Preloader Close

Tìm kiếm

Do vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ Quyết định 1357/QĐ-TCHQ Liên quan đến việc sử dụng Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tổng cục Hải quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan hướng dẫn hải quan địa phương và doanh nghiệp thực hiện đã hỗ trợ làm rõ một số vấn đề vướng mắc. Làm rõ vướng mắc về Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bản trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất) thì sử dụng mã loại hình A41. Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa dùng để làm hàng mẫu, trưng bày quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại cửa hàng bán lẻ, hàng mẫu kiểm tra chất lượng thì sử dụng mã loại hình H11. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước thì sử dụng mã loại hình B11. Trường hợp doanh nghiệp xuất trả hàng hóa đã nhập khẩu bị lỗi (hàng hóa chưa qua quá trình gia công, chế biến, sản xuất, sử dụng tại Việt Nam) ra nước ngoài thì sử dụng mã loại hình B13. Về mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất, theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam. Theo quy định tại khoản 21, khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 thì tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam là doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư) sử dụng mã loại hình A12- Nhập kinh doanh sản xuất. Về mã loại hình E21- Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công. Như vậy, trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác tại Việt Nam để gia công theo chỉ định của bên đặt gia công (nhập gia công tại chỗ) hoặc trường hợp bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E21. Về mã loại hình E52- Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài sử dụng trong trường hợp xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công. Như vậy, trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của bên đặt gia công (xuất gia công tại chỗ) hoặc trường hợp chuyển tiếp sản phẩm gia công theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP hoặc trường hợp bên nhận gia công xuất sản phẩm gia công cho doanh nghiệp khác ở nước ngoài theo chỉ định của bên đặt gia công thì sử dụng mã loại hình E52. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan sử dụng mã loại hình E15- Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa. Về trường hợp doanh nghiệp đã sử dụng mã loại hình A31 để nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhằm mục đích sửa chữa, tái chế theo hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL thì khi xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng mã loại hình B13- Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu. Trường hợp kể từ ngày 1/6/2021, khi nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu để sửa chữa, tái chế theo mã loại hình G13- Tạm nhập miễn thuế tại Quyết định 1357/QĐ-TCHQ thì khi xuất khẩu hàng hóa đã sửa chữa, tái chế doanh nghiệp sử dụng mã loại hình G23- Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế. Nguồn: Hải quan Online
Xem thêm
Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển, vận tải đường hàng không đã trở thành phương thức vận tải quốc tế và nội địa rất thông dụng. Với phương tiện vận chuyển bằng máy bay nên quy trình vận tải đường hàng không cũng như cách tính giá cước sẽ có nhiều khácbiệt so với các hình thức vận tải khác. Contents 1. Vận tải đường hàng không là gì?. 1 2. Ưu nhược điểm của vận tải đường hàng không. 1 - Ưu điểm của vận tải hàng không. 2 - Nhược điểm của vận tải hàng hóa đường không. 2 3. Quy trình vận tải đường hàng không. 2 a. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ. 3 b. Booking lịch bay. 3 c. Đóng hàng. 3 d. Thủ tục hải quan xuất khẩu. 4 e. Phát hành AWB. 4 f. Nhận chứng từ trước qua email 4 g. Thông báo hàng đến. 4 h. Lệnh giao hàng. 4 j. Thủ tục hải quan nhập khẩu. 4 k. Nhận hàng. 4 4. Cước vận chuyển hàng không. 4 5. Tìm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín, chuyên nghiệp 1. Vận tải đường hàng không là gì? Vận tải đường hàng không có tên tiếng anh Cargo Aircraft, hay Freighter. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa hiện đại bằng máy bay chuyên dụng hoặc phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane). Do Hàng hóa vận chuyển đường hàng không chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt giá trị. 2. Ưu nhược điểm của vận tải đường hàng không Vận tải đường hàng không là hình thức vận tải khá đặc biệt so với những phương thức vận tải khác như vận tải đường bộ, đường hàng không, đường biển,... Những đặc điểm về chi phí, thời gian, khối lượng, loại hàng hóa vận tải đường hàng không đã tạo ra những điểm khác biệt so với những hình thức vận tải khác. - Ưu điểm của vận tải hàng không Ưu điểm nổi bật nhất của vận tải hàng không phải nhắc đến là tốc độ vận chuyển. Máy bay có tốc độ cao nhất trong các phương tiện vận tải hiện nay. Trung bình máy bay chở hàng hoặc chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000km/h. Rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển (12-25 hải lý/giờ), tàu hỏa (ở Việt Nam chỉ khoảng 60-80km/h), hoặc ô tô tải (60-80km/h). Mức độ an toàn: So với các loại hình vận tải, vận chuyển bằng đường hàng không là hình thức vận chuyển hàng hóa an toàn nhất trong các phương thức. Do không bị ảnh hưởng bởi địa hình nên rất dễ dàng kết nối được với các quốc gia trên thế giới. Giảm thiểu tối đa các vấn đề rủi ro: làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp... trong quá trình vận chuyển Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khácPhí lưu kho thấp do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng… - Nhược điểm của vận tải hàng hóa đường không Hình thức vận chuyển hàng hóa đường hàng không đem lại rất nhiều lợi ích đối với khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có những nhược điểm mà nhà vận chuyển và doanh nghiệp cần phải chú ý: -Cước vận chuyển máy bay khá cao, thậm chí tính tới từng kilogram -Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng hóa có giá trị thấp -Khối lượng và kích thước hàng vận chuyển hạn chế. Không sử dụng được đối với những loại hàng hóa cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn. Nhằm đảm bảo an ninh hàng không, do đó tiêu chuẩn hàng hóa cũng yêu cầu nghiêm ngặt hơn so với các hình thức vận tải khác. Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: Trong điều kiện thời tiết xấu, các chuyến bay có thể bị trì hoãn và không thể chuyển hàng đến địa điểm theo đúng thời gian đã hẹn. Do đó, đối với hình thức vận tải đường hàng không đòi, các đơn vị vận tải cũng như doanh nghiệp cần phải cân đối cẩn thận về chi phí, thời gian đặt hẹn,... sao cho hiệu quả và tối ưu nhất. 3. Quy trình vận tải đường hàng không Để đảm bảo an toàn cho hàng hóa chuyển đến đúng tay người cần nhận cũng như chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ pháp lý, an toàn cho hàng hóa, quy trình vận tải đường hàng không cần phải thực hiện qua 10 bước: a. Ký hợp đồng vận chuyển với công ty dịch vụ Sau khi xem xét, quyết định gửi hàng vận chuyển tại đơn vị dịch vụ vận chuyển nào đó thì điều đầu tiên phải làm là phải ký hợp đồng. Hợp đồng vận chuyển là cực kỳ quan trọng để đảm bảo quyền lợi của chính khách hàng. b. Booking lịch bay Việc đặt chỗ máy bay vận chuyển là điều phải làm ngay sau khi ký hợp đồng, để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển. Khi nhận được Booking từ Forwarder các công ty dịch vụ phải kiểm tra lại các thông tin trên Booking như: sân bay đi, sân bay đến, thời gian khởi hành, số lượng, thể tích … để chuẩn bị hàng giao cho Forwarder. c. Đóng hàng Hàng hóa được đóng tại kho nhà vận chuyển để đảm bảo đúng quy cách đóng gói và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. Công ty vận chuyển hoặc Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng tại sân bay. Cung cấp Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận được lô hàng cần vận chuyển. d. Thủ tục hải quan xuất khẩu Khi hàng được vận chuyển ra sân bay thì cần xuất trình bộ chứng từ để giao hàng cho hãng hàng không và làm thủ tục hải quan. Các công ty dịch vụ vận chuyển hoặc bên Forwarder họ sẽ làm cho khách hàng luôn theo gói vận chuyển e. Phát hành AWB Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đơn hàng được hãng hàng không phát hành MAWB. Theo đó, 1 bản AWB gốc đã được gửi cùng lô hàng đến sân bay đích, còn lại công ty dịch vụ họ cầm phục vụ trong các việc cần thiết. Người xuất khẩu không nhất định phải gửi riêng bộ chứng từ mà có thể để bộ chứng từ đi kèm bản AWB gốc gửi cho người nhập khẩu. f. Nhận chứng từ trước qua email Sau khi lô hàng kèm bộ chứng từ đã được vận tải, Forwarder thường gửi qua email bản scan của AWB gốc số 3 mà họ nhận được cùng với bản scan của toàn bộ các chứng từ khác gửi cho người nhập khẩu. g. Thông báo hàng đến Đại lý của hãng vận tải thông báo hàng đến cho người nhập khẩu trước ngày máy bay đến. Người nhập khẩu cần kiểm tra các thông tin như: Ngày hàng đến, nơi lưu giữ hàng chờ thông quan, các loại phí phải nộp… h. Lệnh giao hàng Khi hàng đến, Forwarder thu lại HAWB bản gốc số 2, đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí như: phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (D/O), phí lao vụ (Labor fee)… và nhận Lệnh giao hàng (D/O) cùng bộ chứng gửi kèm theo hàng hóa. j. Thủ tục hải quan nhập khẩu Người nhập khẩu có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc thuê công ty Forwarder tại nước đó. k. Nhận hàng Forwarder làm thủ tục đăng ký lấy hàng tại kho hàng không, thanh lý tờ khai và chuyển hàng cho người nhập khẩu. 4. Cước vận chuyển hàng không Theo quy định tại Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association), cách tính cước phí vận chuyển hàng không chỉ cần áp dụng theo công thức: => Cước vận chuyển hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng hàng hóa. Trong đó, ·Đơn Giá Cước (Rate): Số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (chẳng hạn 16usd/kg). · Khối Lượng Tính Cước (Chargable Weight): Đây là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn. · Khối lượng tính cước sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của: · Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 300kg Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là: · Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng, và địa điểm sân bay đến. · Ngoài ra, cước phí vận chuyển đường hàng không còn bao gồm cả các loại phụ phí: ·Bill fee (Phí chứng từ): khoảng 250000 (đồng) cho 1 set ·Manifest transferring fee to US/ Canada/ Europe/ China/ Japan (AMS / ACI / ENS / AFR …): Phí truyền dữ liệu hải quan hàng đi Mỹ, Canada, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Khoảng 575.000 (đồng) cho 1 bill ·Screening & labour fee (Phí soi hàng và lao vụ): được tính khoảng 1.350 (đồng) cho mỗi kg. Lưu ý: Tối thiểu 160.000 Vnd/ Lô. Làm hàng ngoài giờ sẽ thu theo mức phí lao vụ của sân bay quy định · Overtime charge (Phí làm ngoài giờ): khoảng 350.000 cho mỗi lô (Sau 17:30 hàng ngày & 12:00 ngày thứ 7) ·Agent fee (Phí đại lý): Khoảng 530.000 (đồng) cho mỗi lô. 5. Tìm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không uy tín, chuyên nghiệp Hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vận tải hàng hóa đường không có thể dễ dàng tìm được đơn vị vận chuyển trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp, uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Logistics. Đồng thời các bạn cũng có thể tìm đến các công ty logistics, công ty forwarder uy tín tại khu vực vận chuyển. Bên cạnh đó, tốt nhất hãy lựa chọn những công ty có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy trình vận tải đường hàng không, bốc vác, chuẩn bị chứng từ,... đầy đủ để thuận lợi vận chuyển hàng đến nơi cần đến trong thời gian nhanh nhất. Khách hàng cũng có thể tìm hiểu thêm về dịch vụ vận chuyển hàng không của LACCO. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực logistics cùng đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm,phong cách làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp và rất nhiệt tình. Khách hàng sẽ được tư vấn và cung cấp các phương án vận tải hàng không tối ưu chi phí, an toàn và hiệu quả nhất.
Xem thêm
Do nhu cầu của thị trường cùng các chính sách mở rộng giao thương giữa Việt Nam với thị trường quốc tế, logistics và vận tải quốc tế đang hoạt động vô cùng nhộn nhịp. Để đảm bảo an ninh hàng hóa cũng như quyền lợi trong quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần chú ý nắm rõ các phương thức vận tải quốc tế cũng như Cước vận tải hàng hóa quốc tế để có thể tính toán và cân đối chi phí cho mỗi chuyển hàng. Mục lục 1. Vận tải quốc tế là gì?. 1 2. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển quốc tế. 1 3. Các phương thức vận tải quốc tế phổ biến. 3 + Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không: 3 + Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển: 3 4. Chứng từ vận tải quốc tế. 3 5. Cước vận tải hàng hóa quốc tế? 1. Vận tải quốc tế là gì? Vận tải quốc tế (Tên gọi tiếng anh: International Transport) là hình thức vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác bằng các phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau để đưa hàng từ vị trí người ván đến địa điểm của người mua. Vận tải quốc tế hoạt động vô cùng quan trọng trong tiến trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy hoạt động Logistics nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu buôn bán hay trao đổi trực tiếp với thị trường nước ngoài. 2. Các loại hàng hóa cấm vận chuyển quốc tế Mặc dù vận tải quốc tế có tác dụng rất lớn, thúc đẩy hoạt động giao thương kinh tế. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, một số mặt hàng sẽ bị cấm vận chuyển quốc tế như: – Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng – Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ – Các chất ma túy và chất kích thích thần kinh; Các loại hóa chất, tiền chất bị cấm – Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách; ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam – Các loại pháo – Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm cả các chương trình trò chơi điện tử) – Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật – Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng – Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người – Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam- Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe của con người, môi trường, hệ sinh thái – Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe của con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái – Khoáng sản đặc biệt, độc hại – Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường – Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam – Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam – Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép – Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole – Vật hoặc chất dễ nổ, dễ cháy và hóa chất độc hại hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường – Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá trị như tiền – Các loại kim khí quý (vàng, bạc, bạch kim…), các loại đá quý hay các sản phẩm khác được chế biến từ kim khí quý, đá quý – Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu – Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ – Các loại vật phẩm hàng hóa mà nhà nước cấm/hạn chế lưu thông, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu – Vật phẩm, ấn phẩm, hàng hóa cấm nhập khẩu – Bưu gửi chứa nhiều bưu gửi, gửi cho nhiều địa chỉ nhận khác nhau. - Các mặt hàng hạn chế gửi hoặc cần có quy định đặc biệt Ngoài các mặt hàng cấm, các đơn vị xuất - nhập khẩu cũng phải chú ý một số loại sản phẩm yêu cầu phải xuất trình đầy đủ được các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, được cơ quan có thẩm quyền xác nhận được phép xuất khẩu và nhập khẩu vào nước đến: – Chất lỏng: Bia, rượu, Coca cola, nước uống đóng chai có nhãn mác đầy đủ của nhà sản xuất và còn nguyên niêm phong; Dầu máy; Các loại hóa chất, dung dịch không xác định được nội dung – Thực vật: Chất bột hữu cơ (bột mì, bột gạo) có nhãn mác của nhà sản xuất; Hoa quả đóng chai; Hạt giống; Các loại thực vật sấy khô – Động cơ có chứa dầu: Chi tiết máy có chứa dầu đã làm sạch dầu; Chi tiết máy có chứa dầu – Vật dụng có chứa nguồn điện: Máy laptop cầm tay, điện thoại, máy hút bụi cầm tay – Các sản phẩm có chứa từ tính & các loại Pin – Hóa chất: Các loại bột; dung dịch; mẫu hóa chất… – Thuốc tân dược/ biệt dược/ nguyên liệu sản xuất thuốc/ Thuốc khác… – Mỹ phẩm có nhãn mác và không có nhãn mác – Các loại khoáng sản thô và đã qua chế biến 3. Các phương thức vận tải quốc tế phổ biến Hiện nay, phương thức vận tải quốc tế cũng khá đa dạng. Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng, số lượng, loại hàng hóa vận chuyển, điều kiện tài chính,... mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức vận chuyển quốc tế khác nhau. Cụ thể 2 phương thức được lựa chọn vận chuyển chủ yếu là đường hàng không và đường biển. Vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không: Vận tải quốc tế đường hàng không luôn được đảm bảo với tốc độ vận chuyển của bạn được giao hàng trong thời gian nhanh nhất, nhưng lại bị hạn chế về chủng loại của hàng hóa, không phải bất cứ lô hàng hóa nào bạn cũng có thể vận chuyển với hình thức này. Vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển: Vận tải quốc tế bằng đường biển có một ưu thế vượt trội chính là dịch vụ này thích hợp với tất cả các chủng loại hàng hóa, cho dù ở bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ vùng miền nào trên thế giới. Không những thế, đây còn là một trong những dịch vụ có tuyến đường đi thẳng, tất cả những tuyến đường đều có sự liên kết chặt chẽ với các cảng lớn nhỏ trên thế giới, hay đúng hơn là tất cả những nơi mà nó từng đặt chân tới. 4. Chứng từ vận tải quốc tế Trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế và giao nhận hàng hóa là khâu rất quan trọng trong nghiệp vụ ngoại thương. Như vậy, các loại thủ tục hải quan, chứng từ vận tải quốc tế quan trọng cần phải chuẩn bị bao gồm: - Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice) Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do Người bán, Nhà xuất khẩu lập ra trao cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua, Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền. Các loại hóa đơn: + Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) + Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice) + Hóa đơn chính thức (Final Invoice) + Hóa đơn chi tiết (Detail invoice) - Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading) Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng. Các loại vận đơn: + B/L đích danh (Straight Bill of Lading): Ghi rõ tên người nhận hàng + B/L theo lệnh (To order Bill of Lading): Giao theo lệnh người gửi hàng, hoặc nhận hàng, hoặc Ngân hàng. + B/L xuất trình (To Bearer Bill of Lading): Không ghi tên người nhận hàng hoặc theo lệnh, vì thế, hàng chỉ được giao cho người nào xuất trình vận đơn. + B/L hoàn hảo (Clean Bill of Lading): Không có ghi chú tình trạng khiếm khuyết của bao bì và hàng hóa. + B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading): Có những ghi chú bất thường về tình trạng bao bì,hàng hóa. + B/L chở suốt (Through Bill of Lading): Sử dụng cho tàu chở hàng hóa trước khi đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau. Người vận tải đầu tiên phải ký phát vận đơn đại diện cho tất cả các chuyến đi đó và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển còn lại đến cảng đích. + B/L đi thẳng (Direct Bill of Lading): Dùng một tàu để chở trong toàn hành trình. - Phiếu đóng gói: (Packing List) Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định. - Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin) Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định. - Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ: (Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight)/Bags/Crop) Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm. Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,… - Bảo hiểm đơn: - Giấy chứng nhận vệ sinh - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật - Tờ khai hải quan + Hoá đơn thương mại (comercial invoice) + Hóa đơn lãnh sự (Consular invoice) + Hóa đơn hải quan (Customs invoice) + Bảng kê bao bì hàng hóa (Packing List) + Bảng kê chi tiết (Specification) + Vận đơn (Bill of lading) + Vận đơn đường bộ (Way bill) + Vận đơn đường sắt (Railway bill) + Vận đơn đường biển (Marine Bill) + Vận đơn đường hàng không (Airway Bill) + Hợp đồng bảo hiểm (Insurance policy) Các loại giấy chứng nhận + Giấy chứng nhận trọng lượng hàng hóa (Certificate of weight) + Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Certificate of quality) + Giấy chứng nhận số lượng hàng hóa (Certificate of quantity) + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) + Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch (Certificate of sanitary health) + Giấy chứng nhận hạn ngạch xuất khẩu (Export quota Certificate) + Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) + Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation Certificate ) + Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate). Có thể thấy, hình thức vận tải quốc tế đòi hỏi chuẩn bị rất nhiều thủ tục, chứng từ xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị logistics hỗ trợ đăng ký làm thủ tục hải quan và chứng từ để giải quyết nhanh chóng và đầy đủ hồ sơ vận chuyển hàng quốc tế. 5. Cước vận tải hàng hóa quốc tế? Để tính toán cụ thể cước vận tải hàng hóa quốc tế, cần căn cứ vào nhiều thông tin bao gồm: Loại hàng hóa, trọng lượng, hình thức vận chuyển quốc tế, tuyến đường vận chuyển... Bên cạnh đó, thuế hàng hóa cho từng khu vực và quốc gia cũng khác nhau. Công thức tính trọng lượng quy đổi từ kích thước của bưu kiện, hàng hóa được tính như sau: + Trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài * Chiều rộng * Chiều cao)/5000. +Trong đó: chiều dài, chiều rộng, chiều cao được đo bằng đơn vị là cm. Công thức trên được áp dụng đối với vận chuyển hàng hóa đường bộ, đường biển và đường hàng không. Tuy nhiên, để tính chính xác được các chi phí vận tải quốc tế còn căn cứ vào nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa và thuế quan khác nữa. Bên cạnh đó, các phương án vận chuyển hàng hóa cũng cần được tính toán cẩn thận để vận chuyển nhanh nhất và tối ưu chi phí nhất cho doanh nghiệp. Mọi vấn đề về dịch vụ vận tải quốc tế, thủ tục hải quan và các loại giấy phép chuyên ngành về xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, các bạn vui liên hệ trực tiếp với Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết, đảm bảo hiệu quả và tối ưu cho doanh nghiệp. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Vận tải đường biển được xem là hình thức vận tải quốc tế tiện lợi và ra đời từ rất sớm tại phương tây. Đến nay, vận tải biển vẫn là hình thức vận chuyển hàng hóa quốc tế được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, quy trình vận tải biển và chi phí vận chuyển như thế nào? Mục tiêu 1. Vận tải đường biển là gì?. 1 2. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển. 1 - Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 1 - Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 1 - Cách tính số lượng kiện trên container hiện tại: 2 - Những mặt hàng bạn nên vận tải bằng đường biển. 2 3. Quy trình vận chuyển đường biển. 2 4. Cách tính cước vận tải đường biển. 3 a. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container) 3 b. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ) 3 5. Chứng từ vận chuyển đường biển 1. Vận tải đường biển là gì? Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển. Tùy vào tuyến đường, loại hàng hóa, phương tiện vận chuyển là các tàu thuyền và phương tiện xếp, tháo gỡ hàng hóa như xe cần cẩu… Cơ sở hạ tầng để phục vụ cho vận tải đường biển bao gồm các cảng biển, các cảng trung chuyển… Hình thức vận tải biển thích hợp với các chuyến hàng giao thương quốc tế hoặc nội địa tại khu vực gần biển và các khu vực liền kề có tàu cập bến. Do các tàu vận chuyển thường quy mô và trọng tải lớn nên thông thường hình thức vận tải đường biển được áp dụng nhiều cho ngành xuất nhập khẩu để chở số lượng hàng hóa có khối lượng lớn. Việt nam là quốc gia có đường bờ biển khá dài nên hình thức vận tải biển đang rất phát triển và được nhà nước đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, phương tiện và hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa trong nước, tiền đề giúp dịch vụ logistics[LINK] trong nước phát triển mạnh mẽ. 2. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển Đối với ngành vận tải đường biển, có 3 vấn đề cần chú ý đó là phương thức vận chuyển, khối lượng hàng và loại hàng hóa vận tải bằng đường biển. Cụ thể: - Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải: + Vận chuyển bằng container + Vận chuyển bằng sà lan đối + Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh. Mỗi phương thức vận chuyển quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ. Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không, vận chuyển đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển quốc tế bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển. Khối lượng hàng hóa được tính theo giá trị nào cao hơn. Mỗi phương thức vận chuyển có cách chia khối lượng hàng hóa khác nhau, Cách chia và xác định khối lượng hàng hóa sẽ được thể hiện ở dưới đây: - Cách tính số lượng kiện trên container hiện tại: + Số lượng (container 20) = 28/thể tích kiện (m3) + Số lượng (container 40) = 60/thể tích kiện (m3) + Số lượng (container 40 cao) = 60/thể tích kiện (m3) + Cách tính thể tích kiện: Thể tích kiện(m) = Dài x Rộng x Cao Ví dụ: kiện hàng của quý khách có kích thước là d:0.31, r:0.32, cao: 0,55 Thể tích kiện: 0.31 x 0.32 x 0.55 = 0.05456 - Những mặt hàng bạn nên vận tải bằng đường biển Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải đường biển như sau: Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…; + Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…; + Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp… Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển: + Vận chuyển bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu; + Vận chuyển bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá…; + Vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng. Như vậy, từ ưu điểm cũng như quy định về những mặt hàng được vận chuyển bởi hình thức vận tải đường biển thì người gửi có thêm cho mình một lựa chọn vận chuyển hàng hóa hiệu quả. 3. Quy trình vận chuyển đường biển Quy trình một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển gồm 8 bước: Bước 1: Đàm phán và ký kết hợp đồng Bước 2: Xin giấy phép xuất khẩu Bước 3: Đặt booking và lấy container rỗng Bước 4: Chuẩn bị hàng và kiểm tra hàng xuất Bước 5: Mua bảo hiểm cho lô hàng Bước 6: Làm thủ tục hải quan Bước 7: Giao hàng cho tàu Bước 8: Thanh toán tiền 4. Cách tính cước vận tải đường biển Cước vận chuyển hàng hóa đường biển là các chi phí để vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ người gửi tới địa chỉ người nhận trên một container hoặc là CMB. Quan trọng là cưới vận tải đường biển sẽ không giống nhau. Căn cứ tính cước phí sẽ áp dụng theo nguyên tắc so sánh giá giữa thể tích và trọng lượng sẽ áp vào cái nào lớn hơn. Ngoài ra, Giá cước vận chuyển không cố định mà có sự khác nhau giữa khoảng cách các tuyến đường, số lượng, trọng lượng, hãng tàu, Forwarder. Thể tích được tính theo đơn vị CBM còn trọng lượng tính theo KGS. Khi thực hiện so sánh sẽ cân trọng lượng của hàng và đo thể tích thực của hàng hóa đó, rồi quyết định xem loại hàng hóa này được áp dụng theo giá trị nào. Cụ thể cách tính cước phí vận tải đường biển như sau: a. Đối với hàng FCL (hàng nguyên container) Những Đơn vị tính phí của hàng FCL thường tính trên đơn vị container hoặc Bill hoặc shipment. Vì thế khi tính phí cho hàng FCL ta tính như sau: Với những chi phí tính trên container ta lấy giá cước x số lượng container Với những chi phí tính trên Bill hoặc trên shipment thì ta lấy giá cước x số lượng bill hoặc số lượng shipment đó. b. Đối với hàng LCL (Hàng lẻ) + Đơn vị sẽ tính cước vận chuyển dựa trên hai đơn vị tính: Trọng lượng thực của lô hàng ( được cân – đơn vị tính: KGS) Thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng – đơn vị tính: CBM) + Sau đó tiếp tục đi đến công thức: 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS 1 tấn >= 3CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM Với công thức tính cước phí vận tải bằng đường biển mà Lacco [LINK] chia sẻ các bạn có thể chủ động từ tính toán và cân đối trước giá cước vận chuyển hàng hóa để dự trù trước chi phí vận tải và cũng lựa chọn được đơn vị vận tải có mức giá phù hợp nhất. 5. Chứng từ vận chuyển đường biển Các loại chứng từ vận tải đường biển cơ bản bao gồm: – 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của bộ thương mại hoặc bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp. – 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu – 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng – 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm làm thủ tục hải quan). – 02 bản chính bản kê chi tiết hàng hoá (đối với hàng không đồng nhất). Các chứng từ cần chuẩn bị để xuất trình với hải quan bao gồm: a. Tờ khai hải quan b. Hợp đồng mua bán ngoại thương c. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp d. Bản kê chi tiết hàng hoá (cargo list) e. Các chứng từ lên qua đến tàu và cảng Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm: - Chỉ thị xếp hàng (shipping note) - Biên lai thuyền phó (Mate's receipt) - Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) - Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest) - Phiếu kiểm đếm (Dock sheet Tally sheet) - Sơ đồ xếp hàng (Ship's stowage plan) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - Phiếu đóng gói (Packing list) - Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quantity/weight) - Chứng từ bảo hiểm. Chi tiết, các bạn có thể liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải đường biển mà quý vị đang hợp tác để hỗ trợ tư vấn chính xác. g. Chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng nhập khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ, chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu trong trường hợp gặp vấn đề rủi ro hoặc khúc mắc trong quá trình vận chuyển để khiếu nại đòi bồi thường: - Biên bản kết toán nhận hàng với tàu - Biên bản kê khai hàng thừa thiếu - Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ - Biên bản giám định phẩm chất - Biên bản giám định số trọng lượng - Biên bản giám định của công ty bảo hiểm - Thư khiếu nại - Thư dự kháng. Trên đây là đầy đủ, chi tiết các thông tin về Vận tải đường biển là gì? Quy trình, chi phí vận tải đường biển. Thông qua những kiến thức cơ bản này, các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có thể chủ động hiểu hơn về quá trình vận tải đường biển được tiến hành như thế nào, chi phí và các loại chứng từ cần phải chuẩn bị để vận chuyển được lô hàng đến với khách hàng. Nếu còn vấn đề thắc mắc hoặc cần hỗ trợ chứng từ, kê khai hải quan và vận chuyển hàng hóa quốc tế - nội địa bằng đường biển. Anh/chị hãy liên hệ trực tiếp với Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ kịp thời với các giải pháp Logistics tối ưu nhất. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Bắt đầu từ ngày 1/7/2021, rất nhiều chính sách về dân dịch cũng như dành cho doanh nghiệp sẽ bắt đầu được tiến hành. Từ các vấn đề bảo hiểm y tế, đăng ký tạm trú tạm vắng, làm thẻ căn cước công dân,... Trong lĩnh vực Logistics, ngày 1/7/2021, TP. HCM cũng chính thức áp dụng nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND thu phí hạ tầng cảng biển. Mục lục Nhiều thay đổi về chính sách ưu đãi với người có công Tăng trợ cấp cho nhiều đối tượng Áp dụng một số chính sách mới về bảo hiểm y tế Thu hồi, không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú Nhiều thay đổi lớn về đăng ký thường trú, tạm trú Thủ tục làm căn cước công dân có nhiều điểm mới Thu phí hạ tầng, dịch vụ công cộng khu vực cảng biển trên địa bàn TP. HCM Nhiều thay đổi về chính sách ưu đãi với người có công Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 được Quốc hội ban hành ngày 9/12/2020 về ưu đãi về người có công chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, thay thế cho Pháp lệnh năm 2005. Theo Pháp lệnh này, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đây là một chế độ mới mà trước đây chưa quy định cho các đối tượng người có công này. Với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, mức trợ cấp hằng tháng cũng được tăng từ ngày 1/7/2021, cụ thể là bằng 3 lần mức chuẩn (tức 4.872.000 đồng/tháng), thay vì 1 lần mức chuẩn như quy định trước đây. Riêng với vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha, mẹ đẻ của liệt sĩ khi còn sống, sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và được hỗ trợ về Bảo hiểm y tế. Tăng trợ cấp cho nhiều đối tượng Theo Nghị định 20 của Chính phủ, nhiều khoản trợ cấp cho các đối tượng hưởng bảo trợ xã hội được điều chỉnh tăng vào thời điểm 1/7/2021. Cụ thể gồm: - Trẻ mồ côi dưới 4 tuổi; trẻ nhiễm HIV thuộc hộ nghèo được hưởng trợ cấp 900.000 đồng/tháng, thay cho mức 675.000 đồng/tháng. - Người từ đủ 60 đến đủ 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng được hưởng trợ cấp 540.000 đồng/tháng, thay cho mức 405.000 đồng/tháng. - Người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp 720.000 đồng/tháng, thay cho mức 540.000 đồng/tháng; người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp 540.000 đồng/tháng, thay cho mức 405.000 đồng/tháng… - Trợ cấp mai táng người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tối thiểu là 18 triệu đồng (trước đây chỉ là 5,4 triệu đồng), với trường hợp gia đình tổ chức mai táng… - Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác cho hộ dân phải di dời khẩn cấp tối thiểu là 30 triệu đồng/hộ, trước đây tối đa là 20 triệu đồng/hộ… Áp dụng một số chính sách mới về bảo hiểm y tế Nhiều văn bản có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 cũng có một số quy định liên quan đến bảo hiểm y tế. Cụ thể như: - Luật Cư trú 2020 thay đổi khái niệm “hộ gia đình tham gia BHYT”. Theo đó, hộ gia đình tham gia BHYT là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú (trước đây là toàn bộ những người có tên trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú). - Nghị định 20 của Chính phủ bổ sung một số trường hợp được cấp thẻ BHYT miễn phí, như: Người đơn thân nghèo đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc con từ 16 đến 22 tuổi nhưng đang ăn học; Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng… - Thông tư 04 của Bộ Y tế quy định việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo định suất. - Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 2020 quy định vợ hoặc chồng liệt sĩ đã tái giá nhưng vẫn nuôi con liệt sĩ hoặc chăm sóc cha, mẹ đẻ của liệt sĩ cũng được hỗ trợ về BHYT (trong khi trước đây không được)… Thu hồi, không cấp mới sổ hộ khẩu, sổ tạm trú Ngày 1/7/2021, Luật Cư trú mới có hiệu lực, áp dụng 2 chính sách mới liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú - những cuốn sổ mà hơn 70 năm nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi hộ dân. Trước tiên là vấn đề thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú: Theo Luật Cư trú, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ đã cấp. Các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú và bị thu hồi sổ được Bộ Công an hướng dẫn tại Thông tư 55 (cũng có hiệu lực từ 1/7/2021) như sau: - Thủ tục đăng ký thường trú. - Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú. - Thủ tục tách hộ. - Thủ tục xóa đăng ký thường trú. - Thủ tục đăng ký tạm trú. - Thủ tục gia hạn tạm trú. - Thủ tục xóa đăng ký tạm trú. Như vậy, không phải tất cả Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đều bị thu hồi, mà chỉ khi người dân đi làm các thủ tục nêu trên thì mới bị thu hồi. Những sổ khác, không thuộc trường hợp bị thu hồi, vẫn sử dụng bình thường. Như vậy, thay vì một cuốn sổ bằng giấy, từ ngày 1/7/2021, việc quản lý dân cư sẽ được quản lý bằng dữ liệu điện tử. Cần lưu ý rằng, ngày 1/7/2021 là thời điểm không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, không phải là thời điểm bãi bỏ hoàn toàn hai loại giấy tờ này. Đến ngày 1/1/2023, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mới chính thức bị xóa bỏ hoàn toàn. Nhiều thay đổi lớn về đăng ký thường trú, tạm trú Trong thủ tục đăng ký tạm trú, Luật cũng không còn yêu cầu người thuê nhà phải có ý kiến đồng ý của chủ nhà. Đáng chú ý, Luật đã bổ sung quy định về những nơi không được đăng ký thường trú, tạm trú, như: Nhà nằm trên đất lấn chiếm; Nhà đã có quyết định thu hồi đất; Nhà đã có quyết định phá dỡ… Do đó, từ ngày 1/7/2021, người dân cũng cần lưu ý không thuê nhà, mua nhà ở các địa điểm này, vì không thể làm được thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú. Ngoài ra, Luật cũng quy định thêm nhiều trường hợp bị xóa đăng ký thường trú, điển hình nhất là 2 trường hợp: Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên, mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài; Bán nhà mà không được chủ nhà mới đồng ý cho giữ lại đăng ký thường trú. Thủ tục làm căn cước công dân có nhiều điểm mới Ngày 1/7/2021 cũng là thời điểm có hiệu lực của một số văn bản liên quan đến Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, cụ thể là Thông tư 59 và Thông tư 60 của Bộ Công an. Với hai Thông tư này, Bộ Công an đã có bước tiến mới trong quy trình, thủ tục cấp CCCD gắn chip - loại giấy tờ tùy thân quan trọng nhất của mỗi công dân. Thứ nhất, Bộ Công an yêu cầu thu hồi mọi Chứng minh nhân cũ (9 số, 12 số) khi người dân làm thủ tục đổi sang CCCD gắn chip. Thứ hai, thời gian tối đa để cấp CCCD cho người dân là 8 ngày làm việc. Thứ ba, mã QR Code trên thẻ CCCD chứa thông tin về số Chứng minh nhân dân cũ của người dân. Do đó, người dân không cần phải xin Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân và cung cấp khi làm các thủ tục, giao dịch sử dụng số Chứng minh nhân dân cũ như trước đây, trừ trường hợp mã QR Code không có thông tin về số Chứng minh nhân dân. Thứ tư, người dân chính thức được làm CCCD ở nơi tạm trú từ ngày 1/7/2021, thay vì phải về nơi thường trú như trước đây. Thứ năm, khi đi làm thủ tục cấp CCCD gắn chip, người dân không còn phải điền thông tin trên tờ khai CCCD như trước, mà cán bộ làm thủ tục sẽ tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sau đó in phiếu cho người dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên… Thu phí hạ tầng, dịch vụ công cộng khu vực cảng biển trên địa bàn TP. HCM Theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND quy định tại Điều 1 Nghị quyết 10, đối tượng nộp phí sử dụng công trình hạ tầng, dịch vụ công cộng khu vực cảng biển gồm: - Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh; - Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu (gồm tổ chức, cá nhân mở tờ khai hải quan trong và ngoài TP. HCM). Theo đó, mức thu phí cao nhất là 4,4 triệu đồng/container đối với xe container 40 ft chở hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu; mức thu phí thấp nhất là 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container thuộc hàng hóa nhập xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại TP. HCM. Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định miễn thu phí đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Việc thanh toán phí hạ tầng cảng biển được thực hiện qua các ứng dụng thanh toán 24/7 của Hải quan Thành phố và không sử dụng tiền mặt để thanh toán.
Xem thêm
Theo nghị quyết 10/2020/NQ-HĐND, Từ ngày 1/7/2021, TP.HCM sẽ thu phí hạ tầng, dịch vụ công cộng khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố. Phí và lộ trình thu phí cảng biển ở TP.HCM sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể.Theo đó, đối tượng nộp phí là tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nhập – xuất, hàng chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP. Những tổ chức này sử dụng công trình kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu cảng biển TP (bao gồm cả những đơn vị, cá nhân mở tờ khai hải quan tại TP và ngoài TP). Lộ trình thu phí cảng biển ở TP. HCM Thời gian thu phí:Giai đoạn 1 từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/7/2021, thu phí tại cụm cảng Cát Lái thuộc quản lý, giám sát của Hải quan Khu vực 1. Trong thời gian này Sở GTVT sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện công tác thu phí để triển khai cho các cảng còn lại trên địa bàn TP. Giai đoạn 2từ ngày 1/8/2021 tổ chức thu phí cho toàn bộ các cảng trên địa bàn TP. Đó là một phần nội dung tờ trình do Sở GTVT TP.HCM trình UBND TP, về đề án thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng, khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố. Đề án nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố để hỗ trợ đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khu vực cửa khẩu cảng biển. Các mức thu phí dự kiến Đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu, loại xe container 20feet là 2,2 triệu đồng/container; xe container 40 feet là 4,4 triệu đồng/container; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 50.000 đồng/tấn. Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu: Hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, xe container 20 feet là 500.000 đồng/container; xe container 40 feet là 1 triệu đồng/container; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 30.000 đồng/tấn. Đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu mở tờ khai tại TP.HCM, xe container 20 feet là 250.000 đồng/container, xe container 40 feet là 500.000 đồng/container; hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container là 15.000 đồng/tấn. Trường hợp miễn thu phí: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh. Xem thêm:TP.HCM thu phí dịch vụ cảng, doanh nghiệp lo gánh nặng ‘phí chồng phí’ Nguồn:https://mt.gov.vn/
Xem thêm