Preloader Close

Tìm kiếm

Căn cứ vào nhu cầu thực tế về tình hình xuất nhập khẩu trong thời gian gần đây, Tổng cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện bảo quản đặc biệt. Kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu cần bảo quản đặc biệt như nào? Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 29 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018) của Bộ Tài chính để chỉ đạo các chi cục hải quan và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan thay thế công văn hướng dẫn số 3329/TCHQ-GSQL ngày 2/7/2021. Trước đó, Tổng cục Hải quan nhận được nhiều kiến nghị về việc kiểm tra thực tế hàng hóa của một số doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có điều kiện bảo quản đặc biệt như: tân dược, sinh phẩm, vắc xin là những sản phẩm nhạy cảm với nhiệt độ môi trường cần được bảo quản trong tình trạng đặc biệt nghiêm ngặt ở nhiệt độ thấp… Để tạo điều kiện trong việc giải quyết thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn các cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại địa điểm kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Xem thêm
DEM, DET, Storage là gì? Đây là 3 loại phí lưu container được sử dụng rất phổ biến trong logistics. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người còn nhầm lẫn các loại phí này dẫn đến những sai lầm trong quá trình tính phí. Vậy làm như thế nào để dễ dàng phân biệt được các loại phí DEM, DET, STORAGE? Contents 1. DEM là gì?. 1 Đối với hàng nhập: 1 Đối với hàng xuất: 1 2. DET là gì?. 1 Kết luận 1. DEM là gì? DEM (demurrage charge) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Bản chất của DEM là cảng sẽ tiến hành thu phí của hãng tàu. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại từ khách hàng và đóng lại cho cảng theo thỏa thuận riêng. Phí DEM được tính trên mỗi đơn vị container. Tham khảo:Các thuật ngữ Incoterms 2020 cần biết (Chi tiết) Theo quy định và chính sách ưu đãi của các hãng tàu về thời gian lưu container miễn phí tại bãi. Như vậy chi phí DEM của từng nơi lại khác nhau, không có mức giá cố định. Cụ thể, theo quy định, các hãng tàu sẽ cho doanh nghiệp lưu hàng miễn phí DEM trong thời gian khác nhau cho từng loại hàng: Đối với hàng nhập: Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Phí DEM được tính kể từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng và sau đó sẽ được tính chi phái bằng vị là tiền/ ngày/ container (tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container). Đối với hàng xuất: Thời gian miễn phí DEM là khoảng 1-7 ngày đối với container khô, 1-3 ngày đối với container lạnh. Bạn sẽ hoàn toàn được miễn phí DEM trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, trừ trường hợp hàng bị rơi do thanh lý hải quan chậm hoặc gặp phải 1 số lý do khiến hàng phải đi chuyển sau nếu không hàng xuất thường sẽ không phải đóng phí DEM. Thao khảo thêm:Tổng hợp các loại chi phí vận tải đường biển 2. DET là gì? DET (detention charge) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu. Các hãng tàu cũng có chính sách miễn phí lưu container trong khoảng thời gian (cụ thể sẽ tùy theo chính sách của mỗi hãng tàu). Phí DET được tính theo ngày và tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container. Storage Charge là phí lưu container tại cảng mà khách hàng đóng trực tiếp cho cảng (không thông qua hãng tàu). Thực chất, phí Storage được tách ra từ phí DEM nên có rất nhiều người nhầm lẫn về loại phí này. Nhưng khoản phí này chỉ phải đóng phí thời gian miễn phí thuê bến cảng và kho bãi chưa container đã hết. Chủ lô hàng buộc phải thanh toán phí thuê kho bãi để lưu container trực tiếp cho cảng, phí này được gọi là storage charge. Kết luận Phí DEM, DET, Storage Charge là 3 loại phí hoàn toàn khác nhau, cần được thanh toán tại cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Đồng thời áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa bao gồm hàng container hoặc hàng lẻ (hàng FCL và LCL). Bạn nên biết:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL Phí DEM là thời gian lưu container tại bãi của cảng, phí DET là thời gian bạn được mượn container về kho. Cả 2 loại phí này bạn đóng trực tiếp cho hãng tàu. Storage Charge là phí lưu container tại bãi của cảng và đóng trực tiếp cho cảng. Với những chia sẻ chi tiết về khái niệm về DEM, DET, Storage là gì mà LACCO vừa chia sẻ với các bạn. Chắc hẳn quý khách đã hiểu được phần nào chi phí mà mình cần phải thanh toán khi lưu đậu container tại bến cảng rồi đúng không. Nắm được kiến thức này, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cẩn thận để giảm thiểu chi phí không cần thiết để nâng cao giá trị cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài các loại chi phí về DEM, DET, Storage thì trước khi vận chuyển hàng hóa, chúng ta cũng cần tìm hiểu cẩn thận các thông tin về chuyến hàng như: chuẩn bị bộ chứng từ kỹ, nắm rõ các quy trình khai hải quan điện tử, trước khi đặt booking nên hỏi trước những thời hạn này cho từng loại phí… Để nắm được những thông tin này, các bạn có thể liên hệ đến công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày nay, với nhu cầu kết nối giao thương trên toàn thế giới, hoạt động logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng cho hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển thuận lợi. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu phát triển cũng như các quy tắc giao thương tại các hiệp định liên kết kinh tế. Kiến thức về logistics không ngừng được cập nhập mỗi ngày. Do đó, nắm vững được kiến thức cũng như thông tin Logistics là một kỹ năng thiết yếu cho các bạn sinh viên tìm việc, các nhân viên đang công tác trong ngành, cũng như các nhà quản lý Logistics, muốn có được cái nhìn chính xác nhất về những gì đang xảy ra. Để tiếp cận nhanh nguồn tài nguyên kiến thức vô giá về Logistics thế giới, các bạn có thể tham khảo 5 blog Logistics Tiếng Anh sau đây: Contents 1. Logistics Online. 1 2. Inbound Logistics. 1 3. The Logistics of Logistics. 1 4. Logistics Management 1 5. Lean Logistics Blog. 1 1. Logistics Online Logistics Online là một nguồn tin tức về Logistics, Supply chain và Giải pháp vận chuyển. Các chủ đề xoay quanh về công nghệ, thị trường và giải pháp logistics luôn được chú trọng. Logistics Online còn có thêm một bản tin định kỳ giúp bạn đọc có thể cập nhật thông tin liên tục. Chú ý: Phải đăng ký (miễn phí) để xem được toàn bộ bài viết. 2. Inbound Logistics Inbound Logistics là một trang blog tập trung vào chủ đề Logistics đầu vào (việc vận chuyển, lưu trữ và lên kế hoạch hàng để đưa vào sử dụng, sản xuất trong công ty). Trang blog này cực kỳ hữu ích với danh sách các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất trong ngành, các File ứng dụng và kho thông tin tiện lợi. 3. The Logistics of Logistics The Logistics of Logistics, được biên tập bởi Joe Lynch – một chuyên gia hang đầu trong ngành, trang blogs này viết về mọi chủ đề xung quang logistics, bao gồm công nghệ, các tin tức chuyên ngành, kiến thức … Trang Blogs được đánh giá cao bởi các bình luận sâu sắc từ Joe Lynch, thêm vào đó là các luận văn, webinars, cập nhật và sự kiện … 4. Logistics Management Logistics Management được phát triển từ một tạp chí hàng tháng dành cho các chuyên gia trong ngành Logistics. Kể từ lần đầu phát hành vào năm 1962, đến nay tạp chí Logistics Management đã trở thành một trang web hang đầu về tin tức Logistics. 5. Lean Logistics Blog The Lean Logistics Blog là một diễn đàn mở, tập trung vào các tranh luận xung quanh Logistics tinh gọn và các ứng dụng chuỗi cung ứng tốt nhất hiện nay. LeanCor, công ty đứng sau diễn đàn này hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu, với mục tiêu “Cung cấp cải tiến trong vận hành và cải thiện tình hình tài chính cho doanh nghiệp.” Bên cạnh 5 Trang Blog Logistics Tiếng Anh Hay Nhất 2021 mà Công ty Lacco vừa đề cập, các bạn có thể thường xuyên truy cập vào website: Lacco.com.vn - Trang web tiếng việt thường xuyên cập nhật những thông tin quan trọng về hải quan, tình hình xuất nhập khẩu,… cùng những kiến thức Logistics cơ bản, giúp tất cả mọi người có cái nhìn sâu sắc và thực tiễn nhất về hoạt động vận chuyển và xuất nhập khẩu trong nước và trên thế giới.
Xem thêm
Vận tải đường biển hiện đang là hình thức được áp dụng chủ yếu dành cho các mặt hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Hoặc giao thương tại một số cảng biển trong nước. Hình thức vận tải này được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm và lựa chọn đó là chi phí vận tải đường biển cao không? có những loại phí và phụ phí nào? Contents ► Hàng nhập. 1 ► Hàng xuất 1 ► Phí khác. 2 ► Hàng nhập 1. O/F (Ocean Freight) là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. 2. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… 3. Phí Handling (Handling fee) là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan… 4. Phí D/O (Delivery Order fee): Phí này gọi là phí lệnh giao hàng. Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng. Các Hãng tàu / Forwarder issue một cái D/O và thế là họ thu phí D/O. 5. Phí CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 6. Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance Surcharge”: là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu. 7. CCF (Cleaning Container Fee): là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận tải hàng và trả tại các deport. Tham khảo thêm:[CÔNG THỨC] Tính toán chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ► Hàng xuất 1. O/F (Ocean Freight): chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được gọi là cước đường biển. 2. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… 3. Phí AMS (Advanced Manifest System fee): Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada… 4. Phí B/L (Bill of Lading fee): Phí chứng từ (Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu/Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading. 5. Phí CFS (Container Freight Station fee): Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol/Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS. 6. Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính trong Local Charge. 7. ENS (Entry Summary Declaration): là phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu Âu (EU). Đây là phụ phí kê khai sơ lược hàng hóa nhập khẩu vào liên hiệp châu Âu nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực. 8. AMS (Automatic Manifest System): là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ. 9. AFR (Advance Filing Rules): là phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. ► Phí khác 1. PCS (Port Congestion Surcharge): là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn). 2. PSS (Peak Season Surcharge): là phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận tải hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu. 3. SCS (Suez Canal Surcharge): là phụ phí qua kênh đào Suez, phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận tải qua kênh đào Suez. 4. BAF (Bunker Adjustment Factor): là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor). 5. CAF (Currency Adjustment Factor): là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ… 6. COD (Change of Destination): là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận tải đường bộ… 7. DDC (Destination Delivery Charge): Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán. 8. ISF (Import Security Kiling): là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. 9. Phí GRI (General Rate Increase): Phụ phí của cước vận tải (chỉ xảy ra vào mùa hàng cao điểm). 10. Phí LSS (Low Sulfur Surcharge): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng trong vận tải xuất nhập khẩu các tuyến vận tải đường biển. Trên đây là những chi phí vận tải đường biển mà các bên doanh nghiệp xuất - nhập khẩu cần phải thanh toán. Để nắm được nội dung hoặc cần được tìm hiểu, hỗ trợ về các loại chi phí vận tải logistics, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với LACCO theo địa chỉ HOTLINE 0906 23 55 99 hoặc Email: info@lacco.com.vn để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm
Chiều ngày 18/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-CTUBND về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước. Hà Nội dừng tất cả các dịch vụ không thiết yếu quyết tâm phòng chống dịch Covid-19 Theo đó, TP Hà Nội áp dụng các biện pháp phòng chống dịch kể từ 00h00 ngày 19/7 trên địa bàn toàn TP bao gồm: thực hiện nghiêm thông điệp 5K, giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tụ tập từ 5 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu và các trường hợp khẩn cấp khác như cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,… Dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hoạt động bao gồm: Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...); các cửa hàng dịch vụ ăn uống chỉ bán hàng mang về, cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ..., yêu cầu bắt buộc khai báo y tế bằng mã QRCode. Đối với các cơ quan, công sở của TP và Trung ương đóng trên địa bàn, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) chủ động xây dựng phương án làm việc 50% trực tuyến, chia ca; các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố bố trí không quá 1/2 số lượng cán bộ, công chức, viên chức; người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà đối với các nhiệm vụ được phân công. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tùy theo điều kiện, tính chất hoạt động của cơ quan, đơn vị mà bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc, giao dịch trực tuyến. ... Chỉ kinh doanh mặt hàng thiết yếu Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, chợ đầu mối trên địa bàn tổ chức sắp xếp, chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hàng ngày cho nhân dân trên địa bàn; sắp xếp, bố trí các quầy hàng phù hợp với quy mô, diện tích, điều chỉnh giảm số lượng khách trong cùng thời điểm, đảm bảo thông điệp 5K, hạn chế tối đa việc tiếp xúc gần trong khi giao dịch; khuyến khích mô hình giao hàng trực tuyến. TP Hà Nội cũng sẽ giảm 50% công suất hoạt động và 50% số ghế trên phương tiện vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất; không “ngăn sông cấm chợ”; các phương tiện chuyên chở nông sản, nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa được hoạt động nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch. Các phương tiện chở người từ các tỉnh khác được phép đi qua nhưng không được dừng đón, trả khách trên địa bàn. Đồng thời, tạm thời không tổ chức đám cưới; đám tang tổ chức không quá 30 người và phải được cơ quan y tế tại nơi tổ chức giám sát nghiêm ngặt.
Xem thêm
D/O là một trong những thuật ngữ rất quen thuộc được sử dụng xong logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa qua cảng. Khi hàng hóa chuyển về Việt Nam vừa cập bến cảng, các hãng tàu/forwarder sẽ thông báo hàng đến và phát lệnh giao hàng D/O. Người nhận hàng sẽ lấy Lệnh giao hàng này, thanh toán phí D/O và xuất trình cho hải quan / kho / bãi để nhận hàng. Contents Phí D/O là gì?. 1 2. Phân loại D/O.. 1 D/O do forwarder phát hành: 1 D/O do hãng tàu phát hành: 1 3. Thông tin về lệnh D/O.. 1 Nội dung thông tin trên lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung sau: 1 Quy trình lấy lệnh D/O Phí D/O là gì? Phí D/O được viết tắt từ Delivery Order fee là lệnh giao hàng, là chứng từ do hãng tàu phát hành dùng để nhận hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu nhận được để trình cho cơ quan giám sát kho hàng (cảng đến) trước khi có thể rút hàng ra khỏi container, kho, bãi,… Để lấy được hàng, consignee bắt buộc phải có chứng từ này, khi chứng từ có ghi trên lệnh giao hàng_consignee. Lưu ý: CÓ một số người vẫn hay hiểu nhầm phí D/O - Delivery Order fee là phí lệnh giao hàng và phí chứng từ -Documentation fee vì tên viết khá tương tư. Do đó chúng ta cần chú ý để tránh hiểu nhầm không cần thiết. Phí D/O se phụ thuộc vào từng trường hợp và hãng tàu/forwarder. Để nắm được chi tiết về mức chi phí cụ thể, quý khách có thể liên hệ đến LACCO INT'L FREIGHT FORWARDERS để được hỗ trợ 2. Phân loại D/O Lệnh giao hàng được phân chia theo 2 loại đối tượng ban hành khác nhau D/O của forwarder và D/O của hãng tàu. D/O do forwarder phát hành: Hình thức D/O này là do đại lý vận chuyển ban hành cho người nhận hàng, yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho người nhận hàng đó. Tuy nhiên, nếu D/O của forwarder nhưng FWD không phải là người phát hành Bill. Khi đó, người nhận hàng không có quyền lấy hàng, mà bắt buộc phải có chứng từ kèm theo. D/O do hãng tàu phát hành: Hình thức D/O này là do hãng tàu phát hành yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nhận (người đang có lệnh giao hàng này). Thông thường, Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho forwarder và forwarder yêu cầu giao hàng cho họ. Khi forwarder nắm trong tay D/O mà hãng tàu cấp phát cho mình và giao lại cho doanh nghiệp nhập khẩu cùng với Bill gốc của hãng tàu thì người nhập khẩu mới đủ điều kiện nhận hàng. Đây là hai loại D/O phát sinh trong hai trường hợp riêng tùy theo việc bạn làm việc trực tiếp với hãng tàu hay thuê FWD, do vậy, phí D/O chỉ thanh toán cho đơn vị trực tiếp ban hành và 1 lần duy nhất. 3. Thông tin về lệnh D/O Nội dung thông tin trên lệnh giao hàng D/O bao gồm các nội dung sau: Tên tàu và hành trình của con tàu Người nhận hàng (Consignee) Cảng dỡ hàng (POD) Ký mã hiệu hàng hoá (Code goods) Số lượng bao kiện hàng, trọng lượng và thể tích hàng hoá (Gross Weight, Net weight….) Quy trình lấy lệnh D/O Lệnh giao hàng thường có 3 bản, là chứng từ bắt buộc mà người nhận hàng phải có, tuy nhiên, không phải chỉ có lệnh giao hàng thì Consignee có thể đến lấy hàng, mà cần phải chuẩn bị thêm các chứng từ khác theo quy định. Các chứng từ khác bao gồm: Giấy tờ cá nhân của người nhận hàng (CMND/Thẻ căn cước) Giấy giới thiệu Thông báo hàng đến Vận đơn photo có ký hậu và đóng dấu hoặc Vận đơn gốc – có ký hậu và đóng dấu của ngân hàng (nếu trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C). Sau khi nhận được B/L và giấy báo hàng đến từ hãng tàu và chuẩn bị đầy đủ các chứng từ trên, bạn đến hãng tàu hoặc FWD để lấy lệnh. Việc lấy lệnh này độc lập với việc làm thủ tục hải quan, do vậy bạn có thể thực hiện cùng lúc hoặc lấy lệnh D/O trước. Lưu ý: Bên cạnh phí D/O, khi đi nhận lệnh giao hàng, Consignee cần thanh toán một số chi phí khác như phí vệ sinh container, phí THC, Handling, và phí CFS (hàng lẻ) hoặc phí cược container theo quy định của mỗi hãng tàu (hàng FCL), do vậy, bạn nên giữ lại Bill nếu cần kiểm tra. Ngoài ra, đối với hàng nguyên container thì trên D/O sẽ được đóng dấu "hàng giao thẳng", còn nếu trong trường hợp người nhập khẩu hạ hàng và cắt chi tại bãi thì D/O sẽ được đóng dấu "hàng rút ruột". Lưu ý: – Khi chỉ cần D/O của forwarder cũng có thể nhận hàng: Khi forwarder ký tên trên lệnh giao hàng dưới cương vị là đại lý (AS AGENT) của hãng tàu thì mặc định lệnh giao hàng đó có hiệu lực như lệnh giao hàng của hãng tàu. – Khi cần lệnh nối của feeder để nhận hàng: Trong trường hợp vận chuyển có sử dụng tàu phụ để chuyển tải hàng hóa, doanh nghiệp cần thêm một lệnh nối của feeder nữa mới có thể nhận hàng. Lệnh nối này chỉ cần bản photocopy mà không cần bản gốc và thường doanh nghiệp phải yêu cầu forwarder cung cấp cho mình. Nguồn: Xuất nhập khẩu Lê Ánh
Xem thêm