Preloader Close

Tìm kiếm

Vận chuyển iso tank hay Container Bồn đang là sự lựa chọn tối ưu để vận chuyển các sản phẩm chất lỏng, khí hoặc hạt nhỏ,... bằng đường biển, đường bộ và thịnh hành trên toàn thế giới. Vậy Iso tank là gì? dịch vụ vận chuyển iso tank có những ưu điểm gì so với các hình thức vận chuyển thường khác? 1. ISO Tank là gì? ISO Tank (International Organization for Standardization Tank) hay Container Bồn là một loại container chuyên dụng được sử dụng để vận chuyển và lưu trữ các chất lỏng, khí hoặc hạt nhỏ,... Vận chuyển iso tank container cũng tương tự như vận chuyển một container thông thường, nhưng nó được thiết kế đặc biệt để chứa chất lỏng hoặc khí. Dung tích của ISO Tank thường sẽ khoảng từ 14.000 đến 27.000 lít, nhưng có thể có kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Dịch vụ vận chuyển iso tank đang được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp logistics và vận tải để vận chuyển hàng hóa có tính chất dễ cháy nổ hoặc dễ bị ô nhiễm. Chúng giúp đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong việc vận chuyển và lưu trữ các chất này. 2. Hàng hoá nào được vận chuyển bằng ISO Tank? ISO Tank được thiết kế và sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn như tiêu chuẩn của Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa học Quốc tế (International Organization for Standardization - ISO). Hàng hóa được vận chuyển iso tank bao gồm các loại hàng hóa lỏng, hóa chất và khí đốt. Cụ thể như: - Xăng, dầu diesel, dầu mỏ, dầu thô, dầu nhờn và các loại khí đốt khác - Các sản phẩm hóa chất công nghiệp, axit, kiềm, chất tẩy rửa và các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,... - Khí hóa lỏng như oxy, CO2, butane, propane, nitrogen,... - Các sản phẩm hàng hóa thuộc ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như bia, rượu, nước giải khát,... Và nhiều loại hàng hóa khác phù hợp với kích thước của bồn chứa. 3. Các loại ISO Tank dùng trong vận chuyển hàng hoá Để đảm bảo vận chuyển iso tank được thuận tiện được đảm bảo và an toàn, iso tank được thiết kế và chia thành nhiều loại như: 3.1. Baffle Tanks Đây là loại bồn chứa chuyên được dùng cho các sản phẩm có trọng lượng riêng cao và yêu cầu chỉ được lấp đầy đến 80% dung tích của bồn. Ưu điểm của loại container tank này chính là có các vách ngăn để đảm bảo chất lỏng bên trong ổn định trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, loại iso tank này còn được trang bị với hệ thống sưởi ấm như: hơi nước, nước ấm, điện điều khiển bằng nhiệt cũng như hệ thống làm mát theo yêu cầu. 3.2. Lined Tanks - ISO Tank chứa chất độc hại Lined Tanks là loại bồn chứa được thiết kế hệ thống an toàn có chất lượng rất cao dùng để vận chuyển các chất lỏng hoặc khí có tính chất độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường. Chúng có các biện pháp an toàn đặc biệt để tránh rò rỉ và ô nhiễm nhờ hệ thống phát hiện mức độ bảo vệ an toàn của sản phẩm và hệ thống theo dõi GPS ở 1 số loại bồn chứa đặc biệt. 3.3. ISO Tank Heated Tanksa Đây là loại bồn chứa được trang bị hệ thống làm ấm bằng điện hoặc hơi nước. Dịch vụ vận chuyển iso tank Heated Tanksa thường được sử dụng với các loại sản phẩm yêu cầu về nhiệt độ ổn định trong quá trình vận chuyển. Bốn chứa Heated Tanksa được lắp đặt hệ thống cảm biến nhiệt độ nên khá nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ trong bồn chứa. 3.4. ISO Tank chứa thực phẩm Refrigerated or cool tank containers Được sử dụng để vận chuyển các sản phẩm thực phẩm như dầu ăn, nước ép trái cây, sữa, dầu thực vật và các sản phẩm thực phẩm khác. ISO Tank loại này phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt. 3.5. Gas Tank Loại này được sử dụng để vận chuyển các loại khí như khí propane, khí hóa lỏng, khí đốt tự nhiên (CNG), khí nitơ, và khí oxy. Chúng thường có áp suất cao và hệ thống van an toàn phù hợp. Mỗi loại ISO Tank có thiết kế và tính năng riêng để đáp ứng yêu cầu cụ thể của hàng hóa và đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Nên ngoài những cách gọi và phân loại trên, thì ISO Tank còn có thể phân loại theo cách gọi khác: - ISO Tank chứa chất lỏng (Liquid Tank) - ISO Tank chứa thực phẩm (Food-Grade Tank) - ISO Tank chứa hạt nhỏ (Bulk Cargo Tank) - ISO Tank chứa dầu lỏng: (Oil Tank) Và ISO Tank chứa khí (Gas Tank). 4. Những ưu điểm của dịch vụ vận chuyển bằng ISO Tank Dịch vụ vận chuyển bằng ISO Tank là phương thức vận chuyển mới phát triển trong thời gian gần đây. Nhưng đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu cho các loại hàng hóa như chất lỏng, khí hoặc hạt nhỏ. Bởi vận chuyển iso tank đem lại rất nhiều lợi ích như: - An toàn: ISO Tank được thiết kế để đảm bảo an toàn tối đa cho hàng hóa. Với hệ thống thiết bị và vỏ container được sản xuất và kiểm tra theo các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và yêu cầu vận chuyển quốc tế. Đảm bảo an toàn, ngăn chặn rò rỉ hoặc sự cố trong quá trình vận chuyển, giúp tránh tai nạn và hậu quả độc hại. - Tiết kiệm chi phí: Dịch vụ vận chuyển iso tank giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn nhiều so với các loại container hay bồn chứa khác khi vận chuyển. Bên cạnh đó, ISO Tank cũng có khả năng lưu trữ lớn và có thể tái sử dụng nhiều lần. - Tiết kiệm thời gian: Vận chuyển bằng ISO Tank thường nhanh chóng và hiệu quả, do không cần đóng gói và nạp hàng hóa vào nhiều lần. - Vận chuyển iso tank có tính linh hoạt: ISO Tank có thể sử dụng trên nhiều loại phương tiện và hình thức vận chuyển khác nhau như: tàu biển, xe tải, và container đường bộ. Do đó, có thể dễ dàng vận chuyển đến mọi địa điểm với các phương thức phù hợp và thuận tiện nhất. - Bảo quản chất lượng của hàng hóa: Đối với các sản phẩm như thực phẩm hoặc hàng hóa dễ bị ô nhiễm, ISO Tank đảm bảo sự bảo quản chất lượng và vệ sinh. - Bảo vệ môi trường: ISO Tank giảm thiểu sự rò rỉ và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong việc vận chuyển các chất lỏng hoặc khí có tính chất độc hại. Dịch vụ vận chuyển iso tank có nhiều ưu điểm về an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn phổ biến cho các loại hàng hóa đặc biệt và yêu cầu cao về an toàn trong quá trình vận chuyển. 5. Đơn vị dịch vụ vận chuyển ISO Tank uy tín Để lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển iso tank uy tín, quý khách nên tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị có: Uy tín trong hoạt động vận chuyển, đội ngũ chuyên viên quản lý dự án chuyên nghiệp, linh hoạt và hiệu quả... và nên tìm hiểu những đơn vị có nhân viên hỗ trợ gần khu vực cảng để xuất tiện xử lý thủ tục khi cần thiết. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín trong nhiều năm liền. Đặc biệt, Chúng tôi cũng là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng dự án các hàng: Xăng, dầu,... các loại chất khí, lỏng và hóa chất trong nhiều năm. Cùng với hệ thống dịch vụ cung cấp đa dạng, các văn phòng chi nhánh nằm tại khu vực: Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Nội Bài, Hà Nội và Lạng Sơn. Nên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý vấn đề nhanh chóng để quá trình vận chuyển iso tank diễn ra thuận lợi nhất. Trên đây là những thông tin về vận chuyển iso tank mà Lacco muốn cung cấp và chia sẻ đến quý khách hàng. Mọi thắc mắc cần tư vấn vui lòng liên hệ đến địa chỉ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn Để được đội ngũ chuyên viên của công ty Lacco giải đáp thắc mắc chi tiết và cụ thể hơn về dịch vụ vận chuyển iso tank.
Xem thêm
Sử dụng dịch vụ vận tải biển nội địa mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể những lợi ích đó là gì, hãy cùng LACCO tìm hiểu qua bài viết này nhé! 1. Vận tải biển nội địa là gì? Vận tải biển nội địa là hoạt động vận chuyển hàng hóa, người bằng đường biển trong phạm vi một quốc gia. Phương tiện vận tải đường biển nội địa rất đa dạng như: tàu, thuyền, phà, sà lan kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển như cảng biển, cảng trung chuyển, đảm bảo để hàng hóa được giao đến nơi điểm thuận lợi và an toàn.... Để vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển, hàng hóa cần phải được phân loại cụ thể và đóng chắc chắn vào các container theo đúng quy định. Phương thức vận chuyển này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc vận chuyển bằng đường bộ hoặc đường sắt trong trường hợp có mạng lưới nước nội địa phát triển tốt. Vận tải biển có vai trò quan trọng trong giao thông và vận tải của các quốc gia, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa và người qua các khu vực nước nội địa. 2. Ưu điểm và nhược điểm của vận tải đường biển nội địa Vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển đang trở thành sự lựa chọn tối ưu nhất cho các doanh nghiệp khi cần vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn đến các tỉnh thành lân cận cảng biển, sông. Tuy nhiên, khi lựa chọn dịch vụ vận tải biển nội địa, cần lưu ý để những ưu và nhược điểm của hình thức vận này để đem lại lợi ích lớn nhất đối với hàng hóa và chủ hàng hóa. Ưu điểm của vận tải biển nội địa - Tiết kiệm chi phí: Vận tải biển nội địa có chi phí thấp, không phát sinh các phụ phí khác, từ đó có thể tối ưu được các tiết kiệm chi phí so với các phương tiện khác, đặc biệt là trong việc vận chuyển hàng hóa qua các đoạn nước nội địa lớn. - Khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn: Tàu, thuyền biển vận chuyển có khả năng vận chuyển hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn, bao gồm cả hàng hóa nặng và cồng kềnh. Điều này giúp giảm số lượng chuyến vận chuyển cần thiết và tối ưu hóa hiệu suất vận tải. - Đảm bảo an toàn hàng hóa: Là tuyến đường giao thông tự nhiên và thông thoáng, tỷ lệ tai nạn do va chạm thấp hơn so với vận chuyển đường bộ. Do đó, có thể giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tính an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. - Giảm tải giao thông đường bộ: Vận tải biển nội địa giúp giảm áp lực trên hệ thống giao thông đường bộ, đặc biệt trong các khu vực có mật độ giao thông cao. Điều này có thể giúp giảm kẹt xe và làm giảm thời gian di chuyển. - Khả năng tiếp cận các vùng khó tiếp cận: Vận tải biển nội địa cho phép tiếp cận các vùng hẻo lánh hoặc khó tiếp cận bằng đường bộ, giúp nâng cao sự kết nối giữa các khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế. - Tiết kiệm năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường: So với vận tải đường bộ và đường sắt, vận tải biển nội địa thường tiêu tốn ít nhiên liệu và gây ra ít khí thải gây ô nhiễm môi trường. Điều này giúp giảm tác động tiêu cực lên môi trường và giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Nhược điểm của vận tải biển nội địa - Mặc dù lợi ích của hình thức vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển đem lại rất nhiều lợi ích cũng như lợi thế đối với hàng hóa và chủ hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số nhược điểm cần phải cân nhắc: - Giới hạn về địa lý: Vận chuyển đường biển nội địa giới hạn di chuyển ở các khu vực có sông, kênh đào và khu vực ven biển. Do đó, ở những khu vực xa hơn sẽ cần kết hợp với các phương tiện khác để vận chuyển về điểm kho. - Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trên biển: Vận tải biển nội địa dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, đặc biệt vào mùa mưa bão, sóng lớn và băng đá. Điều này khiến cho thời gian vận chuyển dễ bị kéo dài