Preloader Close

Tìm kiếm

Để xuất-nhập khẩu hàng hóa sang thị trường Australia, các doanh nghiệp có thể cập bến các cảng biển nào thuận tiện nhất? Chi phí và thời gian vận chuyển sang Australia là bao nhiêu? Công ty Lacco sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và chi phí vận chuyển của doanh nghiệp trong nội dung bài viết dưới đây. Contents Cảng Melbourne. 1 Cảng Sydney. 2 Cảng Adelaide. 2 Cảng Fremantle. 2 Cảng Brisbane. 3 Cảng Darwin Cảng Melbourne Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Melbourne: Hồ Chí Minh- Melbourne: 3000 usd/ container 20’DC; 3200 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Melbourne: 3300 usd/ container 20’RF; 3900 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Melbourne : 20 ngày Hải Phòng - Melbourne: 3000 usd/ container 20’DC; 3200 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Melbourne: 3400 usd/ container 20’RF; 4100 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng - Melbourne: 18 ngày Cảng Sydney Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Sydney: Hồ Chí Minh- Sydney: 2900 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Sydney: 3100 usd/ container 20’RF; 4300 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Sydney: 16-18 ngày Hải Phòng - Sydney: 2300 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Sydney: 2500 usd/ container 20’RF; 3700 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng - Sydney : 19 ngày Cảng Adelaide Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Adelaide: Hồ Chí Minh- Adelaide: 2500 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Adelaide: 3400 usd/ container 20’RF; 4600 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Adelaide : 25 ngày Hải Phòng - Adelaide: 3000 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Adelaide: 2700 usd/ container 20’RF; 3700 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng - Adelaide: 24 ngày Cảng Fremantle Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Fremantle: Hồ Chí Minh- Fremantle: 2250 usd/ container 20’DC; 3350 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Fremantle: 3400 usd/ container 20’RF; 4600 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Fremantle: 13-14 ngày Hải Phòng - Fremantle: 3000 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Fremantle: 3500 usd/ container 20’RF; 4700 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng - Fremantle: 15 ngày Cảng Brisbane Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Brisbane: Hồ Chí Minh- Brisbane: 2250 usd/ container 20’DC; 3350 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Brisbane: 3400 usd/ container 20’RF; 4600 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Brisbane : 18-19 ngày Hải Phòng - Brisbane: 2300 usd/ container 20’DC; 2800 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Brisbane: 3500 usd/ container 20’RF; 4500 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận Cảng Darwin Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Darwin: Hồ Chí Minh- Darwin: 2750 usd/ container 20’DC; 3350 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hồ Chí Minh- Darwin: 3400 usd/ container 20’RF; 4500 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh - Darwin : 30 ngày Hải Phòng - Darwin: 3000 usd/ container 20’DC; 3500 usd/ container 40’DC/ 40’HC Hải Phòng - Darwin: 3500 usd/ container 20’RF; 4700 usd/ container 40’RF/ 40’RH Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng - Darwin: 28 ngày. Tham khảo thêm: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới 2021 Note: giá cước và lịch trình vận chuyển trên chỉ mang tính chất tham khảo để được báo giá chính xác các quý khách hàng liên hệ trực tiếp thông tin sau: Mr. Luân 0936.217.388 Mail: luantruong@lacco.com.vn Skype: Luan Truong- LACCO SGN Một số hãng tàu có tuyến đi các cảng của Úc
Xem thêm
Trong thời gian dần đây, hầu hết các ngành đều chịu ảnh hưởng mạnh do sự phát triển mạnh của đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu lây nhiễm mạnh tại Việt Nam. Tuy nhiên, do nhu cầu lớn kèm giá cước cao, giúp các đơn vị logistics cảng biển - vận tải biển khởi sắc rực rỡ trong nửa đầu năm 2021. Các đơn vị Logistics báo lãi lớn bất chấp Covid Khối lượng hàng thông cảng cùng giá cước tăng cao khiến hoạt động kinh doanh của các đơn vị logistics cảng biển - vận tải biển là nguyên nhân lớn để đem lại những con số "chạy ngược" cho những doanh nghiệp này. Theo đó, tất cả các công ty đều ghi nhận tăng trưởng trên 2 chữ số, từ PV Trans (11%), Transimex (24%), Hải Phòng Port (27%), Gemadept (39%); cho đến nhóm cao hơn như Viconship (62%), Tân Cảng Logistics (71%), Sài Gòn Port (89%). Đáng chú ý nhất là hai trường hợp Xếp dỡ Hải An (154%) và Vinalines (226%). Trong thời kỳ kinh tế khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK trong nước cũng gặp phải nhiều vấn đề khủng hoảng. Việc