Preloader Close

Tìm kiếm

Chi phí vận chuyển của một container 40 feet đi Mỹ đã chạm mốc 20.000 USD. Trong khi trước đó khoảng 2 tháng, giá cước chỉ ở mức 8.000 USD/container. Đối với container lạnh, nếu tháng 4/2021 chỉ khoảng 7.500 USD thì tuần đầu tháng 7/2021, cước vận tải đã tăng gần gấp đôi, lên 13.000 – 14.000 USD/container. Giá cước vận tải leo thang chóng mặt Không chỉ hàng đi Mỹ, giá cước vận chuyển trên tuyến đường từ Việt Nam đi châu Âu cũng gia tăng chóng mặt. Theo anh Phạm Quang Tuyến, nhân viên kinh doanh của Công ty CP NatyFood Việt Nam, so với thời điểm tháng 4/2021, cước của một container đến một số cảng biển tại Nga đã tăng lên 5.000 – 6.000 USD, đạt mức 15.000 USD/container 40 feet. Ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hanfimex cho biết, giá vận chuyển trên các chặng đơn vị này thường xuyên xuất khẩu hàng nông sản (Địa Trung Hải và một số nước châu Âu) cũng đang tăng phi mã, lên tới 12.000 – 13.000 USD/container 40 feet. “Giá cước cao, việc đặt chỗ trên tàu ngày càng khó khiến năng suất xuất khẩu hàng hóa của Hanfimex giảm mạnh”, ông Sâm thông tin. Ông Phạm Quang Tuyến cho biết, nguyên nhân của việc tăng giá cước được các hãng tàu giải thích là do những sự cố hàng hải (như vụ tắc nghẽn kênh đào Suez từ tháng 3/2021) ảnh hưởng dây chuyền. Sau khi dịch bệnh được khống chế, các nước sản xuất hàng hóa lớn như Trung Quốc có nhu cầu xuất khẩu nhiều hơn, lượng container vì thế khan hiếm. Theo ông Bùi Việt Hoài, nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Hàng hải VN, lý do các hãng tàu ngoại đưa ra là có cơ sở bởi thời gian gần đây, tình trạng ách tắc hàng hóa không chỉ diễn ra tại các cảng biển ở Mỹ và một phần châu Âu mà lan rộng ra cả đầu Trung Quốc nên số lượng vỏ container ngày càng thiếu so với nhu cầu xuất hàng tại các quốc gia như Việt Nam. “Theo một thống kê, nếu trước đây, thời gian quay vòng một container khoảng 60 ngày thì hiện đã tăng lên hơn 100 ngày do chính sách kiểm dịch tại các quốc gia. Tốc độ quay vòng của container chậm hơn, hãng tàu tiếp tục tăng giá cước để bù đắp chi phí vận hành là hoàn toàn dễ hiểu”, ông Hoài nói. Chủ hàng Việt tìm hướng xoay chuyển trong “cơn bão giá” Đại diện Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Hải cho biết, trước tình hình giá cước vận tải container cao lại khó đặt chỗ trên tàu, đơn vị này đã chủ động hạn chế xuất hàng đi Mỹ, chuyển sang thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh để hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn. Trong khi đó, Công ty CP NatyFood Việt Nam đã hạn chế ký kết những hợp đồng dài hạn, tăng cường các hợp đồng mang tính thời vụ để tránh rủi ro về sự leo thang của giá cước (thời điểm ký giá vận chuyển thấp, thời điểm xuất giá cước lại cao). (Theo Giao thông)
Xem thêm
Trong thời kỳ hội nhập, hàng lẻ xuất khẩu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp đều khá lúng túng khi xuất khẩu hàng lẻ theo đường chính ngạch. Do đó, đội ngũ nhân viên Ops (nhân viên hiện trường tại cảng)đã xây dựng quy trình khá chi tiết hướng dẫn về Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu với 3 bước và các trường hợp xử lý cụ thể. Mục lục Thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu là gì?. 1 Mục đích. 1 Căn cứ pháp luật và điều chỉnh: 1 Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu Thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu là gì? Thủ tục hải quan là thủ tục để xác minh hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Hay có thể hiểu ngắn gọn, thủ tục hải quan chính là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa. Mục đích Căn cứ vào các thủ tục này, nhà nước sẽ tính và thu chính xác mức thuế của lô hàng hoặc cá nhân, doanh nghiệp thực hiện xuất/ nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, nhà nước cũng có thể quản lý được hàng hóa, đảm bảo hàng hoá không thuộc danh mục cấm cũng như đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất nhập khẩu, đảm bảo doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa đúng như khai báo và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Ví dụ như: ngà voi, súng, ma túy là những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam; Các loại đồ cổ, động vật hoang dã cũng không được phép xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch. Căn cứ pháp luật và điều chỉnh: - Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015) - Nghị định 08/2015/NĐ và được sửa đổi bổ sung bằng nghị định 59/2018/NĐ - Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. - Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. - Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC) - Luật thuế xuất - nhập khẩu 2016 Tham khảo:Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái Quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu Bước 1: Sau khi khách hàng đóng hàng vào xe tải tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm lưu kho hàng lẻ chờ xuất tàu trên booking note Bước 2: Sau khi hàng vận chuyển đến kho mang booking note đến để làm thủ tục giao hàng vào kho Bước 3: Nếu tờ khai đã thông quan: In tờ khai, mã vạch, booking đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch. Sau đó làm thủ tục nhập hàng vào kho và giao tờ khai hàng xuất. Nếu chưa có tờ khai : Làm thủ tục nhập hàng vào kho và ký nháy booking để nợ tờ khai, khi nào có tờ khai thông quan mang tờ khai (thông quan) + mã vạch đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch sau đó giao tờ khai hàng xuất như bình thường. Thủ tục nhập hàng vào kho: Cho xe tải lùi vào cửa kho, mang booking + tờ khai(nếu có) + packing list vào cho thủ kho . Thủ kho sẽ căn cứ vào lượng hàng thực tế trên xe tải để viết phiếu nhập kho sau đó sắp xếp công nhân/xe nâng vận chuyển hàng vào trong kho. Thông thường, quy trình khai báo hải quan hàng lẻ xuất khẩu sẽ được nhân viên hiện trường (nhân viên Ops) thực hiện trực tiếp tại các cảng và chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh về hàng hóa cho đến khi hàng được được đưa lên tàu, xuất phát đến điểm nhận. Do đó, để đảm bảo quy trình khai báo thủ tục hải quan được diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ liên hệ đến dịch vụ khai báo hải quan chuyên nghiệp của Lacco để được hỗ trợ. Nếu các bạn có nhu cầu cần tư vấn về các dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế và dịch vụ khai báo hải quan các loại hàng hóa, hãy liên hệ đến công ty Laccotheođịa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn Bùi Văn Diện - Nhân viên viên hiện trường (Công ty Lacco - Hải Phòng)
Xem thêm
Từ năm 2016-2020, Vũ Thị Thùy Dương - Trưởng phòng XNK Công ty AEV câu kết với Nguyễn Hoàng Giang - Kế toán Công ty MLC nâng khống giá dịch vụ xuất nhập khẩu, qua đó chiếm đoạt 13 tỷ đồng. Ngày 9/7, Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Hải Dương thông tin, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Hoàng Giang, kế toán Công ty TNHH Logistics MLC (chi nhánh Hà Nội) và Vũ Thị Thùy Dương – Trưởng phòng Xuất nhập khẩu, Công ty TNHH Arion Electric Việt Nam (Công ty AEV, trụ sở tại Hải Dương) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Bị can Nguyễn Hoàng Giang bị tạm giam để phục vụ điều tra. Riêng Vũ Thị Thùy Dương đang mang thai nên được tại ngoại. Trước đó, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Hải Dương nhận được đơn của Tổng giám đốc Công ty AEV tố cáo về việc nhân viên thuộc công ty câu kết với một số đối tượng bên ngoài thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công ty. Quá trình điều tra xác minh, cơ quan điều tra xác định, Vũ Thị Thùy Dương – Trưởng phòng xuất nhập khẩu hàng hóa Công ty AEV, được giao phụ trách các giao dịch liên quan dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu với Công ty TNHH Logistics MLC (Công ty MLC). Còn Nguyễn Hoàng Giang là kế toán Công ty MLC (chi nhánh Hà Nội). Đầu năm 2016, Dương và Giang trao đổi qua điện thoại với nhau về việc sửa, tăng dịch vụ và tăng tiền trong giấy báo trả tiền hàng tháng giữa Công ty AEV và Công ty MLC để hưởng tiền chênh lệch. Theo thỏa thuận, những ngày đầu tháng khi nhận giấy báo trả tiền từ Công ty MLC, Dương là người phân bổ, ghi số tiền tăng thêm của các dịch vụ vào chứng từ gốc. Còn Giang có trách nhiệm hợp thức hóa chứng từ cho phần dịch vụ và số tiền tăng. Các chi phí tăng thêm gồm: phí vận chuyển, phí địa phương, phí nâng, phí hạ congtainer, phí kẹp chì, kiểm định, lệnh giao hàng… Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa chứng từ, Dương và nhân viên Phòng Xuất nhập khẩu Công ty AEV nhập dữ liệu vào máy tính, lập giấy thanh toán gửi các bộ phận, lãnh đạo và làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Khi tiền được chuyển đến Công ty MLC, Giang trực tiếp ra ngân hàng, giả chữ ký của giám đốc rồi rút số tiền chênh lệch. Trừ các chi phí mua hóa đơn, thuế thu nhập doanh nghiệp… số tiền còn lại các đối tượng chia nhau sử dụng cá nhân. Với thủ đoạn trên, từ tháng 1/2016-5/2020, các đối tượng đã “rút ruột” của Công ty AEV hơn 13 tỷ đồng. Nguồn: Báo tiền phong Quảng CáCác chi phí tăng thêm gồm: phí vận chuyển, phí địa phương, phí nâng, phí hạ congtainer, phí kẹp chì, kiểm định, l
Xem thêm
Giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp vềviệc khai báo hàng hóa sau 30 ngày được quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan quy định thời hạn nộp tờ khai hải quan:“Đối với hàng hóa NK, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu”.Cũng tại điểm b, khoản 2 Điều 18 Luật Hải quan quy định người khai hải quan có nghĩa vụ“khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật này”. Hải quan đã đưa ra những phản hồi chi tiết cho doanh nghiệp và cá nhân. Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp người khai hải quan không thực hiện đúng quy định về thời gian khai hải quan thì bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Liên quan đến việc không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do ảnh hưởng của dịch Covid-19, theo Tổng cục Hải quan, Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Điều 6 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính; Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính giải thích về“sự kiện bất khả kháng”thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải căn cứ vào quy định của pháp luật và hồ sơ vụ việc cụ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức phải chứng minh đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy ra.
Xem thêm
Khai báo hải quan là hoạt động bắt buộc đối với tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu và thực hiện theo quy trình khai báo chung theo quy định của của cơ quan hải quan. Vậy khai báo hải quan là gì, tầm quan trọng của khai báo hải quan trong hoạt động Logistics và quy trình thực hiện khai báo hải quan cụ thể như thế nào? Hãy theo dõi hướng dẫn chi tiết của Lacco dưới đây. I. Khái niệm dịch vụ khai báo hải quan là gì? 1. Khái niệm khai báo hải quan Dịch vụ kê khai hải quan là hoạt động hỗ trợ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ hàng hóa và thực hiện khai báo hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu thông qua hệ thống điện tử. Sau đó cho thông quan và lấy hàng hóa ra khỏi cảng. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể cử nhân viên thực hiện việc kê khai hải quan trên hệ thống cổng thông tin số bằng chữ ký số. Tuy nhiên, để yên tâm, hoàn thiện các thủ tục diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp vẫn thường chọn thuê dịch vụ khai báo hải quan từ các công ty logistics hoặc công ty Forwarders. 2. Khai báo hải quan điện tử là gì? Khai hải quan điện tử là hình thức khai báo hải quan online/ trực tuyến trên phần mềm kê khai hàng hóa ecus5/vnacss . Các dữ liệu tờ khai sẽ được cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý thông tin ra quyết định cấp số, trả kết quả phân luồng… đều sẽ được thực hiện và xử lý thông qua phần mềm Hải quan điện tử. II. Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng xuất khẩu 1. Thủ tục hải quan xuất khẩu/ nhập khẩu là gì? Thủ tục hải quan là thủ tục để xác minh hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu/nhập cảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia. Hay có thể hiểu ngắn gọn, thủ tục hải quan chính là thủ tục cần thiết để doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa. Mục đích của hoạt động khai báo hải quan Căn cứ vào các thủ tục này, nhà nước sẽ tính và thu chính xác mức thuế của lô hàng hoặc cá nhân, doanh nghiệp thực hiện xuất/ nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, nhà nước cũng có thể quản lý được hàng hóa, đảm bảo hàng hoá không thuộc danh mục cấm cũng như đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất nhập khẩu, đảm bảo doanh nghiệp xuất/nhập khẩu hàng hóa đúng như khai báo và không vi phạm pháp luật Việt Nam. Ví dụ như: ngà voi, súng, ma túy là những mặt hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam; Các loại đồ cổ, động vật hoang dã cũng không được phép xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo con đường chính ngạch. Căn cứ pháp luật và điều chỉnh: Luật hải quan năm 2005; năm 2014 (có hiệu lực từ 1/1/2015) Nghị định 08/2015/NĐ và được sửa đổi bổ sung bằng nghị định 59/2018/NĐ Thông tư 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Thông tư 22/2014/TT-BTC về thủ tục hải quan điện tử (thay thế thông tư 196/2012/TT-BTC) Luật thuế xuất - nhập khẩu 2016 2. Quy trình khai báo hải quan điện tử Quy trình cơ bản thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa cơ bản sẽ được thực hiện theo 4 bước: Bước 1: chuẩn bị chứng từ khai tờ khai hải quan gồm Booking note Invoice Packing list Giấy phép xuất khẩu (nếu hàng xuất cần giấy phép) Bước 2: Truyền tờ khai trên phần mềm Ecus5 và xem phân luồng tờ khai, sau khi truyền tờ khai xong bạn cần đính kèm INVOICE lên phần mềm Ecus5 ở phần “quản lý tờ khai” Lưu ý: Đối với những loại hàng hóa yêu cầu phải trình giấy phép, Doanh nghiệp cần xin trước giấy phép và kê khai đầy đủ các thông tin giấy phép trên tờ khai. Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đi mở tờ khai hải quan. Tờ khai sẽ được phân làm 3 loại là: luồng xanh, vàng và luồng đỏ. Tùy từng loại phân luồng hàng hóa và DN sẽ chuẩn bị mở hồ sơ cho phù hợp. Nếu có giấy phép bạn phải trình giấy phép, nếu hàng xuất bình thường thì bạn chuẩn bị chứng từ như sau: [Ảnh] Lưu ý khi in chứng từ và truyền tờ khai: Luồng xanh - in mã vạch và tờ khai Luồng vàng và đỏ - chứng từ phải được ký số, và úp lên hệ thống V5 Bước 4: ra cảng /ICD / sân bay hoàn thành thủ tục hải quan Luồng xanh: chỉ cần trình mã vạch và tờ khai thông quan cho bộ phận kho hàng xuất (hàng kho), bộ phần vào sổ tàu (hàng container) hoặc hải quan giám sát (hàng sân bay) để đối chiếu tờ khai. Luồng vàng: Trình tờ khai và invoice cho hải quan đăng ký tại quầy tiếp nhận tờ khai. Nếu không phát hiện ra nghi vấn, sai sót thì sẽ được hải quan tiếp nhận tờ khai tick thông quan trên hệ thống. Trường hợp hàng hóa bị đánh thuế, doanh nghiệp cần đóng đầy đủ thuế quan thì mới được in mã vạch. Mã vạch được in trên website của tổng cục hải quan https://pus.customs.gov.vn/faces/ContainerBarcode Hàng air được thực hiện theo 5 bước: Bước 1: Giao hàng cho đại lý Bước 2: Đại lý dán talong hàng hóa Bước 3: Cân hàng Bước 4: Lấy mã vạch + tờ khai thông quan + phiếu cân để trình hải quan giám sát Bước 5: Hải quan xác nhận qua khu vực giám sát (vậy là xong thủ tục) Hàng lẻ Bước 1: Sau khi khách hàng đóng hàng vào xe tải tiến hành vận chuyển hàng hóa đến địa điểm lưu kho hàng lẻ chờ xuất tàu trên booking note Bước 2: Sau khi hàng vận chuyển đến kho mang booking note đến để làm thủ tục giao hàng vào kho Bước 3: Nếu tờ khai đã thông quan: In tờ khai ,mã vạch, booking đến hải quan giám sát kho để ký mã vạch. Sau đó làm thủ tục nhập hàng vào kho và giao tờ khai hàng xuất Nếu chưa có tờ khai : Làm thủ tục nhập hàng vào kho và ký nháy booking để nợ tờ khai, khi nào có tờ khai thông quan mang tờ khai (thông quan) + mã vạch đến hải quan giám.sát kho để ký mã vạch sau đó giao tờ khai hàng xuất như bình thường Thủ tục nhập hàng vào kho : Cho xe tải lùi vào cửa kho, mang booking + tờ khai(nếu có) + packing list vào cho thủ kho . Thủ kho sẽ căn cứ vào lượng hàng thực tế trên xe tải để viết phiếu nhập kho sau đó sắp xếp công nhân/xe nâng vận chuyển hàng vào trong kho - Hàng nguyên container: Bước 1 : Đặt booking hãng tàu Bước 2 : Căn cứ vào booking của hãng tàu để tiến hành chọn vỏ . Tùy từng loại hàng hóa mà chú ý chọn vỏ đủ điều kiện đóng hàng Bước 3 : Sau khi chọn được vỏ container sẽ tiến hành kéo vỏ container lên kho của khách hàng để đóng hàng Bước 4 : Sau khi đóng hàng xong sẽ vận chuyển container hàng về hạ đúng cảng/bãi trên booking Bước 5 : Mở tờ khai hàng xuất Bước 6 : Thông quan tờ khai Bước 7 : Giao tờ khai : Khi có tờ khai thông quan thì sẽ in tờ khai + mã vạch + biên lai phí cơ sở hạ tầng(nếu ở hải phòng) + phơi hạ hàng giao tờ khai cho hãng tàu Bước 8 : Hoàn tất hồ sơ thanh toán Chú ý khi làm.hàng xuất phải giao tờ khai trước thời hạn cut off ghi trên booking, nếu quá thời hạn cut off mới giao tờ khai hãng tàu sẽ không nhận tờ khai => Rớt tàu, đi tàu sau. Hàng sau khi hạ về bãi/cảng rồi mới được mở tờ khai nếu không sẽ bị xử phạt Luồng đỏ: Đối với tờ khai luồng đỏ, bạn trình hồ sơ cho hải quan tiếp nhận giống như đối với luồng vàng. Nếu hồ sơ không có sai sót hay nghi vấn thì sẽ được chuyển trực tiếp đến bộ phận kiểm hóa để kiểm tra thực tế hàng hóa. Quy trình: Bước 1: Hải quan tiếp nhận kiểm tra hồ sơ Bước 2: Chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa Bước 3: Lãnh đạo hải quan phân công cán bộ kiểm hóa Bước 4: Gặp kiểm hóa và thực hiện mở hàng kiểm tra theo quy định Bước 5: Sau khi kiểm hóa xong, nếu hàng hóa không có vấn đề gì, hải quan kiểm hóa sẽ cho thông quan hàng hóa Các bước tiếp theo bạn thực hiện tương tự luồng vàng. Các bạn có thể theo dõi Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan để hiểu rõ hơn về trình tự khai báo hải quan online sau: Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan 3. Quy trình giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu Bước 1: Nhận được giấy báo hàng đến từ hãng tàu và lấy D/O : Khi tàu gần cập cảng, trước ngày dự kiến tàu đến từ một đến hai ngày, hãng tàu sẽ gửi giấy báo hàng đến (Arrival Notice - AN) cho người nhập khẩu Bước 2: Cược vỏ container: Sau khi lấy được lệnh trên hãng tàu, người nhập khẩu kiểm tra các thông tin trên giấy tờ và tiến hành cược container Bước 3: Khai Hải Quan : Sau khi lấy được lệnh giao hàng thì sẽ khai tờ khai hải quan điện tử. Bước 4: Đổi phiếu giao nhận container EIR : Nhận được tờ khai đã thông quan người nhập khẩu sẽ in tờ mã vạch cầm đến chi cục hải quan tại cảng để đóng dấu hải quan và đóng phí thương vụ lấy phiếu EIR (phiếu xuất/nhập) Bước 5: Vận tải về kho riêng : Giao phiếu giao nhận container cho bộ phận vận tải để kéo hàng về kho riêng của người nhập khẩu Bước 6: Trả vỏ rỗng về bãi container và lấy tiền cược - Trường hợp rút hàng tại cảng, thì container rỗng đã ở tại cảng sau khi rút hàng xong chỉ cần nhân viên giao nhận cảng xác nhận tình trạng container và xuất phiếu EIR - Trường hợp kéo hàng về kho riêng, lái xe kéo vỏ rỗng về hạ bãi ( đã được ghi trên liên cược). Trên đây là quy trình khai báo hải quan hàng xuất và giao nhận hàng hóa FCL nhập khẩu chi tiết đối với hàng hóa vận chuyển chính ngạch. Hy vọng với những thông tin mà Công ty Lacco cung cấp sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo địa chỉ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trong thời kỳ dịch bệnh khẩu trang trở thành vật bất ly thân, ra đường không mang khẩu trang là bị phạt vỡ mồm, tội nặng hơn không đội mũ bảo hiểm, khẩu trang góp phần quan trọng bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh dịch trong “thời kỳ covid-19”, cũng là hàng HOT tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trải nghiệm thực tế xuất khẩu nhiều lô hàng vào Lào hôm nay mình chia sẻ với các bạn về xuất khẩu trang y tế sang Lào mình có một số lưu ý đến các bạn như sau. 1. Những văn bản quy định về xuất khẩu mặt hàng Khẩu Trang Y Tế - Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020 - Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 29/04/2020 - Công văn 2848/TCHQ-GSQL ngày 29/04/2020 - Thông báo số 155/TB-VPCP ngày 15/04/2020 2. Cần xử lý thủ tục hải quan như thế nào? Để khai báo Hải quan bạn cần thông tin chi tiết như sau: - Thông tin VNACC - Chữ ký số ( Nếu khai hải quan trực tiếp trên máy của bạn ) - Hợp đồng thương mại ( Sales contract ) - Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice ) - Chi tiết đóng gói ( Packing list ) Mã HS của khẩu trang y tế là 63079040 thuế xuất khẩu 0% Mô tả hàng hoá: Khẩu trang y tế 3 lớp ( Medical facemask 3 layers ), 50 chiếc/hộp, 50 hộp/thùng do công ty … sản xuất, Nhãn hiệu: … Hàng mới 100%#&VN Đấy hồ sơ đơn giản chỉ có thế thôi, mình đi vào các bước cụ thể nhé! Quy trình làm thủ tục hải quan đi Lào Bước 1: Đóng hàng tại nhà máy, khai báo hải quan xuất khẩu và chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu: Bên mình điều xe đến nhà máy đóng hàng theo lịch đã thống nhất với khách, thời gian đóng hàng tại nhà máy thường bên mình để cho khách 01 ngày. Trong lúc đóng hàng tại nhà máy và đã có chi tiết hàng hóa cụ thể bên mình sẽ tiến hành khai báo hải quan, làm C/O, chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu hoàn chỉnh để còn kịp gửi theo xe cho bộ phận hiện trường làm thông quan tại cửa khẩu khi hàng đến cửa khẩu “ 30BB ” ( Mình tỏ ra nguy hiểm tí thôi chứ 30BB là gì thì ở bước 2 các bạn sẽ biết J ) Thời gian vận chuyển từ nhà máy khu vực: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam đến Cửa khẩu Cầu Treo 450 km khoảng 8 - 10h (Thường chạy buổi đêm khoảng 7h sáng có mặt tại Cửa khẩu) Bước 2: Làm thủ tục tại cửa khẩu Cầu Treo ( 30BB ): Khi xe đến cửa khẩu Cầu Treo mình sẽ phải trình hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận, bộ hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu gốc của công ty xuất khẩu ( Quy định là phải có nhưng nhiều khi có cũng như không vì bên mình quá quen mặt ở đấy rồi J ) - Tờ khai hải quan ( Số tờ khai ) - Invoice - Packing list - Hợp đồng thương mại ( Sales contract ) bản sao y - C/O Thời gian chờ tiếp nhận kiểm tra thông quan thông thường mất 1-2 tiếng, trong thời chờ đợi bạn có thể đi loanh quanh thăm quan cửa khẩu, đổi tiền, mua Sim, Uống nước hoặc seo phì check in J Sau khi Hải quan tiếp nhận xong, bạn photo tờ khai có chữ ký nháy của Hải quan tiếp nhận qua nộp tờ khai có chữ ký nháy cho Hải quan giám sát, Hải quan giám sát tiếp nhận hồ sơ nhập vào phần mềm duyệt trên hệ thống xong thì tiến hành giám sát hàng hóa qua biên giới, đồng thời photo tờ khai qua Biên phòng Cửa khẩu ( Mấy anh Biên phòng còn dắt theo cả chó nghiệp vụ nhìn Kool lắm JJJ ) và đăng ký giám sát cùng với Hải quan giám sát kết thúc thủ tục thông quan tại Cửa Khẩu, Việt Nam. Xong rồi, chuẩn bị xuất ngoại thôi anh em êi ( À quên nhớ đóng dấu xuất nhập cảnh đấy nhé ) xe chạy từ Cửa khẩu Cầu Treo sang Cửa khẩu Nam Pao khoảng 1Km. Bước 3: Làm thủ tục tại cửa khẩu Nam Pao - Làm thủ tục cho xe vào Lào - Khai báo Biên Phòng Lào - Hải quan giám sát cửa khẩu và nộp lệ phí cửa khẩu vào Lào ( Có biên lai nhé ) - Nộp phí đường bộ sau đó xe chạy vào điểm làm thủ tục thông quan nhập khẩu tại LakSao Xe chạy từ Cửa khẩu Nam Phao vào điểm Thông quan Lak Sao khoàng 35 Km thời gian thông thường hết 1h Bước 4: Thông quan tại LakSao: Hồ sơ nhập khẩu gồm có: - Giấy giới thiệu của Consignee nhập khẩu - Hợp đồng thương mại ( Commercial Invoice ) - Chi tiết đóng gói ( Packing list ) - C/O gốc - Giấy xác nhận của Tổng cục Hải quan Vientiane -> Đủ hồ sơ rồi khai báo Hải quan nhập khẩu thôi - Với mã HS nhập khẩu tương ứng vào Lào là 63079040 có C/O form D thì thuế nhập khẩu 0% và VAT 10%. Làm thủ tục tại cửa khẩu đối với hàng thông thường, ít danh mục hàng thời gian từ 2-4h để làm thông quan và kiểm tra hàng hóa. Đối với hàng nhiều danh mục hàng, hoặc hồ sơ không đúng mã HS thì thời gian làm thủ tục thông quan, kiểm tra có thể mất 1-2 ngày ( câu “ Hà Nội không vội được đâu ” còn nguyên giá trị ở Lào nhé ) Để C/O được hưởng ưu đãi thuế người nhận cần scan C/O bản gốc, sau đó làm công văn gửi đến Bộ Công Thương Lào xác nhận danh mục hàng nằm trong điều kiện, hiệp định thương mại Việt Lào, hàng được miễn thuế. Bộ Công Thương Lào sẽ làm văn bản đề nghị sang Tổng tục Hải quan Vientiane duyệt C/O miễn thuế nhập khẩu và ban hành văn bản gửi cho Hải quan cửa khẩu làm thủ tục nhập khẩu và không thu thuế nhập khẩu. Quãng đường vận chuyển từ LakSao đến Vientiane khoảng 350km ( Dọc đường đi vào mùa hè thỉnh thoảng vẫn gặp chị em các bộ tộc Lào tắm suối nhé ) thông thường hết khoảng 10 - 12 tiếng. Quán ăn của người Việt mở ở bên đó rất nhiều nên bạn có thể yên tâm không sợ việc không hợp khẩu vị. Bước 5: Trả hàng tại kho của người nhập khẩu: Cần lưu ý khi hoàn thiện thủ tục khai báo Hải quan nhập khẩu tại Laksao phải alo báo cho người nhận thời gian dự kiến xe đến điểm trả hàng để họ sắp xếp công nhân xuống hàng giải phóng xe tránh lưu ca xe, mấy bạn bên Lào xuống hàng chậm lắm. Bạn nào cần hỏi thêm thông tin gì về thủ tục làm hàng vào Lào cứ ới mình mình sẽ tư vấn cho. Ms. Nguyen Thi Trinh Phone/zalo: +84906267255 Mr. Nguyễn Duy Phóng Mobile: 0903415166 Email: sales7@lacco.com.vn
Xem thêm