hơn so với dự kiến. - Thời gian vận chuyển dài: Cũng do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và địa lý nên thời gian vận chuyển nội địa đường biển có thể kéo dài hơn so với dự kiến. Đặc biệt là trong trường hợp các con đường nước nội địa có nhiều chướng ngại vật. Do đó, trường hợp hàng hóa cần gấp thì doanh nghiệp nên cân nhắc về phương án vận chuyển thích hợp hơn. 3. Các mặt hàng có thể vận chuyển bằng vận tải đường biển nội địa Hàng vận chuyển bằng đường biển rất đa dạng với nhiều nhóm hàng và hình thức đóng hàng khác nhau. Đáp ứng nhu cầu đa dạng về vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong nước: - Hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm: Các sản phẩm thực phẩm, thức ăn cho người và chăn nuôi, hàng nông sản,… - Các mặt hàng nguyên phụ liệu phân bón trong nông nghiệp. - Vận chuyển hàng háo có kích thước lớn, hàng đóng container, kiện: hàng nội thất decor, bàn ghế, giường, tủ, sợi vải, nệm mouse, cao su, …. - Hàng hóa có trọng lượng lớn: thiết bị, máy móc sản xuất, máy công cụ,... - Các sản phẩm chi tiết: nguyên vật liệu thi công - xây dựng, hàng tổ chức sự kiện,... - Sản phẩm nguyên liệu , phế liệu, sắt thép, sà gồ, nhà thép tiền chế, hóa chất, máy móc, thiết bị nhà xưởng… Và các mặt hàng hóa khác được pháp luật cho phép vận chuyển và lưu hành nội địa. 4. Các tuyến đường biển nội địa đang được khai thác Hiện nay, vận chuyển đường biển nội địa đang được chính phủ đầu tư phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa trong nước. Các tuyến vận chuyển đường biển nội địa đang được khai thác mạnh phải kể đến như: - Tuyến đường vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường biển Bắc Nam: Đây là tuyến vận tải biển nội địa lớn nhất nước ta, kéo dài từ Bắc vào Nam và đi qua các cảng biển lớn nhỏ trong nước. - Vận tải đường biển nội địa Bắc - Trung và Nam - Trung: Đây là 2 tuyến vận tải biển ngắn, khai thác các bến cảng nằm trong khu vực. Ngoài 3 tuyến đường này, thì một số tuyến vận chuyển nội địa nhỏ nhưng nhu cầu vận chuyển lớn cũng được đẩy mạnh khai thác như: tuyến Tp. HCM - Cần Thơ, Tp. HCM - Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. HCM - Hà Nội... 5. Các loại hình vận tải đường biển nội địa LACCO cung cấp Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng lớn của thị trường trong nước, công ty Lacco đã khai thác và cung cấp các dịch vụ vận tải biển nội địa đa dạng như: - Vận chuyển hàng nặng, hàng quá khổ - Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng - Vận chuyển hàng lẻ và hàng nguyên container (FCL và LCL) - Vận chuyển hàng dự án (sử dụng các loại cont thường, cont lạnh hoặc vận chuyển flexitank, isotank tùy loại hàng hóa và yêu cầu của khách hàng). Công ty Lacco nhận vận chuyển và làm thủ tục vận chuyển đường biển đối với tất cả các loại hàng hóa được pháp luật Việt Nam cho phép vận chuyển và lưu hành như: Hàng nông sản, gạo, cafe, thực phẩm, thức ăn, hàng gia dụng và dân dụng, thiết bị máy móc, linh kiện, hóa chất,... Bên cạnh đó, công ty Lacco cũng cung cấp dịch vụ vận tải biển nội địa tại tất cả các cảng biển nội địa đang được khai thác. Chi tiết, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác. 6. Ưu điểm khi sử dụng vận tải đường biển nội địa tại LACCO Lacco là đơn vị vận chuyển nội địa và quốc tế uy tín với 15 năm hoạt động trong ngành logistics. Đồng thời cũng là đối tác của Cục kinh tế, Cục xúc tiến thương mại,... tham gia hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa tham dự hội chợ triển lãm quốc tế. Do đó, đến với Lacco, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn được đơn vị cung cấp dịch vụ logistics uy tín. Bên cạnh đó, quý khách hàng cũng nhận được nhiều lợi ích: - Giá cả cạnh tranh trên thị trường - Lacco là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đa dạng nên dễ dàng hỗ trợ khách hàng tốt nhất trong suốt quá trình làm việc. - Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ cao. Làm việc năng suất, nhiệt tình và chu đáo. - Tư vấn miễn phí các giải pháp vận chuyển tối ưu cho cá nhân và doanh nghiệp - Luôn cập nhật và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình hợp tác của 2 bên - Các quy định trong hợp đồng rõ ràng về nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 bên - Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 Và rất nhiều lợi ích khác. Hãy đến với Công ty Lacco để được trải nghiệm những dịch vụ tuyệt vời và sự chăm sóc tận tình của chúng tôi. 7. Quy trình vận chuyển hàng đường biển nội địa tại LACCO - Bước 1: Trao đổi chi tiết về hàng hóa, giá cước, lịch tàu vận chuyển vào thời điểm khách hàng đề nghị - Bước 2: Hai Bên tiến hành ký hợp đồng vận chuyển - Bước 3: Tiến hành liên hệ hãng tàu để đặt tàu theo yêu cầu của khách hàng, khi tàu rời cảng xếp hàng, phát hành bản vận đơn đường biển nội địa, thường gọi là giấy gửi hàng cho khách hàng - Bước 4: Cập nhật thông tin về tuyến vận chuyển và gửi thông báo hàng đến cho khách hàng khi tàu sắp cập cảng đến và kế hoạch giao hàng. Đồng thời, liên hệ hãng tàu để làm thủ tục lấy hàng. Sau đó, sẽ cập nhật thông tin hàng đã giao đến kho người mua để người bán nắm bắt tình hình và làm bản thanh toán cước vận chuyển cuối cùng cho lô hàng vận chuyển nội địa bằng đường biển. Trên đây là những thông tin chi tiết về vận tải biển nội địa và các dịch vụ vận tải biển nội địa của công ty Lacco. Để nắm được thông tin chi tiết về tuyến vận chuyển, báo giá vận tải đường biển nội địa và quốc tế,... và các dịch vụ logistics khác, hãy liên hệ ngay đến Lacco để được chuyên viên của Lacco hỗ trợ. - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Các hiệp định FTA đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trọng việc thúc đẩy hoạt động kinh tế, giao thương của Việt Nam với thế giới. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đóng vai trò vô cùng quan trọng để các doanh nghiệp Việt nam tận dụng được tối đa các ưu đãi thuế quan từ các FTA đã được ký kết. Bạn có biết hiện nay hàng hóa của Việt nam đang được áp dụng những FTA nào, mẫu C/O áp dụng cho các thị trường tương ứng? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Hiệp định tự do thương mại FTA FTA là gì? FTA (Free Trade Area) được hiểu là các Hiệp định thương mại tự do thương mại gồm các điều khoản thỏa thuận giữa các bên thành viên về các quy định thuế quan hàng hóa. Nhằm tạo điều kiện giao thương tốt nhất kích thích hoạt động đầu tư, tạo lợi nhuận giữa các thành viên trong FTA. Việt Nam đã ký các hiệp định thương mại tự do nào? Tính đến tháng 7/2023, Việt Nam đã chính thức ký kết 16 hiệp định FTA và 3 hiệp định đang trong thời gian đàm phán. Thông qua các hiệp định thương mại tự do này, Việt nam sẽ có thêm rất nhiều cơ hội bước chân vào các thị trường kinh tế tiềm năng trên thế giới. Những hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã được ký kết, có hiệu lực: AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1993) ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (2003) AKFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (2007) AJCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (2008) VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (2009) AIFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ (2010) AANZFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (2010) VCFTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chi Lê (2014) VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu (2015) CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (2016) AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (14/01/2019) EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (12/02/2021) VN-EAEU FTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (01/08/2021) UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen (01/05/2021) RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (01/01/2022) VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel (25/07/2023). Bên cạnh đó, còn 3 hiệp định đang được đàm phán gồm: Việt Nam – EFTA FTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein) ASEAN - Canada Việt Nam – UAE FTA (Việt Nam, các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE)) Những mẫu C/O đang được áp dụng tại Việt Nam Để hưởng lợi từ các FTA, doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đến các thị trường thành viên của FTA cần khai báo mẫu C/O theo đúng hiệp định ký kết. Nếu các bạn chưa biết mẫu C/O là gì và lợi ích của CO hãy tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa Các mẫu C/O được áp dụng theo các hiệp định thương mại tự do tại Việt Nam Loại hiệp định (FTA) Thị trường Mẫu C/O AFTA ASEAN Form A ACFTA ASEAN-Trung Quốc Form E AKFTA ASEAN-Hàn Quốc Form AK AJCEP ASEAN - Nhật Bản Form AJ VJEPA ASEAN - Nhật Bản Form VJ AIFTA ASEAN - Ấn Độ Form AI AANZFTA ASEAN -Australia-New Zealand Form AANZ VCFTA Việt Nam - Chi Lê Form VC VN-EAEU FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu Form EVA CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Form CPTPP AHKFTA ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) Form AHK EVFTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu Form EUR.1 VN-EAEU FTA Việt Nam và Khối EFTA Form EVA UKVFTA Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen Form EUR.1 UK RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Form RCEP VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel C/O mẫu VI Mẫu C/O áp dụng theo các hiệp định đa phương, song phương tại Việt Nam LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM A 1 Áo 16 Thổ Nhĩ Kỳ VCCIBộ Công Thương 2 Canada 17 Áo 3 Nhật Bản 18 Bỉ 4 New Zealand 19 Đan Mạch 5 Na Uy 20 Phần Lan 6 Thụy Sĩ 21 Pháp 7 Mỹ 22 Đức 8 Belarusia 23 Hy Lạp 9 Bulgaria 24 Ireland 10 Cộng hòa Séc 25 Ý 11 Hungary 26 Luxembourg 12 Ba Lan 27 Hà Lan 13 Nga 28 Bồ Đào Nha 14 Tây Ban Nha 29 Thụy Điển 15 Anh 30 Thổ Nhĩ Kỳ C/O FORM B C/O này không được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu VCCI C/O FORM D Các nước Asean 1 Brunei Bộ Công Thương 2 Campuchia 3 Indonexia 4 Lào 5 Malaysia 6 Myanmar 7 Philipines 8 Singapore 9 Thái Lan 10 Việt Nam C/O FORM E 1. Trung Quốc Bộ Công Thương VCCI 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AK 1. Hàn Quốc Bộ Công Thương 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AJ 1. Nhật Bản Bộ Công thương 2. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM AI 1. Ấn Độ Bộ Công Thương 2.Các nước ASEAN (tham khảo C/O form D) C/O FORM ANNZ 1. Úc Bộ Công ThươngVCCI 2. New Zealand 3. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM EUR1.UK 1. Việt Nam Bộ Công Thương 2. Vương quốc Anh 3. Bắc Ailen C/O RCEP 1. Nhật Bản Bộ công thương 2. New Zealand 3. Australia 4. Trung Quốc 5. Hàn Quốc 6. Các nước ASEAN(tham khảo C/O form D) C/O FORM EVA 1. Nga Bộ Công Thương 2. Cộng hòa Belarus 3. Cộng hòa Kazakhstan 4. Cộng hòa Armenia 5. Cộng hòa Kyrgyzstan C/O FORM CPTPP 1. Nhật Bản 7. Australia Bộ Công Thương 2. Canada 8. Singapore 3. Mexico 9. Brunei 4. Peru 10. Malaysia 5. Chile 11. Việt Nam 6. New Zealand C.O FORM EUR.1 1.27 nước thành viên EU( tham khảo tại đây) Bộ Công Thương 2. Việt Nam C/O đang được áp dụng tại Việt Nam của hiệp định song phương? LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM VJ Nhật Bản Bộ Công Thương C/O FORM VC Chile Bộ Công Thương C/O FORM VK Hàn Quốc Bộ Công Thương C/O FORM S Lào Bộ Công Thương C/O ưu đãi chỉ áp dụng một số mặt hàng? LOẠI NHỮNG NƯỚC YÊU CẦU C/O CƠ QUAN CẤP C/O C/O FORM GSTP Gồm 43 nước thành viên VCCI C/O FORM Anexo III Mexico VCCI C/O PERU Peru VCCI C/O FORM Venezuela Venezuela VCCI Dịch vụ hải quan - Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco Khi làm thủ tục hải quan, việc cập nhật mẫu C/O giúp các doanh nghiệp nhận được rất nhiều ưu đãi về thuế quan, tăng sức cạnh tranh tại các thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó, xác định mẫu C/O phù hợp với các thị trường cũng giúp đẩy nhanh thời gian hoàn thành thủ tục hải quan hàng hóa để xuất khẩu quốc tế. Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015. Với kiến thức toàn cầu và am hiểu chuyên sâu trọng lĩnh vực hải quan - xuất nhập khẩu. Cùng với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, luôn cập nhật các thông tin, cơ chế pháp luật, quy định về xuất nhập khẩu nhanh nhất. Đến với Lacco, các bạn sẽ được nhận dịch vụ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhằm khai đúng, khai đủ và tận dụng được các chính sách ưu đãi của nhà nước để bảo vệ lợi ích của đơn vị xuất nhập khẩu. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Để quá trình làm thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi thì việc lựa chọn và áp mã HS rất chính xác. Để áp mã hs của hàng hóa chính xác, các bạn cần chú ý thực hiện theo đúng 6 nguyên tắc sau: Quy tắc áp mã hs 1: Phân loại theo tên hàng hóa Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên tên thông thường của chúng. Tên hàng hóa được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ, mô tả, thông tin kỹ thuật và tên chung của hàng hóa. Ví dụ: Phân tích mã HS của sản phẩm quạt năng lượng mặt trời: Bước 1: Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng Bước 2: Nhóm sản phẩm 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Bước 3: 8414 - Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Bước 4: Quạt mã hs 841451 - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W Bước 5: 84145110 - Quạt bàn và quạt dạng hộp Quy tắc 2: Phân loại theo sản phẩm hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện Quy tắc 2a: Sản phẩm chưa hoàn thiện - Các loại sản phẩm chưa được lắp ráp hoàn thiện để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của sản phẩm. Nhưng sản phẩm vẫn sẽ được áp mã như sản phẩm đã hoàn thiện. Ví dụ, nhập khẩu Ô tô nhưng vẫn thiếu bánh xe, thì vẫn sẽ áp mã HS code của ô tô. - Sản phẩm tháo rời các bộ phận, nhưng khi lắp lại sẽ được sản phẩm hoàn thiện thì vẫn sẽ áp mã hs sản phẩm hoàn thiện. Ví dụ các thiết bị, máy móc kỹ thuật có kích thước lớn sẽ được tháo rời ra để thuận tiện cho quá trình vận chuyển. Những sản phẩm này vẫn sẽ khai báo mã HS theo sản phẩm hoàn thiện. Với trường hợp này, nếu bạn cố tình khai báo mã của bộ phận, nhưng các bộ phận bị tách rời và vận chuyển theo các chuyến hàng khác nhau. Nếu có kiểm tra sau thông quan mà bị phát hiện, doanh nghiệp vẫn sẽ bị phát theo quy định. Phôi: Đây là loại hàng hóa có hình dáng bên ngoài gần giống với sản phẩm đã hoàn thiện. Có tác dụng duy nhất là hoàn thiện thành phẩm hoàn chỉnh. Do đó, phôi sẽ được áp mã HS như sản phẩm hoàn chỉnh. - Riêng đối với những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng. Bạn có thể xem thêm:Hướng dẫn phân loại mã HS các bộ phận, phụ kiện của máy móc - thiết bị Quy tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất Đối với những hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu sẽ được áp dụng theo quy tắc này. Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó. Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp của A + B sẽ thuộc nhóm 1. Sản phẩm hàng hóa được chế tạo bằng 1 chất hay 1 loại nguyên liệu hoặc có 1 phần nguyên liệu hay chất đó sẽ được phân cùng 1 nhóm. (Lưu ý: sau khi các quy tắc 1, 2b không áp dụng được mới áp dụng mục này) Đối với hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất, và hàng hóa cấu tạo từ hai hay nhiều nguyên liệu hoặc chất, nếu thoạt nhìn qua có thể phân loại vào hai hay nhiều Nhóm, thì phải được phân loại theo quy tắc 3. Quy tắc 3: Đối với những hàng hóa thoạt nhìn sẽ nằm ở nhiều nhóm Quy tắc 3a: Sản phẩm nằm ở nhiều nhóm khác nhau Nếu mặt hàng nằm ở nhiều nhóm thì nhóm nào mô tả được chính xác và chi tiết nhất sẽ phân hàng về nhóm mã HS đó. Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ đều có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện). Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: “Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện”. Quy tắc 3b: Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều nguyên liệu & Bộ sản phẩm bán lẻ Hàng hóa gồm hỗn hợp nhiều bộ phận và nguyên liệu khác nhau: – Áp theo nguyên liệu hay thành phần mang lại bản chất đặc trưng cơ bản cho hàng hoá. (bản chất đặc trưng có thể dựa vào: Kích thước; Số lượng; Chất lượng; Khối lượng; Giá trị; Công dụng…. hoặc khác. Ví dụ một số sản phẩm như: Cửa nhôm (76.10) có tay nắm bằng thép (73.26) => Áp mã cửa này theo mã nhôm. Một bộ sản phẩm bán lẻ – Hàng hóa là bộ sản phẩm được cấu thành từ nhiều sản phẩm, nguyên liệu. Mỗi sản phẩm, nguyên liệu thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặc tính, tính chất cơ bản của bộ đó. - Xác định hàng hóa theo tính chất cơ bản. Có thể thông qua nguyên liệu, thành phần, kích thước, trọng lượng, khối lượng và trị giá của sản phẩm. Hoặc cũng có thể đánh giá theo vai trò của nguyên liệu cấu thành liên quan như thế nào với tính năng sử dụng của hàng hóa. - Điều kiện áp quy tắc 3b: + Có ít nhất 2 sản phẩm khác nhau trong bộ. (Bộ thìa dùng trong nấu ăn, số lượng sản phẩm lớn hơn 2 chiếc nhưng không được xếp vào 1 bộ sản phẩm) + Các sản phẩm phải được đóng gói bán lẻ: Các sản phẩm được đóng gói hoàn thiện và xếp cùng với nhau. + Các công dụng và các thức hoạt động của sản phẩm có thể khác nhau nhưng có thể cùng nhau hỗ trợ 1 hoặc vài sản phẩm chính thực hiện 1 chức năng cụ thể xác định. Quy tắc 3c: 1 sản phẩm từ nhiều bộ phận (các bộ phận nằm ở nhiều nhóm) Áp dụng khi: – Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc quy tắc 3b, hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3(c). – Một sản phẩm được tạo thành từ nhiều bộ phận nhưng các bộ phận này lại nằm ở các nhóm khác nhau. Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại. Tham khảo:Phân loại mã HS theo danh mục hàng hóa đối với loại hàng hóa đặc biệt Quy tắc 4: Quy tắc phân loại theo nguyên liệu và phương pháp sản xuất Quy tắc này yêu cầu phân loại hàng hóa dựa trên nguyên liệu chính và phương pháp sản xuất được sử dụng để tạo ra chúng. Điều này bao gồm các yếu tố như quy trình sản xuất, cấu trúc và thành phần của hàng hóa. Quy tắc 5: Hộp đựng, bao bì Quy tắc 5a: Bao bì đựng sản phẩm được tích hợp thêm tính năng dùng chung với sản phẩm - Các loại bao bì, hộp đựng hàng hóa có thể sử dụng trong thời gian dài và được bán kèm với sản phẩm khi bán và được phân loại cùng với mặt hàng này. Vd: Hộp đựng trang sức (Nhóm 71.13); Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10); Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05); Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02); Bao súng (Nhóm 93.03). - Lưu ý, những loại bao bì có tính chất cơ bản, nổi trội hơn so với hàng hóa đựng bên trong thì sẽ không được áp dụng nguyên tắc này. Vd: Hộp đựng kính đeo mắt mà chất liệu làm hộp kính đó làm từ vàng thì bắt buộc phải nhập mã HS khác. Những mặt hàng khác cũng tương tự như vậy. – Nếu nhập riêng túi hộp bao bì đặc biệt, nổi bật thì sẽ phải nhập riêng theo mã và nhóm HS khác thích hợp mà không theo mã sản phẩm. Quy tắc 5b: Bao bì thông thường – Quy tắc này qui định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như túi nilon, hộp carton…), được áp mã HS theo hàng hóa. Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại. Vd: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu là bình ga dùng một lần thì sẽ áp theo mã HS của ga. Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại và so sánh cho đúng trong các phân nhóm – Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan. – Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ. Vd: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch…. (gạch là gạch đầu dòng “-” trước tên hàng trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế) – Chú giải của phân nhóm và nhóm có giá trị hơn chú giải của chương. – Phạm vi của phân nhóm hai gạch không được vượt quá phạm vi của phân nhóm một gạch, và phân nhóm một gạch không được vượt quá nhóm của nó. Các quy tắc này được sử dụng để xác định mã số HS đúng cho hàng hóa và đảm bảo sự đồng nhất trong việc phân loại hàng hóa trên toàn cầu. Mã số HS quy định các thông tin cần thiết để xác định thuế quan, thống kê thương mại và các quy định liên quan khác. Để đảm bảo việc khai báo hải quan hàng hóa, áp dụng đúng các quy tắc áp mã hs hàng hóa theo quy định, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco - Đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Tình trạng mất điện vào mùa khiến cho nhu cầu sử dụng Quạt điện năng lượng mặt trời, các sản phẩm quạt tích điện ngày càng gia tăng. Có thể nói, dòng sản phẩm này đang rất HOT trong mùa hè này. Để nhập khẩu quạt quạt năng lượng mặt trời, quạt tích điện cần như thủ tục như thế nào? Thuế nhập khẩu dòng sản phẩm này là bao nhiêu? Thông số và nguyên lý hoạt động của quạt năng lượng mặt trời Để quạt hoạt động dưới nguyên lý không có nguồn điện thì bên trong quạt năng lượng mặt trời đã được tích hợp thêm tấm pin năng lượng mặt trời để tích điện vào bộ trữ điện của quạt. Nhờ vào tấm pin năng lượng mặt trời này mà vào những ngày trời nắng càng to thì tốc độ chạy càng mạnh. Tùy nhu cầu sử dụng mà các nhà sản xuất sẽ đưa ra các loại thông số khác nhau. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo thông số phổ thông nhất của loại quạt năng lượng mặt trời này: - Có thể sạc bằng Adapter 12.6V - Tấm pin thu năng lượng mặt trời 25W - Pin gắn liền quạt sử dụng công nghệ lithium chống chai, tuổi thọ lên đến 3-5 năm - Thời gian sử dụng 6-8 giờ/lần sạc tùy mức độ - Thời gian sạc 4-6 giờ nắng - Kích thước: 47x47x21 cm - Cân nặng: 6.5 kg. Tham khảo:Thủ tục nhập khẩu máy điều hòa không khí Căn cứ pháp lý nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời Để nhập khẩu năng lượng mặt trời, quạt tích điện các bạn nên tìm hiểu chi tiết về luật xuất nhập khẩu và các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường bạn có ý định nhập khẩu. Bên cạnh đó, các bạn cần tìm hiểu thêm các quy định sau: Quyết định số 1325A/QĐ-BCT ngày 20/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Công thương về danh mục mặt hàng (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. Quyết định số 2284/QĐ-BKHCN ngày 15/08/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Bảng mã HS đối với phương tiện đo nhóm 2 phải phê duyệt mẫu thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường khi nhập khẩu. Căn cứ vào những quyết định trên, có thể thấy khi nhập khẩu quạt điện năng lượng mặt trời cần phải thực hiện kiểm tra chất lượng về hiệu suất năng lượng (1325A/QĐ-BTC); sản phẩm phải được chứng nhận và công bố hợp quy theo QCVN4:2009/KHCN và dán nhãn năng lượng. Thủ tục nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời Để nhập khẩu chính ngạch các sản phẩm quạt tích điện, quạt chạy bằng năng lượng mặt trời, chúng ta cần phải nắm được các thông tin về mã HS code, thuế nhập khẩu và các thủ tục nhập khẩu theo quy định. Mã HS của quạt năng lượng mặt trời Đặc điểm của dòng sản phẩm này là máy chạy bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc. Do đó, khi nhập khẩu quạt điện năng lượng mặt trời sẽ sử dụng mã HS code: 84145110, thuộc nhóm 8414. Thuế nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời là bao nhiêu? Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, Thuế nhập khẩu quạt năng lượng mặt trời sẽ được áp dụng như sau: - Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30% - Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng): 10% - Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc khi có C/O form E: 15%. Để hiểu hơn về các loại thuế, khai báo CO form E, các bạn hãy liên hệ ngay đến hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ nhanh chóng. Thủ tục nhập khẩu gồm những gì? - Tờ khai hải quan nhập khẩu - Commercial Invoice (hóa đơn thương mại) - Bill of Lading/Air waybill - C/O nếu có - Các chứng từ khác (chứng nhận kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng). Giấy phép chuyên ngành với quạt tích điện năng lượng mặt trời nhập khẩu Để nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời, áp dụng với một số sản phẩm có thông số kỹ thuật được quy định, cần phải xin giấy phép kiểm tra chuyên ngành: Bước 1: Cá nhân/doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia bước 3: Mang hàng về kho bảo quản sau đó gửi mẫu sản phẩm để tiến hành kiểm tra chất lượng Bước 4: Khi có kết quả kiểm tra chất lượng, cá nhân/ doanh nghiệp cần up thông tin lên Cổng thông tin một cửa quốc gia Cần test hiệu suất năng lượng làm trước thông quan. Để nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời, các bạn chỉ cần nắm những kiến thức cơ bản trên đây. Tuy nhiên, khi đi vào thực tế sẽ có những trường hợp đặc biệt đòi hỏi đơn vị nhập khẩu phải phản ứng và xử lý linh hoạt. Để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như để quá trình nhập khẩu quạt tích điện năng lượng mặt trời diễn ra suôn sẻ, các bạn hãy liên hệ với đơn vị cung cấp các dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa chuyên nghiệp để hỗ trợ. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, uy tín. Với kinh nghiệm 15 năm phục vụ khách hàng, chúng tôi tự tin đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất với hệ thống khách hàng quen thuộc. Đồng thời, với năng lực chuyên môn cùng sự nền tảng uy tín, chất lượng, Lacco cũng được cục xúc tiến thương mại và cục kinh tế tin tưởng trao trọng trách thực hiện các chuyến hàng triển lãm quốc tế trong nhiều năm liên. Để nhận tư vấn hỗ trợ chuyên nghiệp, liên hệ trực tiếp đến địa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Bạn đang có nhu cầu vận chuyển, gửi hàng đi Malaysia giá rẻ uy tín? Với tuyến đường này, các bạn cần lưu ý các vấn đề quan trọng như: Mặt hàng được phép chuyển hàng đi malaysia, Phương thức gửi hàng đi malaysia phù hợp, đơn vị vận chuyển hàng đi malaysia uy tín, các khoản phí, quy trình gửi hàng,... 1. Hàng hóa được phép gửi đi Malaysia? Malaysia là quốc gia thuộc khối Asean, do đó việc trao đổi hàng hóa, giao lưu thương mại trở nên rất dễ dàng. Những mặt hàng được phép gửi từ Việt Nam sang Malaysia cũng rất đa dạng. Các bạn có thể tham khảo các nhóm mặt hàng thông dụng được được gửi hàng đi Malaysia rất phổ biến hiện nay như: Gỗ và sản phẩm gỗ: Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Các sản phẩm gỗ như đồ nội thất, ván ép, gỗ dán, gỗ xẻ, và các sản phẩm gỗ chế biến khác thường được vận chuyển sang Malaysia. Sản phẩm nông nghiệp: Việt Nam có nền nông nghiệp phát triển, nên nhiều loại sản phẩm nông nghiệp được vận chuyển đi Malaysia. Bao gồm các loại hạt điều, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, trái cây tươi, rau quả đông lạnh và các sản phẩm chế biến từ nông sản. Sản phẩm dệt may và hàng may mặc: Các sản phẩm dệt may như áo sơ mi, quần áo, giày dép, túi xách và các sản phẩm may mặc khác cũng được vận chuyển từ Việt Nam sang Malaysia. Đồ điện tử và linh kiện điện tử: Việt Nam cũng là một cường quốc sản xuất đồ điện tử. Các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, máy tính, linh kiện điện tử và thiết bị gia dụng được vận chuyển đi Malaysia. Các sản phẩm công nghiệp và máy móc: Sản phẩm công nghiệp và máy móc từ Việt Nam như linh kiện ô tô, máy móc công nghiệp, thiết bị đóng gói, và các sản phẩm công nghiệp khác cũng là những mặt hàng được xuất khẩu sang Malaysia. Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam và Malaysia cũng cho phép 2 quốc gia được phép vận chuyển các mặt hàng thuốc tây, mỹ phẩm,... Thực tế, có rất nhiều loại hàng hóa khác được vận chuyển từ Việt Nam sang Malaysia, phụ thuộc vào nhu cầu và thỏa thuận giữa các công ty và nhà xuất khẩu. Đối với những hàng hóa gửi đi Malaysia như thủ tục giấy tờ, hồ sơ,... thường được vận chuyển bằng phương thực vận chuyển nhanh bằng đường hàng không. 2. Quy trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Malaysia Quy trình xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Malaysia có thể khá phức tạp và đa dạng. Dưới đây là một tóm tắt về các bước chính trong quy trình xuất khẩu: Bước 1: Chuẩn bị và xác định hàng hóa Xác định hàng hóa cần xuất khẩu và đảm bảo rằng nó tuân thủ các quy định xuất khẩu của cả Việt Nam và Malaysia. Kiểm tra mã HS (Hải quan) và các yêu cầu khác đối với hàng hóa cụ thể. Bước 2: Chứng từ xuất khẩu Chuẩn bị các chứng từ liên quan như hợp đồng mua bán, hóa đơn xuất khẩu, danh mục hàng hóa, chứng từ xuất khẩu chứng từ xuất khẩu, và các giấy tờ hải quan khác. Kiểm tra và đảm bảo rằng các chứng từ được điền đầy đủ và chính xác. Bước 3: Đăng ký xuất khẩu Đăng ký với cơ quan chức năng như Bộ Công Thương (Việt Nam) và Cục Hải Quan (Malaysia) để được cấp giấy phép xuất khẩu và số đăng ký xuất khẩu. Bước 4: Khai báo hải quan Điền đầy đủ thông tin về hàng hóa trong bản khai báo xuất khẩu. Bạn cần cung cấp thông tin chi tiết về mặt hàng, số lượng, giá trị, mã HS, nguồn gốc hàng hóa và các thông tin liên quan khác. Bước 5: Đóng gói và đánh dấu Đóng gói hàng hóa một cách an toàn và đảm bảo bảo vệ hàng trong quá trình vận chuyển. Đánh dấu chính xác các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, cân nặng, và thông tin liên hệ trên các bao bì và thùng carton. Bước 6: Vận chuyển hàng hóa Chọn phương tiện vận chuyển phù hợp như đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ. Liên hệ với các công ty vận chuyển và tổ chức vận chuyển hàng hóa để sắp xếp quá trình vận chuyển. Bước 7: Kiểm tra và thông quan hải quan Hàng hóa sẽ được kiểm tra bởi cơ quan hải quan tại cả Việt Nam và Malaysia. Quá trình thông quan hải quan đảm bảo rằng hàng hóa tuân thủ các quy định nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu hải quan của Malaysia. Bước 8: Thanh toán và giải quyết các khoản phí Thực hiện thanh toán các khoản phí và chi phí liên quan như phí vận chuyển, phí hải quan, thuế và các khoản phí khác. Bước 9: Giao nhận hàng hóa Sau khi thông quan hải quan, hàng hóa sẽ được giao đến địa điểm đích trong Malaysia theo thỏa thuận giữa bạn và người nhận hàng. Trong quá trình thực hiện các quy trình vận chuyển hàng hóa gửi đi Malaysia, các bạn hãy liên hệ nhanh đến các đơn vị forwarder, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đi Malaysia uy tín để được hỗ trợ. Hoặc liên hệ ngay để công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ nhanh. Tham khảo:5 Đơn vị chuyển nhanh quốc tế uy tín nhất hiện nay 3. Thời gian chuyển hàng từ Việt Nam sang Malaysia Không có thời gian xác định thời gian gửi hàng đi Malaysia mà sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố như: Phương thức vận chuyển, thời gian làm thủ tục xuất nhập cảng, loại hình vận chuyển (vận chuyển FCL hay LCL), thời tiết,.... Tuy nhiên, các bạn có thể tính xác suất thời gian gửi hàng đi Malaysia là từ 2 - 10 ngày. Nếu các bạn mong muốn vận chuyển nhanh thì có thể lựa chọn hình thức chuyển phát nhanh bằng đường hàng không. Mặc dù chi phí vận chuyển cao hơn nhưng sẽ tối ưu thời gian vận chuyển một cách tối đa. 4. Phương thức vận chuyển hàng đi Malaysia Sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế: Có nhiều công ty vận chuyển hàng hóa quốc tế cung cấp dịch vụ vận chuyển từ Việt Nam đi Malaysia. Bạn có thể tìm kiếm và liên hệ với những công ty này để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ và phí vận chuyển. Ngoài ra, để vận chuyển hàng đi malaysia, các bạn có thể lựa chọn hình thức vận chuyển bằng đường hàng không hoặc vận chuyển bằng đường biển. Để lựa chọn được phương thức vận chuyển phù hợp, các bạn nên liên hệ với các đơn vị vận chuyển hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng đi malaysia để được tư vấn chi tiết. Trong quá trình vận chuyển hàng hóa đi Malaysia, bạn cần lưu ý các quy định về thủ tục hải quan, giấy tờ, và các yêu cầu khác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa vào Malaysia. Đảm bảo rằng bạn đã thực hiện đầy đủ các thủ tục và tuân thủ các quy định pháp lý để tránh gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 5. Những vấn đề cần lưu ý khi gửi hàng đi Malaysia Thực hiện các thủ tục xuất khẩu: Đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục và giấy tờ xuất khẩu theo quy định của cả Việt Nam và Malaysia. Điều này bao gồm việc đăng ký với cơ quan chức năng, khai báo hải quan, và xác nhận các yêu cầu xuất khẩu. Kiểm tra quy định hải quan và pháp lý: Nắm vững các quy định hải quan và pháp lý của cả Việt Nam và Malaysia liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Điều này đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng quy trình và yêu cầu hải quan, bao gồm việc khai báo hàng hóa, thuế nhập khẩu, và các chứng từ cần thiết. Đóng gói và đánh dấu hàng hóa: Hãy đảm bảo rằng hàng hóa được đóng gói và đánh dấu chính xác để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển. Sử dụng vật liệu đóng gói chất lượng và ghi chú rõ ràng các thông tin cần thiết như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, và thông tin liên hệ. Kiểm tra và tuân thủ các quy định về vận chuyển: Đảm bảo rằng phương tiện vận chuyển và công ty vận chuyển hàng hóa của bạn tuân thủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, bao gồm việc kiểm tra các giấy phép, chứng chỉ và bảo hiểm cần thiết. Xác định các yêu cầu nhập khẩu của Malaysia: Trước khi xuất khẩu hàng hóa, nghiên cứu và hiểu rõ các yêu cầu nhập khẩu của Malaysia theo các quy định pháp lý về giao thương hàng hóa Việt Nam - Malaysia và quy định xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Liên hệ với các đối tác và chuyên gia: Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ các đối tác xuất khẩu kinh nghiệm và chuyên gia hải quan để đảm bảo quá trình xuất khẩu diễn ra thuận lợi và tuân thủ đúng quy định. Quan trọng nhất, hãy luôn nắm vững thông tin và cập nhật các quy định và thay đổi liên quan đến xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia để đảm bảo tuân thủ đúng quy trình và tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn. Các bạn mong muốn Gửi hàng đi Malaysia giá rẻ uy tín và nhanh chóng với đội ngũ chuyên viên hỗ trợ chuyên nghiệp, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn miễn phí từ các chuyên gia hàng đầu về vận tải quốc tế và cung cấp dịch vụ gửi hàng đi Malaysia. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm