Preloader Close

Tìm kiếm

Vận tải Việt Cam có các hình thức nào, thời gian vận chuyển trong bao lâu, Cước phí gửi hàng đi Campuchia là bao nhiêu? các loại hồ sơ chứng từ có phức tạp không, loại mặt hàng nào được phép vận chuyển đi Cam. Và quan trọng nhất là phải tìm được công ty vận tải Campuchiapuchia Việt Nam uy tín? Tất cả các vấn đề khúc mắc về vận tải Việt Cam sẽ được LACCO giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 1. Các hình thức vận chuyển hàng đi Campuchia Hiện nay, hàng hóa vận tải Việt Cam đang được áp dụng theo 2 hình thức là vận chuyển chính ngạch và vận chuyển tiểu ngạch. - Vận chuyển hàng hóa đi Campuchia bằng đường tiểu ngạch Một hình thức vận chuyển hàng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đó là vận chuyển hàng tiểu ngạch. Vận chuyển hàng tiểu ngạch thông qua các chành xe vận chuyển hàng hóa đi Campuchia là hình thức vận chuyển hàng sang Campuchia khá tiết kiệm. Doanh nghiệp có thể tối ưu được chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và các thủ tục hải quan cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể trực tiếp kiểm soát được đường đi của chuyển hàng. Đối với hình thức vận chuyển này, hàng hóa hoàn toàn có thể ghép nhiều đơn lại với nhau để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian vận chuyển. Tuy nhiên, cũng vì yếu tố này mà tỷ lệ rủi ro của hàng hóa cũng cao hơn so với hình thức vận chuyển chính ngạch. - Vận chuyển hàng hóa Việt Nam Campuchiapuchia bằng hình thức chính ngạch Vận chuyển hàng hóa Việt Nam Campuchiapuchia chính ngạch được xem là hình thức vận tải đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Các loại hàng hóa phải được làm đầy đủ giấy tờ kê khai xuất nhập khẩu. Thường áp dụng cho hàng hoá transit, hàng ra khỏi khu công nghiệp, khu chế xuất,… vận chuyển bằng container. Do đó, vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Campuchiapuchia hay vận chuyển hàng hóa từ Campuchiapuchia về Việt Nam đều là sự lựa chọn an toàn và hàng đầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín. 2. Các mặt hàng có thể được gửi đi Campuchia Theo quy định xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam - Campuchia, các mặt hàng có thể được vận chuyển sang Campuchia bao gồm: -Thực phẩm chức năng. -Thực phẩm khô: tôm khô, mực khô, cá khô. -Bột ngũ cốc. -Gia vị -Dụng cụ nhà bếp: nồi, lò nướng, máy xay chả giò… -Các thiết bị máy móc, đồ gia dụng: máy lạnh, tủ lạnh, máy ép nước mía,… - Các sản phẩm hàng xách tay: máy tính bảng, điện thoại di động, laptop, tivi,… -Tài liệu, chứng từ, thư, giấy chứng nhận. -Quần áo, đầm váy cước, quần áo trẻ em, áo khoác, áo len, áo dài… -Tượng điêu khắc, tranh thêu, tranh chữ, tranh nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ. -Các loại sách có tư tưởng lành mạnh.Thủy tinh, đồ gốm sứ. -Bàn ghế, thiết bị nội thất. -Danh mục mặt hàng bị Campuchia gửi đi Campuchiapuchia Như vậy, các loại hàng hóa không được phép vận chuyển sang Campuchia bao gồm: -Bình xịt hơi hoặc các bình chứa áp suất khác. Chất lỏng có chứa cồn hoặc chất lỏng dễ cháy, bột nhão và chất Gel bất kỳ loại nào bao gồm nhưng không ngoại trừ sơn móng tay và nước hoa. Hộp mực. -Pin lithium. -Động vật và sản phẩm động vật. -Vũ khí và phụ tùng súng, đạn dược, chất nổ, vũ khí. Hàng nguy hiểm. Hàng hoá bất hợp pháp hoặc bị hạn chế. Các mặt hàng cần có môi trường yêu cầu kiểm soát nhiệt độ. -Hoa và sản phẩm thực vật. -Mẫu y tế. -Nội dung khiêu dâm. Tác phẩm tôn giáo, tín ngưỡng mang tính cực đoan. -Thuốc theo toa và dược phẩm. Thuốc lá. -Các gói bị ướt, rò rỉ hoặc phát ra mùi. -Hàng hoá có giá trị cao bao gồm nhưng không bao gồm tranh. -Tiền mặt hoặc các hình thức ngoại tệ; Thẻ tín dụng; -Hộ chiếu hoặc tài liệu cá nhân bí mật khác; -Hàng giả; -Đồ cổ. Kim loại, đá quý -Thiết bị cờ bạc. -Đồ kim hoàn. -Thiết bị quân sự. Do đó, các cá nhân hay doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng Campuchiapuchia hay về Việt Nam cũng cần chú ý để tránh gặp rủi ro trong quá trình cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa trong quá trình vận chuyển. 3. Thời gian vận chuyển hàng từ Việt Nam sang Campuchia là bao lâu? Với đường biên giới chung trên đất liền dài 1270 km kéo dài Kon Tum đến Kiên Giang. Việt Nam - Campuchia đang vận chuyển, trao đổi hàng hóa trên các tuyến cửa khẩu chính: 1. Cửa khẩu Mộc Bài: Cửa khẩu Mộc Bài thuộc địa phận Tỉnh Tây Ninh. Đây là con đường ngắn và thuận tiện nhất để đến thủ đô Phnom Penh, Campuchia 2. Cửa khẩu Tịnh Biên (Phnom Den): Cửa khẩu này thuộc tỉnh An Giang của Việt Nam và tỉnh Takeo của Campuchia. Đây cũng là cửa khẩu thuận tiện để đến Kampot và Phnom Penh 3. Cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên, Kiên Giang) / Prek Chak (Lork Kam Pot 4. Cửa khẩu Dinh Bà (Tân Hồng, Đồng Tháp) / Banteay Chakrei (Prey Veng) 5. Cửa khẩu Thường Phước (Đồng Tháp) - Koh Rokar (Prey Veng) 6. Cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa, Long An) / Prey Voir (Svay Rieng) 7. Cửa khẩu Mát (Tây Ninh) / Trapeing Phlong (Kongpongcham) 8. Cửa khẩu Hoa Lư (Lộc Ninh, Bình Phước) / Trapeang Sre (Snoul,Kratie) 9. Cửa khẩu Bu Prang (Đắk Nông) / O Raing (Mundulkiri). Như vậy, Với các cửa khẩu trải rộng tại các tỉnh thành có phạm vi biên giới giữa 2 quốc gia, thời gian vận tải Việt Cam chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 2-3 ngày trong điều kiện thường. Thời gian chính xác sẽ tùy thuộc vào loại hàng hóa, địa điểm của từng vùng và điều kiện giao thông vận tải của các khu vực vận chuyển để đưa được mốc thời gian chính xác. 4. Cước phí vận tải Việt Cam là bao nhiêu? Cước phí vận chuyển có lẽ là vấn đề mà các doanh nghiệp, cá nhân vận chuyển hàng hóa Việt Nam Campuchiapuchia quan tâm nhất. Mức cước phí sẽ căn cứ vào các loại hàng hóa, kích thước - số lượng vận chuyển của loại hàng hóa đó là bao nhiêu, hình thức và phương tiện vận chuyển hàng hóa là gì và các loại phụ phí theo yêu cầu. Lacco là công ty vận tải Campuchiapuchia Việt Nam theo hình thức chính ngạch, sở hữu hệ thống tư vấn và dịch vụ vận chuyển theo nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, để nắm được mức giá chính xác, các doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo ĐỊA CHỈ HOTLINE để đội ngũ nhân viên, hỗ trợ của chúng tôi tính toán và báo giá chi tiết. 5. Các bước vận chuyển hàng đi Campuchia Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng đi Campuchia, Lacco cung cấp dịch vụ vận chuyển vận tải Việt Cam đơn giản, nhanh chóng với quy trình thủ tục đơn giản, phương thức vận chuyển hiệu quả và tối ưu chi phí. Bước 1: Khách hàng liên hệ với Lacco Logistics bằng cách để lại địa chỉ liên hệ hoặc liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc info@lacco.com.vn để trao đổi thông tin và nhận báo giá chi tiết. Bước 2: Lacco sẽ sắp xếp lịch hàng hóa vận chuyển hàng đi Campuchia Bước 3: Người nhận sẽ nhận hàng và thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản chi phí vận chuyển trọn gói theo thỏa thuận. 6. Lợi ích sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Campuchia của Lacco Lacco là đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Logistics và vận tải hàng hóa quốc tế. Đặc biệt là các chuyến vận tải Campuchiapuchia hàng dự án, hàng quá khổ quá tải,.... do đó, nếu doanh nghiệp muốn tìm công ty vận tải Campuchiapuchia Việt Nam có thể mạnh về vận tải Việt Cam thì chắc chắn Lacco là sự lựa chọn đáng tin cậy. Bên cạnh đó, với Đội ngũ nhân viên tư vấn 24/7 nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bất kỳ lúc nào. Cùng các dịch vụ hỗ trợ từ A - Z, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm tất cả các dịch vụ tự kê khai tại các cửa khẩu, hải quan, hồ sơ chứng từ, bảo hiểm hàng hóa,... đến dịch vụ vận chuyển tận tay người nhận. Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về vận tải Việt Cam, các bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ theo địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc info@lacco.com.vn để được tư vấn bất kỳ lúc nào và nơi đâu nhé.
Xem thêm
Hiện nay, Lào đang là một trong những thị trường rất tiềm năng cho các loại hàng hóa xuất - nhập khẩu của VIệt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vận tải hàng hóa Việt Lào, doanh nghiệp cần chú ý các thông tin về chủng loại hàng, cách gửi hàng từ Việt Nam sang Lào, quy trình và chi phí vận chuyển... Dưới đây là tổng hợp kiến thức vận chuyển hàng hóa Việt Lào chi tiết mà Lacco đã tổng hợp, các bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Các loại hàng nào được vận chuyển đi Lào? Theo quy định của pháp luật của 2 nước, cá nhân, doanh nghiệp sẽ được vận chuyển đi Lào bao gồm: + Hàng công trình, xây dựng: sắt thép, vật liệu xây dựng + Hàng cơ khí, máy móc các loại + Hàng cáp điện, cáp viễn thông + Phân bón, hóa chất, cao su, phế liệu + Sản phẩm máy công, nông nghiệp + Hàng vải may mặc, xuất nhập khẩu + Hàng nội thất, thang máy tải khách, hàng trang trí sự kiện + Hàng bao xe, cồng kềnh, tải trọng lớn + Hàng sản xuất, tiêu dùng + Mặt hàng giấy bao bì, carton + Hàng tiêu dùng, xe máy, xe đạp, thức ăn chăn nuôi + Vận chuyển hàng quá khổ, hàng siêu trọng siêu trường. + Hàng cỏ và hạt nhựa phục vụ thi công cho các sân bóng, sân tennis…. Do đó, các doanh nghiệp, các nhân có ý định kinh doanh và vận chuyển việt lào thì cần chú ý về chủng loại hàng hóa để tránh mất thời gian và gặp các vấn đề về pháp luật và hải quan. 2. Hình thức vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Lào Hiện nay, để doanh nghiệp, cá nhân vận chuyển hàng từ lào về việt nam hoặc từ Lào về Việt Nam sẽ được áp dụng theo 1 trong 2 hình thức là Vận chuyển hàng hóa theo đường tiểu ngạch và Vận chuyển hàng hóa theo đường chính ngạch. Hình thức tiểu ngạch sẽ được vận chuyển theo 2 hình thức vận chuyển: + Giao hàng từ kho tới kho: Công ty Logistics sẽ giao và nhận hàng từ kho hàng để vận chuyển Việt Lào theo yêu cầu của khách hàng (đã được thỏa thuận trong hợp đồng). + Giao nhận hàng theo yêu cầu: Giao door to door, nhận và giao hàng tận nơi tại HCM, Hà Nội sang Lào. - Đối với hình thức chính ngạch, sẽ bao gồm 2 quá trình: Quy trình thực hiện vận chuyển Việt Lào được thực hiện theo 2 quy trình: + Nhập hàng đi Lào về Kho (Việt Nam) + Xuất hàng từ Kho (Việt Nam) sang Lào. Để thuận lợi xuất nhập khẩu hàng chính ngạch thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục, hàng hóa xuất nhập khẩu để thông quan cửa khẩu. Để thực hiện đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ về thông tin sản phẩm, các giấy tờ liên quan chứng nhận xuất xứ hàng hóa của bộ Hải quan thì doanh nghiệp có thể liên kết với các công ty vận chuyển hoặc Forwarder uy tín để được hỗ trợ chuẩn bị chứng từ và giấy tờ hải quan đồng thời nắm được quy trình vận chuyển hàng hóa. 3. Quy trình giao nhận hàng hóa Việt Lào Bước 1: Tiếp nhận thông tin và báo giá bảng giá vận chuyển đi Lào cho khách hàng Liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa Việt Lào uy tín, cung cấp thông tin hàng hóa để được hỗ trợ về các danh mục, chứng từ, .. và chi phí vận chuyển trọn gói cho chuyến hàng vận chuyển Việt Lào. Bước 2: Tư vấn đóng gói, lựa chọn phương thức vận chuyển Sau khi tiếp nhận thông tin và phương thức vận chuyển hàng hóa của, nhân viên hỗ trợ tại công ty vận tải Việt Lào sẽ hỗ trợ tự vấn chi tiết về cách đóng gói hàng hóa theo quy định vận chuyển để đảm bảo rằng hàng hóa không bị bóp méo hay hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ được tư vấn các phương thức vận chuyển phù hợp, hiệu quả đồng thời tối ưu chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Bước 3: Tiến hành vận chuyển hàng hóa sang Lào Sau khi đóng gói, lựa chọn phương thức vận chuyển và hoàn thiện các thủ tục cần thiết (xác nhận đơn hàng, khai báo hải quan, bảo hiểm hàng hóa,…), nhân viên công ty sẽ tới tận kho của khách hàng để lấy hàng. Sau đó vận chuyển đến cửa khẩu để làm thủ tục hải quan cần thiết và giao hàng tận nơi. Đảm bảo rằng biên bản giao hàng hóa sẽ được ký nhận đầy đủ. Bước 4: Chốt công nợ, hoàn thiện hồ sơ và thanh toán. Tham khảo: Hỗ trợ thủ tục hải quan - Vận chuyển hàng quá cảnh Việt – Lào 4. Chi phí vận chuyển hàng hóa sang Lào Giá cước vận chuyển hàng từ Lào về Việt nam và ngược lại sẽ được tính theo các loại mặt hàng cụ thể. Đối với các loại hàng hóa thông thường (quần áo, giày dép, sách vở… và được tính theo đơn vị tiền tệ VND). Quy định về khối lượng và kích thước được tính như sau: Đối với hàng hóa có số đo kích thước lớn hơn khối lượng thực tế thì phí vận chuyển sẽ được tính theo số đo kích thước. Và ngược lại, nếu số đo kích thước nhỏ hơn khối lượng thực tế thì cước phí sẽ được tính theo khối lượng thực tế. - Số đo kích thước được quy đổi như sau: [ dài(cm) x rộng(cm) x cao(cm) ] / 5000 - Phí vận chuyển đã bao gồm phí thủ tục khai báo hải quan, và các phụ phí khác. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa khó gửi như thực phẩm, mỹ phẩm, hàng điện tử,... thì cần căn cứ vào nhiều thông tin khác. Để nắm thông tin chi tiết, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco theo Hotline 0906 23 55 99 để được tư vấn chi tiết các thông tin, chi phí và chứng từ cần thiết. 5. Cách gửi hàng từ Việt Nam sang Lào Đường biên giới Việt Lào có chiều dài 2067km đất liền, kéo dài từ tỉnh Lai Châu đến Kon Tum với 31 cặp cửa khẩu trong đó có 7 cặp cửa khẩu quốc tế, 8 cặp cửa khẩu chính và 16 cặp cửa khẩu phụ. Đây là con đường vận chuyển container đi Lào chính của hai quốc gia. Để phục vụ nhu cầu xuất - nhập khẩu hàng Việt - Lào diễn ra thuận lợi, LACCO tổ chức các dịch vụ vận tải Việt Lào tại các cửa khẩu trên toàn quốc. Với hình thức vận chuyển container đi lào bằng container tại các cửa khẩu Việt - Lào trên cả nước với các loại hàng hóa từ nhỏ đến hàng dự án lớn. Lacco với 15 năm kinh nghiệm xử lý các hàng dự án, xuất khẩu quá cảnh,... với sự tin tưởng của cục xúc tiến thương mại, cục kinh tế,... khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm bởi dịch vụ của công ty Lacco. Tham khảo: Chuyến xe vận chuyển hàng đi Lào tham gia hội chợ triển lãm Quý khách hàng cần hỗ trợ các dịch vụ xuất nhập khẩu, làm hàng quá cảnh sang Lào, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các chuyên viên chuyên tuyến Việt - Lào của chúng hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Vận tải container là phương thức vận tải khá quan trọng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và rất phổ biến trên thế giới. Vận chuyển container cũng khá đa dạng về hình thức, quy trình và các loại hàng hóa cần thực hiện theo đúng quy định. Trong nội dung bài viết dưới đây, LACCO sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình, hình thức và giá cước vận tải container. 1. Vận tải container là gì? Ưu điểm của vận tải container - Vận tải container là gì? Vận tải container là hoạt động chuyên chở hàng hóa trên các container tới địa điểm nhận hàng hoặc khu vực bốc xếp tùy theo yêu cầu giao nhận. Như vậy, những hàng hóa vận tải Container thường là mặt hàng có kích thước lớn hơn, hoặc ghép nhiều kiện hàng lại. Riêng với vận tải Container, người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng, còn người nhận sẽ dỡ hàng khỏi Container. Đóng Container thường là các loại hàng hóa đồng nhất, đủ đóng thì hiệu quả kinh tế cao nhất. Container có kích thước được xác định bởi International Organization for Standardization (ISO). Container có nhiều loại, nhưng Container tiêu chuẩn có kích thước như sau: - Chiều rộng 8 feet (khoảng 2,4 m) - Chiều cao 8 feet 6 inches cao (khoảng 2,6 m) - Chiều dài 20 feet (khoảng 6m) – 40 feet (khoảng 12m). Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Với những đặc điểm riêng biệt của hình thức vận tải bằng container đòi hỏi rất nhiều nhân lực tham gia. Ngoài hãng tàu, cảng, công ty cho thuê container, còn những công ty trung gian rất quan trọng làm giao nhận (freight forwarder) hay chủ tàu không tàu (NVOCC). Ưu điểm của vận tải container Vận tải container có rất nhiều ưu điểm và lợi ích, đối với chủ lô hàng và người giao nhận hàng. Đây cũng là lý do vận tải container nội địa và quốc tế luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Cụ thể các ưu điểm lợi ích của hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container: - Giảm thiểu chi phí vận chuyển Vận chuyển hàng bằng container thường áp dụng đối với những lô hàng vận chuyển với số lượng và khối lượng lớn, phải sử dụng nguyên xe. Nhưng đơn hàng này thường có mức giá rẻ hơn so với hình thức vận chuyển nhỏ lẻ hoặc ghép đơn hàng. Đồng thời, đối với những lô hàng vận chuyển container còn có thể giảm được chi phí bảo hiểm và đóng gói hàng hóa. Do container là thiết bị chứa hàng hóa có độ an toàn cao. - Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển Các thùng container được thiết kế với chất liệu thép chắc chắn, do đó có thể tăng cường đường mức độ an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Container có 4 góc kín và chỉ để một cửa ra vào, khi vận chuyển các container sẽ được công ty vận tải niêm phong để bảo vệ hàng hóa tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng do tác động của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, dịch vụ vận tải container còn là hình thức dành cho các khách hàng vận tải hàng hóa riêng cá nhân, không sử dụng chung phương tiên với người gửi khác. Vì vậy container hàng của người gửi được độc lập, không bị ghép với các đơn hàng khác, đến quá trình vận chuyển có thể xuyên suốt cả quá trình từ điểm xếp hàng đến điểm giao nhận. Mỗi container đều được vận chuyển bằng phương tiện vận tải container chuyên biệt là các xe đầu kéo container, các xe này vận chuyển tối đa được 2 container loại nhỏ hoặc một container loại lớn trong tuyến vận tải. - Vận tải container giúp linh động về thời gian vận chuyển Với những hình thức vận chuyển hàng hóa ghép chung hiện nay, đơn vị vận tải thường có thời gian giao hàng giãn cách cho những tuyến di chuyển liên tỉnh sau khi đã gom đủ lượng hàng cho một tuyến vận chuyển. Do đó, đôi khi thời gian giao hàng cho người nhận sẽ không tương ứng với thời gian người gửi muốn vận chuyển, dẫn đến chậm trễ so với kế hoạch hàng hóa của khách hàng. 2. Các hình thức bằng container Hiện nay, hình thức vận tải bằng container đang được áp dụng với hình thức vận tải nội địa và vận tải quốc tế. Theo đó, các đơn vị vận chuyển có thể áp dụng 4 hình thức phổ biến nhất bao gồm: + Vận chuyển container bằng đường biển (sử dụng tàu thuyền trên biển). + Vận chuyển container đường bộ qua các đầu máy kéo. + Vận tải container bằng máy bay. + Vận tải container bằng đường sắt. Bên cạnh đó, với xu hướng vận tải container hiện nay đang phát triển nhanh chóng với các hình thức vận chuyển đa dạng với 7 loại hàng hóa được phép vận chuyển bằng container như: - Container nhiệt: phù hợp với những mặt hàng dễ bị hư hỏng trước tác động của nhiệt độ và thời tiết - Container bách hóa: có kết cấu 1 cửa duy nhất, thích hợp với mặt hàng đồ khô. - Container đặc thù: dành riêng cho các mặt hàng đặc biệt xe máy, ô tô… - Container mặt bằng: chuyên dùng vận chuyển các máy móc lớn hay các nguyên liệu sắt thép… - Container hàng rời: Với thiết kế có nắp mở bên trên và một cửa ra bên hông nên khi vận chuyển sẽ chuyển hàng vào cửa trên và lấy hàng qua bên hông. - Container hở mái: chuyên dùng chở máy móc, thiết bị điện tử - Container bồn: chuyên dùng cho các mặt hàng rượu hay các chất hoá học… 3. Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng Container Quy trình vận chuyển container hiện nay được áp dụng chung cho các hình thức vận chuyển hàng hóa bằng container gồm 5 bước: Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển của khách hàng, báo giá chính xác chi phí rồi ký kết hợp đồng vận chuyển Bước 2. Lấy hàng trực tiếp từ kho của khách hàng và di chuyển đến kho của đơn vị vận tải. Bước 3. Thực hiện các thủ tục, giấy tờ cần thiết, sau đó sắp xếp các thùng container chứa hàng lên tàu/máy bay/xe và bắt đầu vận chuyển. Bước 4. Khi hàng đến nơi, bốc dỡ hàng xuống kiểm tra tình trạng hàng. Bước 5: Giao hàng đến kho hoặc địa điểm nhận hàng, lúc này người nhận hàng sẽ kí kết đã nhận hàng nguyên vẹn. Bạn nên biết: Cách tra cứu container online chính xác, dễ dàng 4. Các loại hàng hóa CẤM vận chuyển bằng container Vận tải quốc tế và nội địa bằng container yêu cầu một số các mặt hàng cấm sau: - Vận chuyển ô tô, xe máy và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ (Một số mặt hàng khu công nghiệp theo quy định) - Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hóa chất ma túy, hóa chất động hại, thuốc nhập lậu - Thực vật, động vật quý hiếm cần được bảo tồn - Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc vượt quá giới hạn cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Giống cây trồng không gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái. Những mặt hàng không nên vận chuyển bằng container: Bên cạnh những loại hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng container, chủ hàng cũng cần chú ý một số dòng sản phẩm nên hạn chế hoặc không nên vận chuyển bằng hình thức này để đảm bảo an toàn và chất lượng cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển: + Những mặt hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh chẳng hạn như: đồ trang sức, hoa tươi. + Những mặt hàng quá ít hoặc có khối lượng lớn (vài chục nghìn tấn trở lên) như gạo, quặng, vôi, phân bón. + Những loại hàng cần vận chuyển bằng loại tàu chuyên dụng: dầu thô, khí hóa lỏng, ô tô … 5. Giá cước vận tải container Giá cước vận tải container đường biển Chi phí vận tải container đường biển sẽ được tính theo khối lượng hàng và tuyến đường chạy. Do đó, rất khó để đưa ra được mức giá cụ thể, các doanh nghiệp có thể ước chừng được bảng giá vận chuyển mà công ty vận tải đưa ra ở trong khoảng giá phù hợp: – Trọng lượng thực của lô hàng (được cân – đơn vị tính KGS) – Thể tích thực lô hàng tính theo công thức là chiều dài x rộng x cao = số mét khối – 1 tấn < 3 CBM: Hàng nặng được áp dụng theo bảng giá KGS – 1 tấn >= 3 CBM: Hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM Lưu ý: Những mặt hàng không được vận chuyển như hàng hóa dễ hư hỏng, mặt hàng cấm theo quy định nhà nước như hàng quốc cấm, chất gây nổ,… Giấy tờ vi phạm quy định nhà nước và thuốc tây – mỹ phẩm cần có những điều kiện thỏa thuận trước khi gửi. Giá cước vận tải container đường bộ Thông thường, muốn lên được bảng giá cước vận chuyển hàng hóa khu công nghiệp và các loại hàng hóa khác bằng container,... đường bộ, doanh nghiệp hay các bên dịch vụ vận chuyển hàng hóa cần căn cứ vào các yếu tố như: - Loại hàng hóa cần vận chuyển: hàng hóa cần chuyển là gì. - Số kiện (thùng, cây): bao nhiêu thùng, bao nhiêu kiện. - Trọng lượng hàng hóa: cân nặng từng thùng, từng kiện. - Kích thước hàng hóa: chiều dài x rộng x cao. - Yêu cầu loại xe: loại xe 1 tấn, 5 tấn, 5 tấn, 16 tấn, 24 tấn, xe cont, xe đầu kéo…. - Địa chỉ lấy hàng: Nơi gửi hàng. - Địa chỉ giao hàng: Nơi nhận hàng. - Thời gian yêu cầu: Hàng vận chuyển trong bao lâu. Tham khảo: Kích thước container tiêu chuẩn 10, 20, 40, 45, 50 feet Bên cạnh đó, còn các loại chi phí chứng từ, bảo hiểm,... và các loại phụ phí khác theo yêu cầu của các bên cảng,... Dựa vào những thông số này, doanh nghiệp có thể tự tính được khoảng phí vận chuyển container cần thanh toán. Tuy nhiên, để nhận biết được chính xác cước phí vận tải container đường biển và vận tải container đường bộ, doanh nghiệp nên liên hệ đến các đơn vị logistics, forwarder uy tín để được báo giá chính xác, đồng thời đưa các phương án vận chuyển tối ưu chi phí và hiệu quả nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về dịch vụ chuyển hàng hóa bằng container và các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa khác, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn cụ thể với từng loại hàng hóa vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh thành trong nước hay vận tải nội địa được xem là nhu cầu vận chuyển cơ bản của các đơn vị kinh doanh trong nước. Cụ thể vận tải nội địa là gì? Quy trình vận tải đường biển nội địa như nào và cước phí có cao không? Tất cả những thông tin cơ bản nhất về vận tải hàng nội địa sẽ được LACCO chia sẻ trong bài viết dưới đây. 1. Vận tải nội địa là gì? Vận tải biển nội địa là việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà điểm nhận và điểm trả hàng hóa, hành khách, hành lý thuộc vùng biển, lãnh thổ Việt Nam. Vận chuyển nội địa bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: Vận tải nội địa đường biển, vận tải hàng không nội địa, vận chuyển nội bộ đường sắt và vận tải nội địa bằng đường bộ cũng là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu, thời gian và loại hàng hóa vận chuyển mà cá nhân và các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hình thức, phương tiện vận chuyển hàng hóa nội địa phù hợp. 2. Các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa Các loại vận tải nội địa hay các phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa khá đa dạng bao gồm các hình thức vận chuyển đường bộ/Vận chuyển bằng xe tải đường dài, đường hàng không, đường biển/thủy và vận tải đường sắt. - Vận tải hàng nội địa bằng đường bộ Phương tiện vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ chủ yếu là các loại xe tải đường dài, xe thùng hoặc xe bồn hay container. + Ưu điểm: Thời gian vận chuyển nhanh chóng, chủ động linh hoạt trong các tình huống Số lượng/khối lượng vận chuyển lớn Có thể đa dạng các loại hàng hóa vận chuyển + Nhược điểm: Chi phí vận chuyển nội địa bằng hình thức đường bộ khá cao. Đặc biệt, để giảm tải cho đường bộ, Bộ Giao Thông kiểm soát chặt chẽ tải trọng vận chuyển nên cước vận tải nội địa bằng đường bộ tăng lên. - Vận chuyển hàng nội địa bằng đường sắt Đây là hình thức vận chuyển bằng tàu hỏa, hiện đang rất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để vận chuyển theo hình thức này, hàng hóa phải được tập kết tại ga tàu để chuyển hàng lên tàu theo đúng thời gian hẹn. + Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với quá trình chuyển hàng ra cảng rồi xếp lên tàu Thời gian vận chuyển nhanh, chính xác Hạn chế tối đa rủi ro hàng hóa trong quá trình vận chuyển và ảnh hưởng từ các vấn đề thiên tai. + Nhược điểm: Một số loại hàng hóa bị hạn chế, thông thường là hàng hóa khô, quặng – khoáng sản … Cố định thời gian và quá trình chuyên chở và địa điểm nhận hàng Chỉ áp dụng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, khó khăn trong việc ghép hàng vì tàu chỉ dừng tài các ga trong thời gian cố định nên việc xếp dỡ hàng có nhiều điểm hạn chế. - Vận tải nội địa đường biển Hình thức vận tải hàng hóa đường thủy nội địa hay vận tải bằng đường biển được áp dụng đối với các loại hàng hóa vận chuyển đến khu vực bến cảng tại các khu vực ven biển. + Ưu điểm: Tiết kiệm, khả năng vận chuyển linh hoạt đối với các loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh, hạng nặng. (Hàng hóa tải, quá trọng). Cước vận tải đường thủy nội địa cũng khá hợp lý và được nhiều đơn vị phân phối hàng hóa yên tâm lựa chọn. + Nhược điểm - Thời gian vận chuyển khá lâu do tốc độ vận chuyển chậm, phải dừng lại ở các bến bãi. - Hàng hóa chỉ cập cảng tại những địa điểm có cảng nên hàng hóa cần được vận chuyển ra cảng tập kết. Sau đó kết hợp với hình thức vận tải đường tải đường bộ để chuyển hàng đến điểm kho hàng của đơn vị nhận hàng hóa. - Mang tính chuyên tuyến hàng hóa Vận chuyển hàng nội địa đường hàng không Đây là phương thức vận chuyển bằng phương tiện máy bay chở hàng hoặc phân thân của máy bay chở khách. Ưu điểm: Thời gian vận chuyển nhanh, tốc độ linh hoạt. Nhược điểm: - Cước phí vận chuyển của hình thức vận tải nội địa bằng đường hàng không khá cao - Không vận chuyển được các loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh - Thích hợp vận chuyển các loại hàng hóa có giá trị, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường gấp 3. Quy trình vận tải đường biển nội địa Quy trình vận tải đường biển nội địa được thực hiện theo quy trình 4 bước cơ bản: Bước 1: Đơn vị vận chuyển/công ty cung cấp dịch vụ logistics cho xe tải / xe container đến kho của người xuất khẩu (người bán) để lấy hàng. Sau khi hàng đóng xong,tiến hành niêm chì và hai bên ký nhận biên bản giao nhận hàng. Bước 2: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics tiến hành đặt lịch tàu qua các hãng tàu cho lô hàng vận chuyển đường biển nội địa. Lịch tàu chạy và giá cước sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất. Bước 3: Đơn vị vận chuyển/ công ty cung cấp dịch vụ logistics xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng (telex release).Vận đơn thông thường gồm 1 bản copy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa. Bước 4: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), đơn vị vận chuyển liên hệ hãng tàu tiến hành làm thủ tục lấy hàng và thông báo kế hoạch giao hàng cho khách (người mua). Cập nhật thông tin hàng đã giao đến kho người mua cho người bán nắm tình hình và tiến hành làm thanh toán cước vận chuyển cho lô hàng. Để thực hiện Quy trình vận tải đường biển nội địa, các doanh nghiệp nên tìm đến các công ty vận chuyển hàng hóa nội địa uy tín để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện để nhanh chóng hoàn thiện thủ tục xuất/ nhập hàng. Đặc biệt, các công ty Forwarder còn hỗ trợ tư vấn các giải pháp vận chuyển hàng hóa giúp tối ưu chi phí và hiệu quả có các loại hàng hóa. [LINK] 4. Cước vận tải đường thủy nội địa Cước vận tải đường thủy nội địa hay cước vận tải hàng hóa nội địa bằng mọi phương thức là chi phí vận chuyển từ nơi xuất hàng đến địa chỉ giao hàng. Giá cước bao gồm tổng hợp các chi phí tính trên khoảng cách giao nhận, số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng vận chuyển hoặc được tính dựa vào khoảng cách giao nhận trên một container. Hiện nay, có rất nhiều cách tính giá cước vận chuyển đường biển. Do đó, để tính được chi phí chính xác thì các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu tốt nhất hãy liên hệ trực tiếp với các Công ty vận chuyển nội địa uy tín [LINK LACCO] để nắm được chi phí chi tiết.
Xem thêm
Cục Hải quan TPHCM vừa hướng dẫn doanh nghiệp về gia hạn thời hạn khai bổ sung và nộp bản chính Chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Giải đáp vướng mắc của doanh nghiệpkhoản 2, Điều 7a Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 Phúc đáp công văn số 17/2021/VNFLOUR ngày 16/6/2021của Công ty TNHH VNFLOUR (Công ty TNHH TM XNK Nông Sản Xanh) về việc đề nghị hỗ trợ gia hạn thời hạn khai bổ sung và nộp bản chính Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phục vụ cho thủ tục hoàn thuế nhập khẩu, Cục Hải quan TPHCM cho biết, theo yêu cầu của doanh nghiệp tại các công văn, Cục Hải quan TPHCM đã có văn bản hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp. Về vướng mắc của doanh nghiệp, khoản 2, Điều 7a Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019 quy định: Đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CPTPP, trường hợp chưa kê khai để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu, người khai hải quan có trách nhiệm: - Khai rõ xuất xứ hàng hóa và khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan. - Khai bổ sung và nộp 1 bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Đối với các tờ khai hải quan đã đăng ký từ ngày 14/1/2019 đến trước ngày Thông tư 62/2019/TT-BTC có hiệu lực (21/10/2019) được áp dụng các quy định về xuất xứ, thuế suất theo Hiệp định CPTPP, Nghị định số 57/2019/NĐ- CP ngày 26/6/2019 của Chính phủ ban hành Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2019-2022 và Điều 7a Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 62/2019/TT-BTC ngày 5/9/2019, trừ điều kiện phải khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu. Người khai hải quan có số tiền thuế nộp thừa gửi văn bản đề nghị cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng cục Hải quan tại cuộc họp trực tuyến ngày 4/3/2021 về việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ CPTPP quá thời hạn quy định của doanh nghiệp Cục Hải quan TPHCM đã chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc tiến hành kiểm tra, rà soát và tổng hợp các thông tin có liên quan đến 14 tờ khai của doanh nghiệp. Đồng thời, căn cứ giải trình của doanh nghiệp cung cấp bổ sung cho Cục Hải quan TPHCM vào ngày 8/3/2021 thể hiện, nhân viên phụ trách hồ sơ của doanh nghiệp qua đời vào ngày 19/3/2020 nên việc nộp bổ sung hồ sơ của doanh nghiệp bị chậm trễ. Cục Hải quan TPHCM nhận thấy toàn bộ 14 chứng từ chứng nhận xuất xứ liên quan đến các lô hàng của doanh nghiệp đều được cấp trước ngày đăng ký tờ khai hải quan và trước thời điểm doanh nghiệp nộp bổ sung cho cơ quan Hải quan từ 14 đến 24 tháng. Bên cạnh đó, các lý do doanh nghiệp giải trình về việc không nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ đúng thời hạn quy định đều là lý do chủ quan liên quan đến công tác quản trị của doanh nghiệp. Cục Hải quan TPHCM đã tiếp nhận và xử lý hồ sơ liên quan đến chứng nhận xuất xứ của doanh nghiệp đúng quy định. Tuy nhiên, việc xem xét giải quyết vụ việc theo đề nghị của doanh nghiệp vượt thẩm quyền xử lý của Cục Hải quan TPHCM. Cục Hải quan TPHCM đã báo cáo Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) để giải quyết cho doanh nghiệp theo thẩm quyền. Nguồn: Hải quan
Xem thêm
Căn cứ vào tình hình thực tế của các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và diễn biến phức tạp của Covid-19,Ngày 25/6, HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã có nghị quyết thông qua việc lùi thời gian thu phí cảng biển TP đến ngày 1/10 (thay vì 1/7 theo kế hoạch). Căn cứ thực trạng doanh nghiệp và tình hình thị trường Ngày 25/6, HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 đã có nghị quyết thông qua việc lùi thời gian thu phí cảng biển TP đến ngày 1/10 (thay vì 1/7 theo kế hoạch).Trước đó, UBND TP.HCM trình HĐND xem xét, chấp thuận chủ trương điều chỉnh thời gian thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP. Theo UBND TP, hiện nay tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tạm ngừng, đời sống người lao động và người có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn. TP.HCM cũng đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch… Quyết định lùi thời gian thu phí cảng biển đến ngày 1/10 UBND TP cho rằng từ ngày 1/10 là thời điểm mà TP có thể đã kiểm soát được dịch Covid-19. Lúc này, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 đã được triển khai rộng rãi trong cộng đồng và các doanh nghiệp đã có thời gian phục hồi hoạt động. Việc điều chỉnh thời gian thu phí tạo được sự đồng thuận trong xã hội, góp phần hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn thành phố áp dụng đối với các lô hàng xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, chuyển khẩu tại tất cả cảng biển ở TP.HCM. Nguồn thu từ phí cảng biển sẽ được đầu tư cho hạ tầng giao thông đường bộ và nạo vét luồng lạch, mở rộng cảng. Nguồn: Hải Quan
Xem thêm