Preloader Close

Tìm kiếm

Dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội hiện nay đang rất phát triển, cùng với các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu. Lacco là một trong những đơn vị vận chuyển quốc tế chính ngạch uy tín, có trụ sở nằm ngay tại Hà Nội, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng đầy đủ các dịch vụ nhanh chóng và đơn giản nhất. Mục lục Các dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội uy tín. 1 Phương thức vận tải quốc tế tại Hà Nội nhanh chóng. 1 Công ty vận tải quốc tế uy tín, giá rẻ. 1 Các dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội uy tín Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội. Tuy nhiên, để các dịch vụ vận tải được diễn ra nhanh chóng, đầy đủ các thủ tục, chứng từ vận chuyển, cần lựa chọn các cty dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế có nhiều kinh nghiệm về thủ tục hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu các loại hàng hóa quốc tế, bảo hiểm vận chuyển, giải quyết các vấn đề thuế suất dịch vụ vận tải quốc tế... Hệ thống xe vận chuyển cùng với các giải pháp vận chuyển an toàn, tối ưu chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế ở tại Hà Nội, các doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra, để hiểu hơn về dịch vụ vận tải quốc tế Hà Nội cũng như các thủ tục vận chuyển theo đúng quy định pháp luật, các bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0906235599 để được tư vấn cụ thể nhé. Phương thức vận tải quốc tế tại Hà Nội nhanh chóng Hiện nay, các hình thức vận tải quốc tế tại Hà Nội được áp dụng theo 3 phương thức chủ yếu: Vận tải đường biển, đường bộ và vận tải đường hàng không. Để lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp, các công ty vận tải quốc tế cần căn cứ vào loại hình hàng hóa, số lượng và nhu cầu vận chuyển quốc tế đến quốc gia cụ thể, từ đó đưa ra giải pháp vận tải phù hợp. Đối với những lô hàng vận chuyển quốc tế với trong lượng lớn, thường sẽ được áp dụng các hình thức vận chuyển kép. Tức là sẽ vận chuyển xe tải hoặc container đến cảng Hải Phòng (đối với vận tải biển) hoặc sân bay Nội Bài (đối với bận tải đường hàng không). Cụ thể về các phương thức vận tải quốc tế và giá dịch vụ vận tải quốc tế, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại các cty dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế uy tín để tìm hiểu chi tiết về hàng hóa cần vận chuyển từ Hà Nội đi nước ngoài. Công ty vận tải quốc tế uy tín, giá rẻ Tại Hà nội có rất nhiều công ty vận tải quốc tế, cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn cần vận chuyển hàng với khối lượng lớn, đảm bảo an toàn trong khi vận chuyển, giảm thiểu tối đa các sai phạm về thủ tục hải quan,... thì Công ty CP giao nhận vận tải quốctế Lacco là lựa chọn đáng tin cậy để bạn lựa chọn. Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong lĩnh vực giao vận quốc tế, sẵn sàng hỗ trợ giải quyết chứng từ và giải pháp vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau giúp hoạt động vận chuyển diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất. Bên cạnh đó, Lacco còn là thành viên của các hiệp hội quan trọng trong vận chuyển quốc tế. Được cục xúc tiến thương mại giao cho nhiều trọng trách vận chuyển hàng hóa tham gia các chương trình hội chợ quốc tế. Chính vì vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm với những lô hàng của mình "đi đến nơi, về đến chốn". Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về dịch vụ vận tải quốc tế tại hà nội, các bạn hãy liên hệ trực tiếp về địa chỉ Hotline: 0906 23 55 99 hoặc email: info@lacco.com.vn.
Xem thêm
Phương thức thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu LC hay thanh toán theo thư tín dụng là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cụ thể, phương thức L/C là gì? Có lợi ích gì? Các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại:LC là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình thanh toán l/c là gì? Trong phần trước, Lacco đã giới thiệu những kiến thức cơ bản về Thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu (Phần 1). Tiếp tục nội dung này, Lacco sẽ tiếp tục giúp các bạn tìm hiểu chi tiết về cách phân loại, ý nghĩa cũng như những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C). Ý nghĩa và những lưu ý khi thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu bằng phương thức LC Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C Thanh toán bằng L/c là một cam kết thanh toán có điều kiện với thời hạn cụ thể. Hoặc chấp nhận thanh toán từ một đối tượng cụ thể và mạng lợi ích cho 1 hay nhiều người. Mà bên phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.Chứng từ trong L/c sẽ là căn cứ thanh toán của L/C. Hình thức thanh toán quốc tế xuất nhập khẩu LC được nhiều doanh nghiệp và ngân hàng lựa chọn. Bởi phương thức này đáp ứng được những yêu cầu cơ bản trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, LC cũng là phương thức thanh toán quốc tế an toàn giúp loại bỏ những rào cản, rủi ro trong thương mại khi các bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau. Từ đó giúp dung hòa lợi ích của các bên tham gia thương mại. Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C Bên cạnh những lợi ích của phương thức thanh toán LC thì chúng ta cũng cần chú ý đến một số những vấn đề rủi ro trong quá trình thanh toán: - Các thông số trên chứng từ cần phải đảm bảo tính chính xác và khớp với LC - Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ, không kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng - Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng) Các loại thư tín dụng chứng từ (L/C) Hiện nay, trong thương mại quốc tế đang sử dụng 4 loại thư tín dụng phổ biến bao gồm: - (Revocable L/C) Thư tín dụng có thể hủy ngang: Sau khi mở thư tín dụng, bên mua hoặc bán có thể đơn phương bổ sung, sửa chữa hoặc trực tiếp hủy bỏ thư. - Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất. - Thư tín dụng không thể huỷ bỏ và có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C): Đối với Confirmed irrevocavle L/C, thư tín dụng sẽ được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Và loại thư này hoàn toàn không thể hủy bỏ. - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Đây là loại thư tín dụng có đây đủ quy định, quyền của ngân hàng thanh toán theo hình thức 1 phần hoặc toàn phần cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên (Quy định trong hợp đồng thương mại). Ngoài ra vẫn còn một số hình thức khác được áp dụng, tuy nhiên hình thức phổ biến nhất được ngân hàng ưu tiên lựa chọn là sử dụng L/C không thể hủy bỏ có xác nhận. Nhưng cần lưu ý nếu L/C không ghi rõ là L/C “irrevocable” hay “revocable” thì đó là Irrevocable tức là không được hủy bỏ. Tương tự như vậy, nếu L/C khôngghirõ là L/C “confirmed” thì đó là L/C “inconfirmed” tức là không có xác nhận. Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng chứng từ (L/C). Có rất nhiều loại L/C khác nhau nhưng nhìn chung,chúngthường có những nội dung cơ bản sau đây: (1)Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing). (2) Loại thư tín dụng. (3) Tên địa chỉ của người thụ hưởng. (4) Số tiền của thư tín dụng. (5) Thời hạn hiệu lực (Expiry date). (6) Thời hạn trả tiền của L/C (Latest payment date). (7) Thời hạn giao hàng (Shipment date). (8) Những nội dung về hàng hóa (Description of goods). (9) Những nội dung về vận tải (Shipment term). (10) Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình (Document for payment). (11) Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C. (12) Những điều kiện đặc biệt khác. (13) Chữ ký của ngân hàng mở L/C. Qua đây chúng ta có thể thấy, thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu theo phương thức LC đóng vai trò rất quan trọng. Giúp giải quyết rất nhiều vấn đến vướng mắc trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục và thực hiện theo quy trình chính xác theo quy định của ngân hàng. Bên cạnh những thông tin chúng tôi vừa cung cấp về phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu bằng LC. Chúng ta còn cần nắm được những kiến thức về điều kiện, cách thức mở quỹ và thanh toán phí mở LC. Tất cả sẽ được Lacco giải đáp trong phần 3 của Thanh toán quốc tế được chúng tôi chia sẻ ở phần sau.
Xem thêm
Thanh toán quốc tế là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, quy trình thanh toán quốc tế luôn là vấn đề quan trọng nhất và đầu tiên mà các kế toán viên cũng như doanh nghiệp phải chú ý. Vậy thanh toán quốc tế là gì? quy trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu là gì? Thanh toán quốc tế là gì? Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng giúp bên mua và bên bán thanh toán giá trị hàng hóa giao dịch. Thanh toán quốc tế thuộc lĩnh vực ngoại thương, tuy nhiên các bên có thể thực hiện thanh toán quốc tế bằng nhiều phương thực khách hàng qua ngân hàng như: Tiền chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tiền mã hóa (ví dụ: Bitcoin,…). Hiện nay, có 4 phương thức thanh toán quốc tế đang được áp dụng rất phổ biến: 1. Chuyển tiền bằng điện chuyển tiền (TT-Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR -Mail Transfer Remittance). 2. Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D -Cash Against Document). 3. Nhờ thu (Collection). 4. Tín dụng thư(L/C:Letter of Credit). Chuyển tiền Bên mua hàng sẽ thực hiện thanh toán bằng cách chuyển tiền thông qua một ngân hàng trong nước cho bên bán hàng. Số tiền chuyển có thể là thanh toán một phần hoặc toàn giá trị hàng hóa giao dịch (căn cứtheo hợp đồng ngoại thương). Với phương thực này, bên chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi bên mua hoàn thành việc thanh toán cho bên bán thì sẽ tiến hành giao hàng (Căn cứ theo hợp đồng thương mại giữa hai bên). Trả tiền lấy chứng từ Người mua sẽ ký với ngân hàng trả tiền chứng từ (C.A.D) một bản ghi nhớ gồm 2 phần. Cụ thể các phần như sau: 1. Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi. 2. Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D Sau khi hoàn thiện các bước, bên mua sẽ thực hiện chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo về việc tài khoản tín chấp đã được mởcho bên bán. Sau đó, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thanh toán cho người bán và chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng. Nhờ thu Đối với trường hợp nhờ thu, sau khi bên bán giao hàng sẽ uỷ quyền cho ngân hàng thu hộ số tiền hàng của người mua ở nước ngoài. Phân loại nhờ thu: 1. Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A:Document against Acceptance) 2. Nhờ thu kèm chứng từ (D/P:Document against Payment) 3. Nhờ thu kèm điều khoản/điều kiện đặc biệt khác (Documents against other terms and conditions) Ngoài 3 loại này, chúng ta có thể Nhờ thư trơn (Tức là người bán sẽ chỉ gửi kèm giấy tờ tài chính như hối phiếu) và Nhờ thu kèm chứng từ (người bán gửi thêm các giấy tờ thương mại như hóa đơn, vận đơn đường biển, phiếu đóng gói, v.v.) Quy trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu Quy trình thanh toán quốc tế diễn ra theo trình tự, cụ thể như sau: Sau khi bên bán gửi hàng, sẽ gửi kèm theo bộ chứng từ hàng hoá, Hối chiếu(Bill of Exchange hay còn gọi là Draft) và chỉ dẫn nhờ thu (Collection Instruction) cho ngân hàng nhờ thu (Remitting bank). Như vậy, ngân hàng có thể thông qua các chi nhánh hoặc một ngân hàng nào khác có tài khoản ở quốc giá của bên mua (Collecting bank) để thực hiện việc thu hộ tiền hàng. Collecting bank sẽ gửi bộ chứng từ và hối phiếu cho bên mua. Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra: - Nhờ thu chấp nhận chứng từ: người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu. - Nhờ thu kèm chứng từ: Người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi. Đối với nhờ thu kèm các điều khoản đặc biệt, collecting bank sẽ chỉ giao chứng từ trên cơ sở thỏa mãn các điều kiện trên chỉ dẫn nhờ thu. Trên đây là những chia sẻ cơ bản về quy trình thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu. Và để các bạn hiểu hơn các bạn hãy cùng Lacco tìm hiểu tiếp vềPhương thức LC (letter of credit) - thanh toán theo thư tín dụng nhé.
Xem thêm
Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu thép trong nước đang có xu hướng tăng mạnh. Thông thường, để thuận tiện cho hquá trình giao nhận hàng sau khi "thép" cập cảng, các doanh nghiệp nhập khẩu thường "phó thác" việc quy trình giao nhận cho các đơn vị vận chuyển thực hiện. Vậy quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL được các công ty vận chuyển thực hiện như thế nào? Để giúp các doanh nghiệp nhập khẩu thép, Công ty Lacco sẽ chia sẻ chi tiết 7 bước Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL đến "tay" doanh nghiệp nhập khẩu như sau: Mục lục Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến. 1 Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu. 1 Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan. 1 a. Khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS. 1 c. Nhân viên chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm: 2 d. Chờ hải quan đó xem xét hồ sơ. 2 Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa. 2 Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa. 3 Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container 3 Bước 7: Lấy lệnh lên hãng tàu lấy tiền cược vỏ container 3 Bước 1: Đại lý của hãng tàu gửi giấy báo hàng đến Bước đầu tiên trong quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL gửi giấy bào của hang tàu. Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu thuê Công ty vận tải vận chuyển lô hàng. Đơn vị vận tải sẽ trực tiếp thuê hãng tàu One (hay bất kỳ hang tàu nào phù hợp) chuyển lô hàng về cảng Hải Phòng. Trước khi tàu cập cảng 2,3 ngày hãng tàu One gửi thông báo hàng đến cho Công ty vận chuyển Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. Căn cứ vào giấy báo hàng đến của hãng tàu, công ty vận chuyển sẽ phát hành giấy báo hàng đến và vận đơn đường biển cho đơn vị nhập khẩu. Từ đó chuyển toàn bộ giấy tờ chứng từ cho công ty giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL (Công ty Logicstics, Forwarder) để làm mọi thủ tục nhập khẩu. Bước 2: Lấy lệnh của hãng tàu Với trường hợp của lô hàng thép này là lấy lệnh bằng Bill surrender, công ty vận tải sẽ tiến hành đi lấy lệnh lô hàng này và nhân viên lấy lệnh của Forwarder đi lấy lệnh D/O từ công ty vận chuyển. Sau đó đơn vị này sẽ phát hàng lệnh D/O của mình đi kèm với lệnh D/O của hãng tàu. Sau đó, đơn vị giao nhận nhập khẩu hàng thép FCLsẽ có nhiệm vụ cung cấp giấy giới thiệu của công ty vận chuyển cùng những giấy tờ cần thiết (giấy giới thiệu có đóng dấu của công ty nhập khẩu, giấy báo hàng đến, điện giao hàng từ đầu nước ngoài gửi cho hãng tàu, chứng minh thư nhân dân photo) đến hãng tàu để cược container. Bước 3: Tiến hành thủ tục thông quan Hải quan Quy trình giao nhận nhập khẩu tiếp theo sẽ thực hiện tại Bộ phận mở tờ khai Hải quan thực hiện khai báo tờ khai hải quan. a. Khai báo thông tin nhập khẩu, khai báo trên phần mềm ECUS5 – VNACCS. Hệ thống sẽ cấp số tờ khai và phản hồi thông tin cho người khai báo trên màn hình. b. Kiểm tra lại các thông tin khai báo và các thông tin liên quan mà hệ thống ECUS5-VNACCS tính toán tự động trả về. Khi kiểm tra đúng thông tin thì khai chính thức để đăng ký nhập khẩu cho hệ thống. Nếu không có bất ký sai sót nào thì hệ thống hiện ra số tờ khai tự đông và phân luồng cho lô hàng. Số tờ khai có 12 số,vì đây là lô hàng nhập khẩu nên chữ số đầu là 1. Trong tờ khai sẽ hiển thị đầy đủ thông tin của người xuất khẩu, người nhập khẩu, hàng hóa, mã loại hàng, kết quả phân luồng, số tiền thuế phải nộp… Xác định tờ khai thuộc luồng vàng nên hải quan kiểm hồ sơ của lô hàng. Bao gồm: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC Hóa đơn thương mại Vận đơn đường biển Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ) Giấy giới thiệu c. Nhân viên chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm: - Giấy giới thiệu của công ty đứng tên trên trên tờ khai - Commercial Invoice - Packing List - Sales contract - Certificate of Origin (nếu có) - Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng). Nộp bộ hồ sơ trên tại chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực 1. Nhân viên giao nhận xếp hồ sơ của mình vào chỗ phân hồ sơ tại chi cục hải quan và ghi lên tờ khai tên hải quan tiếp nhận tờ khai đó. d. Chờ hải quan đó xem xét hồ sơ. Trong quá trình hải quan xem xét hồ sơ, nếu có bất kỳ sai sót gì thì hải quan tiếp nhận sẽ liên lạc với người nộp hồ sơ để kiểm tra lại thông tin rồi thông báo lại với hải quan tiếp nhận. Nếu tờ khai không còn sai sót gì, nhân viên Hải quan sẽ tra thuế trên hệ thống. Nếu tờ khai có thuế thì FWD sẽ nộp thuế trước khi thông quan tờ khai. Như vậy, công ty nhập khẩu sẽ phải nộp số tiền thuế giá trị gia tăng là theo quy định. Khi đóng tiền thuế xong sẽ được cập nhật trên hệ thống kèm với tờ khai hải quan không có sai sót, thì tờ khai sẽ được thông quan. Khi tờ khai được thông quan, sẽ truy cập hệ thống https://www.customs.gov.vn/ và in mã vạch. Thông thường, doanh nghiệp ở Hải Phòng còn phải đóng tiền phí sử dụng công trình kết cầu hạ tầng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực các cửa khẩu cảng biển Hải Phòng: 250.000VNĐ/cont20’ Bước 4: Đổi lệnh ở cảng và lấy hàng hóa Sau khi lấy được D/O và hoàn tất thủ tục thông quan tờ khai, sẽ tiếp tục thực hiện đổi lệnh tại cảng. Để đổi lệnh, phiếu giao nhận container (EIR), yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng từ bao gồm: - Giấy giới thiệu công ty nhập khẩu - Tờ khai hải quan đã thông quan - Mã vạch hải quan - Cơ sở hạ tầng - D/O (trong trường hợp này là cả D/O do hãng tàu phát hành và của công ty Trans Van Link phát hành) - CMTNN photo - Giấy cược vỏ container - Tiền đóng nâng hạ container - Tiền ký hải quan giám sát kho bãi Sau đó tiếp tục lấy lệnh mang tất cả chứng từ trên đến cảng để làm thủ tục đổi lệnh ở cảng Tân Vũ. a. Ký hải quan giám sát. Cung cấp tờ khai hải quan đã thông quan, mã vạch, cơ sở hạ tầng tại phòng hải quan giám sát kho bãi. Sau khi kiểm tra trên hệ thống nếu thấy không có vấn đề gì, hải quan sẽ đóng dấu lên tờ mã vạch. b. Đổi lệnh nâng hàng. Tiếp theo, để thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL cần xếp chứng từ bao gồm: tờ mã vạch (đã đóng dấu của hải quan), lệnh giao hàng, giấy cược vỏ, giấy giới thiệu (nếu cần) và tiến hàng giao dịch. Sau khi, đóng tiền nâng hạ container, thương vụ ở cảng sẽ cấp cho phiếu giao nhận container (EIR). Bước 5: Lái xe nhận phiếu giao nhận (Equipment Interchange Receipt – EIR) để đi lấy hàng hóa Trường hợp kéo hàng về kho riêng (đối với các công ty nhập khẩu có kho chứa riêng), lái xe sẽ cầm phiếu giao nhận (EIR) vào cảng làm thủ tục kéo container hàng về kho hàng của công ty. Trước khi kéo container ra khỏi cảng, lái xe sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ container, nắp container và số container, số chì. Khi hàng hóa về được đến kho riêng của khách hàng, nhân viên giao nhận có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu số container, số chì, bố trí người bốc xếp, dỡ hàng hóa vào trong kho, sau đó sẽ dùng kìm để cắt chì. Bước 6: Lái xe trả vỏ container rỗng về bãi container Lái xe trả vỏ container tại bãi MVG. Tại bãi nhận vỏ rỗng, nhân viên giao nhận bãi sẽ kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ container có bị thiệt hại, hỏng hóc cần sửa chữa hay không. Nếu có tình trạng hỏng hóc cần sửa chữa, nhân viên giao nhận bãi sẽ chụp ảnh, ghi lên phơi hạ vỏ, sau đó gửi mail cho hãng tàu. Lái xe gửi lại cả hai phiếu EIR cho công ty giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL (phiếu nâng hàng và phiếu hạ vỏ). Sau đó, công ty sẽ cử đại diện đi lấy lệnh sẽ cầm phơi nâng, hạ cùng với tờ giấy cược container lên hàng tàu lấy lại tiền cược vỏ container. Bước 7: Lấy lệnh lên hãng tàu lấy tiền cược vỏ container Lấy lệnh mang tất cả các phơi nâng, hạ từ lái xe, phiếu tạm thu cược vỏ để lên hãng tàu One lấy lại tiền cược vỏ container. Nếu không hỏng hóc gì thì nhân viên lấy lại 100% số tiền cược vỏ container, còn nếu có hỏng hóc, hư hại cần sửa chữa thì hãng tàu sẽ trừ vào tiền cược vỏ. Bước 8: Tập hợp tất cả hóa đơn để thanh toán với kế toán của công ty Cuối cùng, cần cung cấp tất cả các hóa đơn về cho bộ phận kế toán của công ty (công ty giao nhận). Bộ phận kế toán sẽ có trách nhiệm tập hợp và tính toán các khoản chi phí và yêu cầu khách hàng thanh toán các khoản chi phí cho công ty. Như vậy là có thể kết thúc Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL tại cảng Hải Phòng cho khách hàng. Qua đây, có thể thấy quy trình giao nhận nhập khẩu hàng thép khá phức tạp. Yêu cầu người thực hiện phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để thực hiện các quy trình. Do đó, để giảm thiểu chi phí, thời gian và nhân lực, các công ty nhập khẩu thép luôn thuê dịch vụ xuất nhập khẩu cho các công ty giao nhận vận tải quốc tế thực hiện. Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Lacco về Quy trình giao nhận nhập khẩu lô hàng thép FCL tại cảng Hải Phòng. Nếu các bạn còn vấn đề thắc mặc về quy trình giao nhận nhập khẩu các lô hàng hóa, chi phí,…. Hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhé. Các bạn có thể tham khảo thêm: Quy trình làm thủ tục hải quan hàng FCL xuất khẩu tại cảng Cát Lái Quy trình làm thủ tục hải quan hàng xuất LCL tại cảng Cát Lái
Xem thêm
Đầu tiên, để xuất khẩu bất kì sản phẩm nào sang thị trường nước ngoài, bạn phải tìm hiểu về chính sách nhập hàng vào thị trường đó vì không phải bất kì rau củ nào cũng được nhập khẩu vào nước bạn. Hôm nay chúng tôi sẽ cụ thể về thị trường Nhật Bản. Các loại rau củ xuất khẩu sang Nhật Bản phổ biển Nhật Bản được biết đến là quốc gia rất khó tính về hàng hóa nhập khẩu cũng như các tiêu chuẩn về kĩ thuật lẫn bảo quản vì vậy để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe đó quốc gia mình cũng không ngừng cải tiến và kiểm soát về sâu bệnh cũng như dư lượng thuốc trong các loại rau củ quả. Cho đến nay đã có nhiều rau củ quả được phép xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như: Hàng rau củ quả tươi: vải thiều, xoài, sầu riêng, dừa, chuối, thanh long, sả, riềng, củ đậu (củ sắn), các loại rau, lá dong, lá chuối, hành tím. Hàng rau củ đông lạnh: sầu riêng, mít, nhãn, sấu, chanh dây, mãng cầu. Quy trình xuất khẩu rau củ quả đến Nhật Bản Bước 1. Đàm phán ký hợp đồng xuất khẩu. Bước 2. Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ xuất khẩu: Về hàng hóa bạn phải thỏa mãn các một số yêu cầu của Nhật Bản: - -Hàng hóa phải đạt chuẩn Global Gap, Viet Gap - -Hàng hóa phải có vùng trồng, bar code (nếu có) - -Phải được xử lí hơi nhiệt (VHT) - -Phải được xử lí bằng Methyl Bromide (MB) - Phải được kiểm dịch thực vật bằng các phương thức lấy mẫu tại cảng, lấy mẫu tại kho và kiểm tra về dư lượng cũng như các mầm bệnh khác liên quan đến từng loại rau củ quả Về chứng từ xuất khẩu: - Hợp đồng thương mại (Sales Contract) - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) - Bảng kê khai hàng hóa (Packing List) - Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) - Giấy chứng nhận kiểm dịch (Phytosantary certificate) - Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) nếu hàng hóa của bạn đóng bằng pallet gỗ Bước 3. Phương thức vận chuyển và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình giao nhận hàng: Hàng hóa là rau củ quả do vậy việc bạn vận chuyển hàng từ kho đi đến sân bay phải bằng xe tải lạnh với nhiệt độ phù hợp cho từng loại rau củ quả; nếu bạn vận chuyển bằng container lạnh thì phải cài đặt nhiệt độ phù hợp và phải yêu cầu nhà vận chuyển chạy điện liên tục trong suốt quá trình di chuyển từ kho đến cảng bằng máy phát điện của đầu kéo container. Sau đây là vài thông tin nhiệt độ bảo quản tham khảo: STT RAU CỦ QUẢ NHIỆT ĐỘ THÔNG GIÓ 1 Sầu riêng đông lạnh -18 độ C 0 cbm 2 Nhãn đông lạnh -18 độ C 0 cbm 3 Mít đông lạnh -18 độ C 0 cbm 4 Chanh dây đông lạnh -18 độ C 0 cbm 5 Mãng cầu đông lạnh -18 độ C 0 cbm 6 Thanh long tươi +3 độ C 20 cbm 7 Xoài tươi +6 độ C 30 cbm 8 Chuối tươi +13 độ C 25 cbm 9 Củ đậu +14 độ C 30 cbm 10 Hành tím +12 độ C 25 cbm 11 Sả tươi +4 độ C 25 cbm 12 Vải thiều tươi +1 độ C 5 cbm 13 Riềng tươi +5 độ C 20 cbm 14 Lá dông, lá chuối +3 độ C 25 cbm Đóng gói hàng hóa, rau củ quả phải có lỗ thoát hơi trên bao bì sản phẩm và các mặt của thùng hàng phải có lỗ thông gió để hàng hóa được bảo quản đều ở nhiệt độ chung của các hàng hóa tránh hàng hóa bị cháy lạnh hoặc héo do đủ nhiệt độ. Tham khảo:Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây Bước 4. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu - Lên tờ khai hải quan theo mặt hàng thực xuất, tra cứu hs code đúng theo tính chất mặt hàng - Thông quan tờ khai hải quan: - Luồng xanh: hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát àthanh lí online à vào sổ tàu - Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồngà hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát àthanh lí online à vào sổ tàu - Luồng đỏ: kiểm tra hàng hóa thực tế + kiểm tra hồ sơ chứng từ như invoice, packing list, hợp đồngà hàng hóa đã được thông quan và qua khu vực giám sát àthanh lí online à vào sổ tàu Bước 5. Thanh toán và thanh lý hợp đồng Dựa trên thời hạn thanh toán và điều kiện thanh toán nhà nhập khẩu sẽ thanh toán theo hợp đồng nếu không có bất kì trở ngại gì và rủi ro trong quá trình vận chuyển. Sau khi hoàn tất các thủ tục đã được kí kết và nhà xuất khẩu nhận đủ số tiền trên hợp đồng sẽ thanh lí hợp đồng. Lưu ý: Mặt hàng rau củ quả vì vòng đời sản phẩm ngắn do vậy bạn phải chọn đi các hãng tàu đi thẳng và ngắn ngày nhất có thể (nếu bạn vận chuyển bằng container đường biển); chọn các chuyến bay đi thẳng hoặc quá cảnh như phải được yêu cầu giữ lạnh giữa các điểm đi và điểm đến (nếu bạn vận chuyển bằng hàng không). Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến: Mr. Luân 0936.217.388 Mail:luantruong@lacco.com.vn Skype: Luan Truong- LACCO SGN Hoặc liên hệ đến Công ty Giao nhận vận tải quốc tếLacco theo địa chỉ Hotline: +84906 23 55 99 - Email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên Sale chuyên nghiệp của Lacco tư vấn chi tiết thông tin xuất khẩu hàng rau, củ quả sang Nhật bản hoặc các thị trường khác trên thế giới.
Xem thêm
Hiện nay, Maersk Line, MSC line, Cosco shipping line, CMA-CGM, Hapag-Lloyd, Evergreen Line, Oneline, Wanhai Line… đều được đánh giá là những hàng tàu lớn với phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Dưới đây là những thông tin cơ bản giúp bạn lựa chọn hang tàu quốc tế phổ biến để vận chuyển hàng hóa quốc tế. Contents 1. Hãng tàu Maersk Line. 1 2. MSC line. 1 3. Hãng tàu Cosco shipping line. 1 4. Hãng tàu CMA CGM.. 1 5.Hãng tàu HAPAG-LLOYD: 2 6. Hãng tàu ONE LINE. 2 7. Evergreen Line. 2 8. Hãng tàu Wanhai Line. 2 9. Hãng Zim Line. 3 10. Hãng tàu YANGMING 1. Hãng tàu Maersk Line Maersk Line là một công ty vận tải container quốc tế (tư nhân) có Trụ sở chính đặt tại Copenhagen, Đan Mạch. Đây là công ty con lớn nhất của Maersk Group, một tập đoàn kinh doanh của Đan Mạch phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới. Công ty hiện nay có tổng số lượng nhân viên lên đến 