các đơn vị đạt được doanh thu tăng trưởng được xem là tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, những tác động của đại dịch cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đố với các bến cảng, điển hình như cảng Cát Lái. Hàng tồn tăng đột biến, nguy cơ cảng buộc phải ngưng tiếp nhận tàu trong thời gian tới. Nguy cơ cảng Cát Lái ngưng tiếp nhận tàu Sau 3 tuần áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty Tân cảng sải Gòn đã có văn bản 2465/TCg-VP ngày 28/7/2021 về các khó khăn trong tổ chức hoạt động các bến cảng của Tổng công ty tại khu vực TP. HCM. Theo đó, hiện nay các container nhập về theo đường biển vẫn tăng trưởng đều, tuy nhiên số lượng container ra cảng theo đường bộ lạ giảm số lượng rõ rệt. Dẫn đến tình trạng số lượng container dồn ở cảng Cát Lái đang tăng lên rất lớn. Do đo, Cục Hàng hải Việt Nam đã có văn bản số 3070/CHHVN-VTDVHH gửi Tổng cục Hải quan và Uỷ ban nhân dân TP. HCM đề nghị xem xét hỗ trợ giải quyết kiến nghị của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. ĐỒng thời cũng nhanh chóng chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải: TP. HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai và Chi cục Hàng hải Việt Nam tại TP. HCM kiểm tra trực tiếp hiện trường, tổ chức làm việc với Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. Từ đó xây dựng phương án duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án phân bổ hàng xuất, nhập khẩu của cảng Tân Cảng Cát Lái cho các kho bãi, cảng khác thuộc Tổng công ty hoặc đơn vị khác tại khu vực Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu để giảm tải cho cảng Tân Cảng Cát Lái.
Xem thêm
Vận tải biển đã trở phương thức vận chuyển hàng hóa quốc tế phổ biến nhất hiện nay, với nhiều ưu thế vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí và nguồn lực, nâng cao khối lượng và an toàn khi vận chuyển. Vậy bạn có biết lịch sử của ngành vận tải biển diễn ra như thế nào không? Hãy cùng Lacco tìm hiểu về tiến trình hình thành và phát triển của loại hình vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới này nhé. Lịch sử hình thành của vận tải biển Ngày từ thời xa xưa, loài người đã nhận thức được đại dương chiếm diện tích vô cùng lớn trên bề mặt trái đất. Chính vì vậy, có thể nói ngành vận tải biển xuất hiện ngay khi hình thức vận tải hàng hóa ra đời thời cổ đại (Khoảng thế kỷ V - TCN). Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu chủ yếu vẫn là vận tải ven bờ, khối lượng hàng hoá nhỏ. Đến thế kỷ 17,18 hàng hoá đã phong phú nhưng vận tải biển mới chỉ chú ý đến những mặt hàng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt. Đến thế kỷ 19, các tuyến vận tải khối lượng hàng hóa đã tăng đồng thời phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại thế giới. Đặc biệt những năm 40-50 của thế kỷ này hàng loạt các công ty vận tải biển ra đời. 1869 khai thông kênh Suê, 1895 kênh Kiel thúc đẩy vận tải biển phát triển mạnh mẽ. Đến đầu thế kỷ 20 hàng nguyên liệu công nghiệp chiếm 2/3 khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường biển. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2, vận tải biển mặc dù số lượng hàng hóa vận chuyển giảm nhưng lại góp phần quan trọng vào hoạt động vận chuyển vũ khí, đạn dược và quân đội đến vùng tham chiến. Sau cuộc thế chiến thứ 2 đến nay, các quốc gia bắt đầu phục hồi, hoạt động giao thương phát triển trên toàn cầu, vận tải biển ngày càng phát triển với hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp hiện đại phục vụ nhu cầu xúc tiến thương mại thế giới. Vận tải đường biển - Phương thức vận tải hàng đầu trên thế giới Trong thời kỳ hiện đại, phương thức vận tải đường biển đã trở thành phương thức vận tải quốc tế không thể thiếu thế giới. Cũng là sự lựa chọn hàng đầu cho các đơn vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn. Cũng là nền tảng cơ bản để kích thích kinh tế thế giới ngày càng phát triển hơn. Những loại phương tiện tàu hàng hiện đại với kích cỡ lớn và khả năng chuyên chở khổng lồ vẫn đang được sử dụng cho công việc chở hàng mỗi ngày trên biển. Trong hoạt động vận tải biển, hình thức vận chuyển này hoàn toàn không thể thiếu trong nhiều hoạt động giao thương hàng hóa bao gồm mua bán trao đổi hàng hóa, chuyển giao kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Mặc dù, hình thức vận tải này rất dễ gặp phải rủi ro do ảnh hưởng từ thiên nhiên, tuy nhiên nó lại mang lại hiệu quả rất lớn so với các hình thức vận tải hiện nay. Với thời gian trải dài hàng trăm năm lịch sử, vận tải biển thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhớ, trong đó rõ rệt nhất là sự ra đời của nhiều tàu hàng với khả năng chuyên chở khổng lồ; các cảng biển lớn được nâng cấp và hướng đến hiện đại, nâng cao khả năng neo đậu tàu hàng; mối liên kết giao thương giữa các nước được tăng cường nhờ sự thuận lợi mà tuyến giao thông biển đem lại.
Xem thêm
Nhằm đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tế của thị trường, trong tháng 8/2021 sẽ có 4 chính sách kinh tế chính thức có hiệu lực về các lĩnh vực: Dịch vụ thông tin tín dụng; Thị trường chứng khoán Việt Nam;... Điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ban hành ngày 10/06/2021 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng, trong đó, quy định cụ thể điều kiện cấp giấy chứng nhận hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng. Nghị định chính thức có hiệu lực từ 15/8/2021. Trong Nghị định số 58/2021/NĐ-CP cũng đã nêu rõ, Công ty thông tin tín dụng chỉ thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trong đó, các điều kiện để nhận được giấy chứng nhận của Ngân hàng Nhà nước là Có hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng yêu cầu tối thiểu sau: - Có tối thiểu 2 đường truyền số liệu, mỗi đường truyền của một nhà cung cấp dịch vụ; - Có cơ sở hạ tầng thông tin có khả năng tích hợp, kết nối được với hệ thống thông tin của tổ chức tham gia; - Có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, hệ thống phần mềm tin học và các giải pháp kỹ thuật có khả năng thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng đối với tối thiểu 5.000.000 khách hàng vay; - Có phương án bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin; - Có phương án dự phòng thảm họa, bảo đảm không bị gián đoạn các hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng quá 4 giờ làm việc. - Có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng; có người quản lý doanh nghiệp, thành viên ban kiểm soát đáp ứng yêu cầu… Hướng dẫn hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam Thông tư 51/2021/TT-BTC của Bộ tài chính hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam có hiệu lực từ ngày 16/8/2021. Trong thông tư, Bộ tài chính quy định rõ về nghĩa vụ trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Khi cung cấp dịch vụ, tham gia đấu giá chứng khoán theo ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải tách biệt riêng các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài với các lệnh giao dịch, chỉ thị đầu tư của nhà đầu tư trong nước (nếu có) và của chính mình, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam; có trách nhiệm phân bổ công bằng và hợp lý tài sản cho từng khách hàng phù hợp với hợp đồng đã giao kết. Hướng dẫn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chính thức được thi hành từ ngày 6/8/2021. Tại thông tư sửa đổi có nêu rõ, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: Mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ. Để yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng, cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo mẫu; tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ; bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất); giấy ủy quyền theo mẫu đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện. Cục Trồng trọt sẽ tổ chức thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ. - Nếu hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt sẽ quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. - Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản và nêu đầy đủ rõ lý do cho người đăng ký. nếu có ý kiến phản đối sẽ xử lý theo các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung "cấp lại" tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ. Giá nước sạch sinh hoạt cao nhất là 18.000 đồng/m3 Thông tư số 44/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về khung giá, nguyên tắc, phương pháp xác định giá nước sạch sinh hoạt có hiệu lực từ ngày 5/8/2021. Theo đó, khung giá nước sạch được quy định như sau: Đô thị đặc biệt, đô thị loại 1 có mức giá tối thiểu 3.500 đồng/m3, tối đa 18.000 đồng/m3. Đô thị loại 2, loại 3, loại 4, loại 5 có mức từ 3.000-15.000 đồng/m3. Khu vực nông thôn có mức từ 2.000-11.000 đồng/m3.
Xem thêm
Theo công văn số 6068/TCHQ-GSQL ngày 16/9/2020 về tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc, công văn số 3639/TCHQ-GSQL ngày 19/7/2021 về việc kiểm tra thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện bảo quản đặc biệt, công văn số 401/TCHQ-GSQL ngày 23/7/2021 về việc kiểm tra hồ sơ các lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Tổng cục Hải quan hướng dẫn kiểm tra đối với các lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu như sau: Đối với các tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/8/2021: Cơ quan hải quan căn cứ kết quả phân luồng kiểm tra và chỉ dẫn kiểm tra trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xử lý: a) Đối với tờ khai hải quan luồng vàng: Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung khai hải quan với bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Nghị định số 54/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP) và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 6068/TCHQ-GSQL ngày 16/9/2020 về tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu, nếu xác định phù hợp thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan ngay theo quy định. Trường hợp hồ sơ không phù hợp hoặc nghi ngờ về tính xác thực của các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan thì chuyển luồng đỏ để kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn tại điểm b dưới đây. b) Đối với tờ khai hải quan luồng đỏ: Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu thực tế hàng hóa với thông tin khai trên tờ khai hải quan và bộ hồ sơ hải quan, đồng thời yêu cầu người khai hải quan xuất trình bản chính: Giấy ủy quyền, Giấy phép lưu hành sản phẩm, Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm để kiểm tra, đối chiếu với bản sao (có xác nhận của doanh nghiệp) nộp kèm bộ hồ sơ nhập khẩu và xử lý theo hướng dẫn tại công văn số 401/TCHQ-GSQL ngày 23/7/2021 của Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra hồ sơ các lô hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/8/2021: Việc kiểm tra hải quan tiếp tục thực hiện theo thông báo phân luồng trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan tại công văn số 401/TCHQ-GSQL nêu trên. Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện. Chi tiết văn bản công văn của Bộ tài chính số 3836/ TCHQ-GSQL như sau:
Xem thêm
Để quý khách hàng dễ dàng nắm được thông tin chính xác về mã loại hình nhập khẩu hàng hóa của mình. Thuận tiện trong quá trình làm hàng cũng như xử lý thủ tục hải quan, Lacco sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về các mã loại hình chi tiết: . 3 A11: NHẬP KD TIÊU DÙNG Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập A12: NHẬP KINH DOANH SẢN XUẤT Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần; nhập kinh doanh nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế làm thủ tục tại Chi cục Hải quan khác Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập; doanh nghiệp nội địa nhập kinh doanh hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập kinh doanh tại chỗ. A21: CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA TỪ NGUỒN TẠM NHẬP: Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42. A31: NK HÀNG XK ĐÃ BỊ TRẢ LẠI Sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX. A41: NHẬP KD CỦA DN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX) thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất). A42: CHUYỂN TIÊU THỤ NỘI ĐỊA KHÁC Sử dụng trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hàng hóa được ân hạn thuế hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, hoặc không được ân hạn. Trừ trường hợp hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập sử dụng mã A21 E11: NHẬP NL CỦA DNCX TỪ NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu của DNCX. E13: NHẬP TẠO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu tạo tài sản cố định của DNCX (bao gồm cả nhập từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác). E15: NHẬP NL CHẾ XUẤT TỪ NỘI ĐỊA Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu từ nội địa. E23: NHẬP NGUYÊN LIỆU GIA CÔNG KHÁC TỪ HĐ KHÁC CHUYỂN SANG Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ. E21: NHẬP NL ĐỂ GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài. Nguyên liệu thực hiện hợp đồng gia công có thể nhập theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hoặc tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu; sử dụng cả trong trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận gia công cho DNCX. E31: NHẬP NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XUẤT KHẨU Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu, vật tư có thể nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX hoặc nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài E33: NHẬP NL VÀO KHO BẢO THUẾ Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu. E41: NHẬP SP THUÊ GIA CÔNG Ở NƯỚC NGOÀI Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập lại sản phẩm sau khi đưa nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công (bao gồm trường hợp doanh nghiệp nội địa nhận lại sản phẩm thuê DNCX gia công) G11: TẠM NHẬP HÀNG KINH DOANH TÁI NHẬP TÁI XUẤT Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất G12: TẠM NHẬP MÁY MÓC, THIẾT BỊ PHỤC VỤ DỰ ÁN CÓ THỜI HẠN Sử dụng trong trường hợp: 1. Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm; 2. Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa 3. Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam G13: TẠM NHẬP MIỄN THUẾ Sử dụng trong trường hợp: 1. Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang 2. Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh. G14: TẠM NHẬP KHÁC Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng,lọ theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng. G51: TÁI NHẬP HÀNG ĐÃ TẠM XUẤT Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…) C11: HÀNG GỬI KHO NGOẠI QUAN Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan C21: HÀNG ĐƯA VÀO KHU PHI THUẾ QUAN THUỘC KINH TẾ CỬA KHẨU Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài H11: HÀNG NHẬP KHẨU KHÁC Bao gồm hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế (bao gồm hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới vượt định mức miễn thuế). Chi tiết về mã loại hình, tham khảo thêm tại:Tổng hợp các mã loại hình xuất nhập khẩu theo quyết định 1357/QĐ-TCHQ Chú thích: KD: kinh doanh; GC: gia công; TNTX: tạm nhập tái xuất; NL: nguyên liệu; DNCX: doanh nghiệp chế xuất; NK: nhập khẩu; SXXK: sản xuất xuất khẩu. Trên đây là những thông tin, hướng dẫn chi tiết về các mã loại hình trong nhập khẩu. Hy vọng, với chia sẻ này, sẽ giúp các bạn hơn trong quá trình làm hồ sơ xuất nhập khẩu, làm tờ khai hải quan, thủ tục thuế,... Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về khai báo hải quan, xuất nhập khẩu hàng hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hay các loại hàng hóa tái nhập tái xuất khác,... hãy liên hệ đến công ty Lacco để được tư vấn cụ thể. Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm