – Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích 10 75 50 22042213 – Có nồng độ cồn trên 23% tính theo thể tích 10 75 50 22042221 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 Hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men: 22042221 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042222 – Có nồng độ cồn trên 15% tính theo thể tích 10 75 50 220429 – Loại khác: Rượu vang: 22042911 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042913 – Có nồng độ cồn trên 15% nhưng không quá 23% tính theo thể tích 10 75 50 22042914 – Có nồng độ cồn trên 23% tính theo thể tíc 10 75 50 Hèm nho đã pha cồn để ngăn ngừa hoặc cản sự lên men: 22042921 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22042922 – Có nồng độ cồn trên 15% tính theo thể tích 10 75 50 220430 – Hèm nho khác: 22043010 – Có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích 10 75 50 22043020 – Có nồng độ cồn trên 15% tính theo thể tích 10 75 50 Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu vang nhập khẩu đang áp dụng theo biểu thuế ban hành tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2016. Cụ thể như sau: STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%) 2 Rượu a)Rượutừ 20 độ trở lên Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65 b)Rượudưới 20 độ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 30 Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35 Đối với mã HS code và thuế nhập khẩu mã HS 22042111 – rượu vang – có nồng độ cồn không quá 15% tính theo thể tích. Thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ đến địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn. 3. Quy trình làm thủ tục xin phép công bố tiêu chuẩn cho rượu vang Để nhập khẩu rượu vang về Việt Nam, doanh nghiệp bắt buộc phải xin giấy phép công bố tiêu chuẩn chất lượng. Để xin giấy phép, doanh nghiệp phải xuất trình được đầy đủ các hồ sơ gồm: + Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. + HACCP hoặc ISO 22000 nếu có. + Kiểm nghiệm được nhà sản xuất cấp. Trường hợp, đơn vị sản xuất không cung cấp được kiểm kiệm hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định của pháp luật. Theo đó, mặt hàng rượu vang nhập khẩu phải đạt được các chỉ tiêu kiểm nghiệm: Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Các chỉ tiêu về vi sinh vật: Hàm lượng kim loại nặng: Hàm lượng chất không mong muốn: Doanh nghiệp cần truy cập website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn/HomePage.do để tiến hành nộp hồ sơ công bố chất lượng cho lô hàng. 4. Thủ tục xin giấy phép phân phối rượu của Bộ Công Thương Để xin giấy phép nhập khẩu và phân phối rượu vang tại Việt Nam do Bộ công thương cấp, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị được những hồ sơ sau: + Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. + Bảng kê thiết bị của kho hàng. + Hồ sơ pháp lí của 3 cơ sở là đại lý phân phối. + Hợp đồng thuê kho. + Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường. + Giấy xác nhận đã đáp ứng đủ tiêu chí phòng cháy chữa cháy. + Giấy xác nhận số dư trong tài khoản công ty, mức tối thiểu là 1 tỷ Đồng. + Đơn xin cấp phép. Doanh nghiệp cần hỗ trợ xin giấy phép chuyên ngành, có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 hoặc Fanpage: https://www.facebook.com/lacco.com.vn/ để được bộ phận chứng từ Lacco hỗ trợ chi tiết. 5. Thủ tục hải quan khi nhập khẩu rượu vang Thông tư 38/2015/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số loại hồ sơ, chứng từ để thực hiện thông quan rượu gồm: - Tờ khai hải quan - Tờ khai phân luồng. - Giấy phép nhập khẩu - Chứng thư đạt yêu cầu về thực phẩm nhập khẩu (bản chính hoặc ký điện tử) - Bản sao Bộ vận tải đơn (Bill of Lading) - Bản sao Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) - Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing List), Catalog loại rượu nhập khẩu - Bản sao Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin) để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. - COA (Certificate of Analysis): giấy chứng nhận phân tích (thành phần, hàm lượng…) do nhà sản xuất cung cấp ( bản sao y) - Bản công bố sản phẩm Ngoài ra, rượu vang nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định. Và chỉ được phép nhập khẩu chính ngạch thông qua các cửa khẩu quốc tế. 6. Thủ tục thông quan nhập khẩu rượu vang Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu rượu vang, doanh nghiệp cần tiến hành theo quy trình sau: + Dán tem cho lô hàng sau khi thông quan: Doanh nghiệp cần hết sức chú ý vấn đề này. Phải tiến hành dán tem trên từng sản phẩm. Tiêu chuẩn về tem sẽ được Tổng Cục Hải Quan cấp và phát hành, được làm bằng chất liệu đặc biệt. + Doanh nghiệp chỉ được phép nhập khẩu lô hàng rượu vang thông qua các cửa khẩu quốc tế. + Về nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu. Rượu vang là mặt hàng thuộc phân nhóm 22.04 hoặc 22.05 (dựa vào biểu thuế hiện hành). Mức thuế suất áp dụng là 50%. + Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu vang còn tuỳ thuộc vào nồng độ của từng loại rượu. Sau khi hoàn tất thủ tục và hàng được thông quan, doanh nghiệp có thể đưa hàng về kho để bảo bảo, phân phối ra thị trường. Lưu ý, giấy phép có thời hạn là 5 năm, dó đó doanh nghiệp cần chú ý đến lịch kiểm tra định kỳ đối với các lô hàng của mình. Để hỗ trợ xin giấy phép chuyên ngành, xử lý hồ sơ hải quan và vận chuyển rượu vang nhập khẩu về Việt Nam, các bạn có thể liên hệ đến công ty Lacco hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics chính ngạch uy tín để được hỗ trợ chuyên nghiệp, nhanh chóng. Thông tin chi tiết cần hỗ trợ, hãy liên hệ nhanh theo địa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn Để được chuyên nghiệp logistics chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm
Xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đơn thuần, chỉ diễn ra tại lãnh thổ Việt Nam. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm có 3 loại: Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa;... theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP; Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài. 1. Trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu tại chỗ Căn cứ theo Công văn 4138/TCHQ-TXNK; khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016; khoản 1 Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; khoản 58 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và quy định của tổng cục Hải quan thì những trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu tại chỗ bao gồm những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, sau đó xuất trả, bán sản phẩm được gia công, sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam (xuất khẩu sản phẩm theo loại hình xuất khẩu tại chỗ) được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công sản xuất hàng hóa đã xuất khẩu tại chỗ. Tham khảo:Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất Trường hợp doanh nghiệp đã được miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu nhưng sau đó xuất khẩu sản phẩm theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế, tính tiền chậm nộp và xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế thực hiện theo quy định tại Chương II Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. 2. Thủ tục đối với hàng hóa miễn thuế xuất nhập khẩu tại chỗ Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ đã được quy định chi tiết tại tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP. Cụ thể, các bạn theo dõi chi tiết tại:Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ * Hồ sơ hải quan Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. * Thủ tục hải quan Trách nhiệm của người xuất khẩu: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC. - Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định. - Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan. Tham khảo:Quy trình thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ Trách nhiệm của người nhập khẩu: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy. - Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định. - Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan. - Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ. Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau. Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa (không kiểm tra thực tế hàng hóa). Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa (như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…), chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra. Doanh nghiệp cần hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ xuất nhập khẩu tại chỗ: hoàn thuế, báo cáo quyết toán,... và các dịch vụ hải quan, xin các loại giấy phép xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ xử lý nhanh, đúng theo quy định pháp luật hiện hành. Thông tin chi tiết liên hệ trực tiếp về địa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Cảng Qingdao (Thanh Đảo) Trung Quốc được đánh giá là trung tâm thương mại quốc tế và vận tải biển của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, lưu lượng hàng hóa Việt nam vận chuyển đến và đi Cảng Qingdao cũng ngày càng gia tăng. Cảng Thanh Đảo có điểm gì đặc biệt và dịch vụ vận chuyển đường biển Qingdao - Việt Nam như thế nào? 1. Cảng Qingdao (Thanh Đảo) Trung Quốc Cảng Qingdao (Thanh Đảo) được xây dựng và hoàn thành năm 1892, nằm trên vùng biển Hoàng Hải trong vùng lân cận của Thanh Đảo, Sơn Đông, giáp biên giới trên biển với Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên. Qingdao sở hữu vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi và trở thành trung tâm thương mại và vận tải biển quan trọng. Cảng biển này phục vụ cho hoạt động giao thương nội địa rộng lớn của Trung Quốc bao gồm các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Tân Cương và Tứ Xuyên. Hiện đang kết nối với hơn 450 cảng biển thuộc hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cảng có lợi thế về những khoảng nước sâu và rộng, hoàn toàn không bị đóng băng trong mùa đông và không có bùn dưới đáy. Hiện nay, cảng có 70 bến sản xuất, trong đó có 24 bến là bến nước biển sâu cho tàu trên 10.000 DWT. Qiandao gồm có ba khu vực chính: cảng Thanh Đảo cũ, cảng dầu Huangdao và cảng mới Qiandao. Đây là nơi chuyên cung cấp các dịch vụ bốc xếp, lưu trữ và hậu cần cho các container, xử lý các mặt hàng quặng sắt, dầu thô, ngũ cốc… và bao gồm cả dịch vụ dành cho hành khách. Với công suất vô cùng lớn, cảng có khả năng xử lý hàng triệu tấn tất cả các loại hàng hóa có số lượng lớn và kích thước lớn. Năm 2012, cảng tiếp nhận hơn 400 triệu tấn hàng hóa, tăng vượt bậc so với những năm trước, giúp cảng đạt được vị trí thứ tám trên thế giới về lưu lượng hàng hóa xử lý thông qua. Tham khảo thêm:TOP 5 cảng biển lớn của Trung Quốc [Thời gian, giá cước vận chuyển] 2. Vận chuyển hàng hóa tại cảng Qiandao Hãng tàu vận chuyển từ cảng Qingdao về Việt Nam Với lưu lượng hàng hóa vận chuyển về Việt Nam và ngược lại tại cảng Thanh Đảo nên hầu hết các hãng tàu quốc tế lớn đều thực hiện vận chuyển hàng hóa tại cảng này: Maersk Line, MSC line, Cosco, CMA CGM, HAPAG-LLOYD, ONE, Evergreen, Wanhai, Zim, YANGMING... Để book tàu xuất nhập khẩu hàng tại Qingdao, các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco theo hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ. Thời gian vận chuyển từ cảng Qingdao về Việt Nam Hiện này, Lacco đã cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng FCL và LCL (hàng lẻ ghép container và hàng nguyên container). Thời gian vận chuyển hàng từ cảng Qingdao về Việt Nam và ngược lại sẽ căn cứ vào transit time từ Qingdao – Hải Phòng, Qingdao – Hồ Chí Minh, dao động trong khoảng từ 7-9 ngày (giai đoạn mùa cao điểm) tùy từng lines tàu. Lịch trình tàu chạy cũng phụ thuộc vào lượng hàng thời điểm, thời tiết,... nên để chắc chắn về thời gian và lịch trình tàu chạy Qingdao – Hải Phòng, Qingdao – Hồ Chí Minh các bạn hãy liên hệ cho công ty Lacco hoặc các công ty dịch vụ vận chuyển quốc tế uy tín để được tư vấn hỗ trợ cụ thể. Giá cước vận chuyển từ cảng Qingdao Tương tự như các cảng biển Trung Quốc khác như: Ningbo, Guangzhou, Shanghai, Tianjin… giá cược vận chuyển cụ thể sẽ được tổng hợp từ khối lượng - kích thước hàng, loại hàng vận chuyển, hình thức vận chuyển, thời điểm giá cước các hãng tàu phát hành,... Nên để biết chính xác lô hàng nhập - xuất khẩu cần vận chuyển của doanh nghiệp cảng Qingdao - Hải Phòng/Hồ Chí Minh thì các bạn cần liên hệ nhanh đến đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển uy tín hoặc email: info@lacco.com.vn để được báo giá cụ thể. 3. Lacco cung cấp dịch vụ logistics cảng Qingdao Lacco tự hào là đơn vị vận tải quốc tế uy tín hàng đầu với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics, chuyên cung cấp dịch vụ hải quan và vận tải quốc tế hàng đầu phục vụ khách hàng. - Dịch vụ vận chuyển quốc tế: hàng FCL, LCL - Dịch vụ vận chuyển nội địa - Dịch vụ hải quan hàng hóa - Dịch vụ làm thủ tục, xin giấy phép chuyên ngành… Lacco cũng là thành viên tích cực của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hải quan Việt Nam. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm