Preloader Close

Tìm kiếm

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu dù vô tình hay cố ý đều bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Vây những trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? Xử phạt như thế nào? 1. Căn cứ pháp lý Để xác định khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? bị phạt bao nhiêu và mức độ sai phạm, sẽ căn cứ vào Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. 2. Khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Theo Công văn 1523/BTC-TCHQ của Bộ tài chính ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ được thực hiện như sau: Những hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ Việt Nam được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do. Khi khai hải quan, người khai sẽ khai như sau: Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&VN. + Nếu hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại các thông tư, nghị định trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam. Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#&KXĐ. + Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa). Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa là hành vi kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những trường hợp này đều sẽ bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước. 3. Mức xử phạt với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không? phạt như thế nào? Đối với những trường hợp doanh nghiệp có hành vi vi phạm về khai sai xuất xứ hàng hóa, Luật hải quan 2014 đã đưa ra quy định chi tiết về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể tại Khoản 2, Điều 10 Luật hải quan 2014 quy định: Đối với người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải: + Thực hiện hành vi gian dối trong việc làm thủ tục hải quan; + Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; + Gian lận thương mại, gian lận thuế; + Đưa hối lộ hoặc thực hiện hành vi khác nhằm mưu lợi bất chính; + Cản trở công chức hải quan thi hành công vụ; + Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin hải quan; + Hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu quy định có đưa ra các nội dung chi tiết về khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phạt bao nhiêu. Cụ thể như sau: + Trường hợp khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. + Các cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa. + Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này. Theo nội dung chi tiết tại điều 8 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP, đối với hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa, cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. – Theo quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 14 Nghị Nghị định 128/2020/NĐ-CP, việc cá nhân, tổ chức khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa được xem là hành vi trốn thuế. Với hành vi trốn thuế, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc trong một số trường hợp nhất định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, với tùy theo hành vị và mức độ sai phạm, các cá nhân, tổ chức khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp từng vi phạm cũng để lại hình ảnh xấu trong hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa của những lô hàng sau. Do đó, để đảm bảo việc khai báo xuất xứ và các mục khai hải quan chính xác, tránh các trường hợp vô tình bị nhầm lẫn, sai sót, các đơn vị nhập khẩu nên tìm các đơn vị, đại lý khai báo hải quan chuyên nghiệp để hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo quy định của pháp luật, khi xuất nhập khẩu hàng hóa thì cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải mở tờ khai hải quan. Đây cũng là 1 trong 4 yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hưởng chính sách thuế suất thuế GTGT 0% với đầu ra và khấu trừ thuế đầu vào. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất khẩu không cần tờ khai hải quan, đó là những trường hợp nào? Căn cứ pháp lý về các trường hợp xuất khẩu không cần tờ khai hải quan - Khoản 50 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa bổ sung tại điều 74 thông tư 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu. - Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định ... - Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ có Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013, quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tham khảo công văn 3521/CT-TTTH – 2023 Tham khảo công văn 1061/CT-TTTH Các trường hợp không phải mở tờ khai hải quan Căn cứ theo khoản 50 điều 1 thông tư số 39/2018/TT BTC và điều 74 tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, những hàng hóa, dịch vụ bán vào khu chế xuất sẽ không phải làm thủ tục hải quan trong trường hợp: 1, Cung cấp dịch vụ 2, Cung cấp phần mềm qua phương tiện điện tử (tải trực tiếp qua mạng) (TH bán phần mềm dưới hình thức hồ sơ, tài liệu cứng thì vẫn phải lập tờ khai) 3, Xây dựng, lắp đặt công trình 4, Cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và đồ dùng sinh hoạt hàng ngày phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX, vật liệu xây dựng để xây dựng công trình trong DNCX 5, Hàng hóa trao đổi giữa các DNCX hoặc đưa vào đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa và một số công đoạn trong hoạt động sản xuất. 6, Hàng hóa DNCX nhập khẩu từ nước ngoài về đã nộp thuế và thực hiện các thủ tục theo quy định khi trao đổi, mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan. 7, Hàng hóa bán từ doanh nghiệp nội địa vào khu chế xuất và DNCX đã nộp đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp thông thường trong trường hợp mặt hàng đó không phải nộp thuế xuất khẩu thì không phải lập tờ khai hải quan. Đối với những trường hợp mặt hàng đóng thuế xuất khẩu, chủ hàng sẽ không phải làm thủ tục hải quan nếu loại hàng hóa được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của DNCX. Trên đây là chi tiết các trường hợp xuất khẩu không cần tờ khai hải quan và căn cứ pháp lý áp dụng cụ thể. Các bạn cần thông tin tư vấn cụ thể về tờ khai hải quan, thủ tục hải quan, vận chuyển và các dịch vụ logistics khác, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Đối với những hàng hóa nhập khẩu bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu chất lượng sẽ bị hủy theo quy định. Nhưng trước khi hàng hóa được tiêu hủy, doanh nghiệp phải xuất trình đầy đủ các thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu, thủ tục gồm những gì? thực hiện như nào? 1. Căn cứ pháp lý, quy định về việc tiêu hủy hàng hóa Luật Hải quan ngày 23/6/2014. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày 06/4/2016. Luật Quản lý ngoại thương ngày 12/6/2017 Luật bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020. Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 sửa đổi tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 69/2018/NĐ- CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương: Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Và một số quy định khác quy định về các mặt hàng và trường hợp hàng hóa phải tiêu hủy theo quy định đối với từng loại hình hàng hóa cụ thể. 2. Thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu Thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào từng loại hình hàng hóa, lý do tiêu hủy: loại hình gia công, loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (SXXK), hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên. a) Đối với loại hình Gia công: Theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT; Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, hồ sơ đề nghị tiêu hủy đối với hàng hóa thuộc loại hình Gia công gồm: – Văn bản của tổ chức, cá nhân gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phương án sơ hủy, tiêu hủy: 01 bản chính. Văn bản nêu rõ các nội dung: Hàng hóa tiêu hủy thuộc Hợp đồng gia công Tên hàng; Mã nguyên liệu/sản phẩm…(nếu có); Số lượng; Đơn vị tính (theo tờ khai nhập khẩu đối với trường hợp tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, thiết bị, máy móc; theo thỏa thuận HĐGC đối với tiêu hủy phế liệu, sản phẩm hỏng, lỗi); Phương án sơ hủy, tiêu hủy; Hình thức, thời gian dự kiến và địa điểm tiêu hủy. – Hợp đồng gia công hoặc Chỉ định thông báo tiêu hủy của đối tác thuê gia công (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao; – Văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tiêu hủy phế liệu, phế phẩm: 01 bản sao; – Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao; – Giấy phép môi trường của đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm theo quy định (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao. b) Đối với loại hình nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất. Theo quy định Nghị định số 08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT; Điều 72 Thông tư số 38/2015/TT-BTC; Điều 75, 79 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51, 55 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, hồ sơ đề nghị tiêu hủy gồm: – Văn bản của tổ chức, cá nhân gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy: 01 bản chính. - Văn bản thông báo tiêu hủy phải thể hiện các nội dung: + Đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị: tên hàng, số lượng, đơn vị tính, mã nguyên liệu vật tư theo tờ khai nhập khẩu; + Đối với phế liệu/phế phẩm: tên hàng, số lượng, đơn vị tính, mã sản phẩm; + Phương án tiêu hủy, hình thức, thời gian dự kiến và địa điểm tiêu hủy. – Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao; – Giấy phép môi trường của đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý phế liệu, phế phẩm theo quy định (nộp 1 lần khi nộp hồ sơ lần đầu): 01 bản sao. c) Đối với doanh nghiệp ưu tiên (DNUT). Hồ sơ tiêu hủy theo hướng dẫn từng loại hình hoạt động xuất nhập khẩu tại khoản a, b mục 1 phần II công văn này. 3. Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT Đối tượng và điều kiện được miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT Những hàng hóa gồm Nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu bị thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ sẽ được hưởng chính sách miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Hàng hóa đã thông quan và được cơ quan chức năng xác định rõ việc thiệt hại có nguyên nhân do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ và tỷ lệ thiệt hại; - Được cơ quan hải quan và cơ quan thuế kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các giấy tờ liên quan, xác định nguyên liệu, máy móc, thiết bị đã nhập khẩu nhưng thực tế thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra không tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài. Trường hợp nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây ra có thực hiện bảo hiểm và đã được cơ quan bảo hiểm bồi thường thiệt hại bao gồm cả tiền thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thì không được xử lý miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng. 4. Thủ tục, trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 237/2009/TT-BTC có quy định chi tiết về Thủ tục và trình tự miễn, giảm, không thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT như sau: Nộp và tiếp nhận hồ sơ: - Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được xét miễn, giảm, không thu thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng xét miễn, giảm, không thu thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ; Nộp hồ sơ cho Cục hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu. a) Trường hợp hồ sơ xét miễn, giảm, không thu thuế được nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan, công chức hải quan tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ. b) Trường hợp hồ sơ gửi bằng đường bưu chính, công chức hải quan đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan hải quan. - Tiếp nhận và xử lý hồ sơ Sau khi chi Cục hải quan tỉnh, thành phố nhận được hồ sơ của người nộp thuế nhập khẩu sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau: a) Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ; b) Trường hợp không đúng đối tượng thì yêu cầu thực hiện nộp đủ thuế theo quy định; c) Nếu hồ sơ đầy đủ thì phối hợp với cơ quan thuế địa phương kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ nhập kho, xuất kho liên quan đến lô hàng bị thiệt hại; đối chiếu các giao dịch kinh doanh của Doanh nghiệp theo hướng dẫn về kiểm tra trước hoàn thuế sau tại khoản 5 Điều 127 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 để xác định thực tế và mức độ thiệt hại của nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu, nguyên nhân thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu không tiêu thụ tại thị trường nội địa và không xuất khẩu; Thời gian hoàn thành việc kiểm tra là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp. d) Nếu kết quả kiểm tra đủ điều kiện được hưởng chính sách miễn, giảm, không thu thuế theo quy định thì Cục Hải quan địa phương lập hồ sơ gửi Tổng cục Hải quan. Hồ sơ bao gồm: + Hồ sơ do Doanh nghiệp lập (theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này); + Biên bản kiểm tra tại doanh nghiệp như nêu tại điểm c khoản 2 Điều này; + Văn bản báo cáo về đề nghị miễn, giảm, không thu thuế của người nộp thuế trong đó nêu rõ: Nguyên nhân dẫn đến việc nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị thiệt hại, tổn thất; Số tiền thuế được miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT; Số tiền thuế còn phải nộp; - Trên cơ sở hồ sơ và báo cáo do Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi, Tổng cục Hải quan kiểm tra, trình Bộ Tài chính quyết định việc miễn, giảm, không thu thuế theo quy định. Trên đây là những thông tin về quy định về việc tiêu hủy hàng hóa, các thủ tục tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu cần thiết và thủ tục miễn, giảm nêu cụ thể số thuế nhập khẩu, số thuế GTGT. Trong quá trình nhập khẩu khẩu hàng hóa, doanh nghiệp gặp các vấn đề về tiêu hủy hàng nhập khẩu, xuất khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan hoặc các vấn đề về thuế,... hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết hơn theo các quy định đối với các loại hình hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Năm 2024, Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu có gì thay đổi không? Các quy định này thay đổi như thế nào? Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định như thế nào? 1. Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu theo Danh mục hàng hóa Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu phân loại theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu được chia thành phần như sau: [1] Danh mục Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu được chi tiết theo mã hàng 08 chữ số, mô tả hàng hoá theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC và có chi tiết thêm mục “Riêng” với mô tả đặc tính hàng hoá theo đúng tên của hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng. [2] Thuế suất thuế GTGT: - Ký hiệu (*) tại cột thuế suất trong Biểu thuế GTGT quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. - Ký hiệu (5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế GTGT quy định cho các mặt hàng thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% thống nhất ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại (bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán mủ cao su sơ chế, nhựa thông sơ chế, bông sơ chế cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại). - Ký hiệu (*,5) tại cột thuế suất trong Biểu thuế GTGT quy định cho các mặt hàng là đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu tự sản xuất, đánh bắt bán ra, ở khâu nhập khẩu và áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 5% ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp thuế suất thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, thực phẩm tươi sống, ở khâu kinh doanh thương mại. - Ký hiệu (10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế GTGT quy định cho các mặt hàng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT là 10% thống nhất ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. - Ký hiệu (*,10) tại cột thuế suất trong Biểu thuế GTGT quy định cho các mặt hàng là vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác (nhóm 71.08) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu nhưng phải chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại với mức thuế suất thuế GTGT là 10%. Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất năm 2024 như sau: Các bạn có thể tải biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất năm 2024 tại đây để nắm cụ thể mức thuế giá trị gia tăng mới nhất 2024. để theo dõi chi tiết. 2. Hàng hóa nhập khẩu nào không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT? Căn cứ theo khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, những mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm: - Hàng hóa nhập khẩu để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. - Hàng hóa nhập khẩu là quà tặng cho các cơ quan gồm: + Cơ quan nhà nước. + Tổ chức chính trị. + Tổ chức chính trị - xã hội. + Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. + Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, + Đơn vị vũ trang nhân dân. - Hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ. - Hàng hóa nhập khẩu là đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; - Hàng hóa nhập khẩu là hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Các bạn có thể tìm hiểu thêm:Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa 3. Cách xác định thuế GTGT với hàng nhập khẩu Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013, giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định theo công thức sau: Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá nhập tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. Trên đây là những thông tin mới nhất về Biểu thuế GTGT hàng nhập khẩu mới nhất năm 2024 được Lacco cập nhật. Hy vọng, với những thông tin này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng và chủ động trong việc tính toán các khoản thuế và cân đối chiến lược kinh doanh phù hợp. Các bạn cần hỗ trợ về thuế và các hoạt động xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Mới đây, 2 lô sầu riêng và ớt xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã bị buộc phải tiêu hủy. Lý do hải quan Nhật Bản buộc phải tiêu hủy 2 lô hàng là do tồn dư lượng hóa chất vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Lượng hóa chất vượt quá tiêu chuẩn của lô hàng sầu riêng và ớt xuất khẩu Nhật Bản 2 lô hàng xuất khẩu vừa bị tiêu hủy là của một doanh nghiệp lớn tại Việt Nam xuất đi từ ngày 5/10. Lô hàng gồm có khoảng 1,4 tấn Sầu riêng và hơn 4 tấn Ớt, tất cả đều được xét nghiệm và cho kết quả lượng tồn dư chất bảo vệ thực vật vượt quá hạn mức cho phép. Theo đó, khi 1,4 tấn Sầu riêng được vận chuyển đến Nhật Bản, cơ quan kiểm dịch nước này đã lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện tồn dư hoạt chất procymidone với hàm lượng 0,03 ppm, trong khi tiêu chuẩn cho phép của Nhật là 0,01 ppm. Đây là hoạt chất có trong thuốc trừ sâu có tác dụng diệt nấm mốc. Nó được coi là một chất độc có hại cho sức khỏea. Với 4 tấn ớt còn lại, cơ quan kiểm dịch Nhật Bản cũng đã lấy mẫu xét nghiệm với 4 hoạt chất, phát hiện có 2 hoạt chất tồn dư vượt ngưỡng cho phép gồm tricyclazole 0,2 ppm và hexaconazole 0,03 ppm (tiêu chuẩn cho phép là 0,01 ppm). Chính vì những sai phạm trên, cơ quan kiểm dịch của Nhật Bản đã yêu cầu phải tiêu hủy toàn bộ lô hàng mà không cho phép trả lại phía Việt Nam. Tham khảo:THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG 2023 Bài học sâu sắc với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Qua sự việc 5,4 tấn hàng nông sản Việt bị hải quan Nhật Bản yêu cầu tiêu hủy tại chỗ vừa qua đã để lại cho doanh nghiệp những bài học sâu sắc về việc đảm bảo an toàn hàng hóa xuất khẩu. Nhắc về vấn đề này, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản - ông Tạ Đức Minh đã nhanh chóng báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để khuyến cáo tình trạng hàng hóa vi phạm quy định tại nước nhập khẩu. Trên thực tế, các lô hàng trái cây và nông sản xuất khẩu của Việt nam sang các nước tiên tiến thường xuyên bị vi phạm về vấn đề này. Tuy nhiên, Nhật Bản là một trong những thị trường rất khó tính, doanh nghiệp muốn phát triển thị trường ổn định tại Nhật Bản và các thị trường tiềm năng khác thì bắt buộc phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm, giá bán và sản lượng cung ứng. ông Tạ Đức Minh cũng khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với Nhật Bản cần phải lưu ý đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu theo cam kết để tránh ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu Sầu riêng tháng 10/2023 Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động xuất nhập khẩu tháng 10/2023, Nhật Bản đang là thị trường đứng thứ 3 của Việt Nam, chiếm 7,4% tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, rau quả có giá trị xuất sang Nhật đạt hơn 150 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sầu riêng, 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất gần 1,3 triệu USD sầu riêng tươi sang Nhật, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn sầu riêng đông lạnh sang Nhật Bản đạt gần 1,2 triệu USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ 2022. Doanh nghiệp nhập khẩu sầu riêng tại Nhật đa phần là có quy mô nhỏ. Hàng được bán chủ yếu ở các siêu thị có số lượng người tiêu dùng người Việt mua sắm. Năm nay, sầu riêng là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục, dẫn đầu trong nhóm rau quả Việt Nam và chiếm tỷ trọng 51%. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng, 94% là hàng tươi được xuất đi 8 nước trên thế giới, 6% còn lại là hàng đông lạnh và hàng sấy. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sầu riêng Việt cao nhất với thị phần chiếm 97%, đạt gần 1,9 tỷ USD. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường quốc tế. Tuy nhiên, với tình trạng các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị tiêu hủy thường xuyên như này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín của các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Để biết thêm các thông tin chi tiết về xuất nhập khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản, tiêu dùng, hàng thiết bị máy móc,... các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết, hạn chế tối đa những rủi ro khi xuất khẩu hàng đi nước ngoài. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Căn cứ vào sự biến động của thị trường xuất nhập khẩu và chính trị và các tuyến đường thương mại trong năm 2023, Phaata đã đưa ra kịch bản tác động và tiềm năng tàu biển trong năm 2024. 1. Cầu giảm và cung vượt cầu tăng cường cạnh tranh Sự tan vỡ của các liên minh, chẳng hạn như quyết định của Maersk và MSC không gia hạn liên minh 2M của họ, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong ngành. Kết quả là nhu cầu ít hơn và cung vượt cầu có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh tăng cao và lợi nhuận thấp hơn. Ngành công nghiệp này có thể chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt để giành thị phần giữa các hãng vận tải, có khả năng đòi hỏi phải có thêm nhiều đợt sáp nhập và mua lại. Vladimir Tagasov, Giám đốc Phân tích tại FESCO, nêu bật những yếu tố độc đáo khiến thị trường vận tải container của Nga khác biệt với phần còn lại của thế giới. 2. Độ tin cậy về lịch trình tuyến container ngày càng tăng Độ tin cậy của lịch trình tuyến container đang được cải thiện, quay trở lại mức trước đại dịch. Mặc dù độ tin cậy về lịch trình toàn cầu giảm nhẹ vào tháng 8 năm 2023 nhưng ngành này vẫn đang trên đà phát triển tích cực. MSC nổi lên là hãng hàng không trong top 14 đáng tin cậy nhất vào tháng 8 năm 2023, tiếp theo là Maersk và Hamburg Süd. Bất chấp những cải tiến, thách thức vẫn tồn tại và ngành vẫn tập trung vào việc đạt được những cải tiến hơn nữa. Josilene Mattos, Giám đốc tài khoản toàn cầu cấp cao tại Hapag-Lloyd AG, nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của việc phát triển các quy định về môi trường đối với độ tin cậy của lịch trình. 3. Số lượng chuyến đi bị hủy sẽ tăng vào năm 2024 Số lượng chuyến trống biến động trong năm 2023 nhưng dự kiến sẽ tăng vào năm 2024 do biến động của thị trường. Mặc dù được tổ chức chặt chẽ hơn năm trước, các chuyến tàu trống vẫn là một chiến lược nhằm ổn định tỷ giá thị trường và quản lý mô hình nhu cầu. Những biến động đáng kể về số lượng chuyến vắng trên các tuyến vận tải chính phản ánh ngành vận tải toàn cầu năng động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như điều kiện thị trường và sự gián đoạn. Christian Roeloffs, Giám đốc điều hành của Container xChange, nhấn mạnh những thách thức đặt ra do độ tin cậy của dịch vụ vận chuyển và thương mại container mất cân bằng. 4. Sự sẵn có của container để duy trì sự mất cân bằng Những thách thức kinh tế ở Khu vực đồng Euro góp phần làm mất cân bằng thương mại container, ảnh hưởng đến lượng container sẵn có. Chỉ số sẵn có của container cho thấy gánh nặng container cao hơn ở các cảng như Rotterdam. Khi Khu vực đồng Euro phải vật lộn với cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, khu vực này phải vật lộn với thách thức về lượng container dư thừa khiến chi phí tái định vị vượt quá chi phí tài sản. “Vào năm 2023, thị trường vận tải container của Nga khác biệt đáng kể so với xu hướng toàn cầu. Nó được đặc trưng bởi sự tập trung ngày càng tăng vào quyền tự chủ, mạng lưới dịch vụ tuyến tính mở rộng với các cảng và tuyến đường mới, sự hỗ trợ liên tục của nhà nước đối với các nhà xuất khẩu, sự mất cân bằng thị trường địa phương và giá cước vận tải cao. Vladimir Tagasov, Giám đốc Phân tích, FESCO cho biết, những yếu tố này kết hợp lại khiến thị trường vận tải container của Nga trở nên khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Nguồn: Phaata
Xem thêm