31.600 (2018). Hãng được thành lập vào năm 1928 và bắt đầu phát triển vào năm 1946 sau Chiến tranh thế giới thứ hai bằng cách vận chuyển hàng hóa giữa Mỹ và Châu Âu. Trang web chính thức của hãng tàu: Maersk.com Đây là công ty vận tải container lớn nhất thế giới cả về quy mô đội tàu và năng lực vận chuyển hàng hóa, có 374 văn phòng tại 116 quốc gia. Hãng vận tải này có khoảng khoảng 31.600 nhân viên, trong đó 7.000 là thủy thủ đoàn và 24.600 nhân viên vận hành. Hãng tàu Maersk Line khai thác trên 786 tàu và có công suất 4,1 triệu TEU. 2. MSC line MSC (Mediterranean Shipping Company) là một trong những hãng tàu container hàng đầu thế giới có trụ sở chính tại Geneva, Thụy Sĩ. MSC được thành lập tại Naples vào năm 1970 với tư cách là một công ty tư nhân bởi thuyền trưởng Gianluigi Aponte khi ông mua con tàu đầu tiên của mình, Patricia, sau đó là Rafaela, từ đó Aponte bắt đầu một hãng tàu biển hoạt động giữa Địa Trung Hải và Somalia. MSC điều hành 480 văn phòng trên 155 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 24.000 nhân viên. Trang web chính thức của hãng tàu: www.msc.com 3. Hãng tàu Cosco shipping line Hãng tàu COSCO (COSCO Shipping Lines) là hãng vận tải container thuộc Công ty Vận tải biển Trung Quốc (China Ocean Shipping Company). Cosco thành lập Ngày 27 tháng 4 năm 1961 và có trụ sở chính tại Tòa nhà Ocean Plaza, quận Tây Thành, Bắc Kinh. Đến nay, hãng tàu COSCO đã mở rộng quy mô kinh doanh, củng cố vị thế trong ngành. Tính đến hết tháng 12 năm 2019, hãng đã sở hữu và khai thác 403 tàu container với tổng sức chở 2,2 triệu TEU. Đồng thời cũng khai thác 401 tuyến vận chuyển quốc tế và nội địa, bao gồm 255 tuyến quốc tế, hoạt động tại 356 cảng tại 105 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Trang web chính thức của hãng tàu: www.lines.coscoshipping.com 4. Hãng tàu CMA CGM CMA CGM là hãng tàu lớn nhất nước Pháp cũng là một trong những tập đoàn vận chuyển hàng đầu trên thế giới. CMA CGM do Jacques Saadé sáng lập năm 1978 và trụ sở chính đóng tại Tòa nhà CMA CGM, Marseille, Pháp và Bắc Mỹ tại Norfolk, Virginia, Hoa Kỳ.với 755 Văn phòng đại diện hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, hiện hãng tàu CMA CGM đang cung cấp hơn 200 tuyến vận chuyển giữa 420 cảng tại hơn 150 quốc gia khác nhau. Ngoài ra, Hãng tàu CMA CGM còn một đơn hàng 9 chiếc tàu container với khả năng chở 22.000 TEU đang trong quá trình sản xuất và bàn giao. Trang web chính thức của hãng tàu: www.cma-cgm.com 5. Hãng tàu HAPAG-LLOYD Hapag-Lloyd thuộc về các hãng hàng hải hàng đầu cho các ngành thương mại xuyên Đại Tây Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh và Intra-America. Hapag-Lloyd được thành lập vào năm 1970, với trụ sở chính được đặt tại Hamburg, Germany. Hiện nay, Hapag-Lloyd đang sở hữu 237 tàu hiện đại, 11,9 triệu TEU được vận chuyển mỗi năm, khoảng 12.900 nhân viên có năng lực tại 392 văn phòng tại 129 quốc gia. 6. Hãng tàu ONE LINE Hãng tàu Ocean Network Express Pre. Ltd. hay thường được viết tắt là ONE là một công ty vận tải container có trụ sở chính tại Singapore và Tokyo. One line là Liên doanh Ngành là vận tải hàng hải Năm thành lập là 2017 được đồng sở hữu bởi các công ty vận tải Nhật Bản bao gồm Nippon Yusen Kaisha, Mitsui O.S.K. Lines và K Line. Thông tin về hãng tàu ONE Loại hình là Liên doanh Ngành là vận tải hàng hải Năm thành lập là 2017 với số lượng nhân viên là 14.000 người Trang web chính thức của hãng tàu one line: https://vn.one-line.com/ 7. Evergreen Line Evergreen là sự hợp nhất của 2 hãng tàu lớn là Hatsu, Italia Marittima và Evergreen năm 2007. Tiền thân là công ty Evergreen Marine và Uni Air được thành lập vào năm 1989 và 1998. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực vận tải biển, đóng container và tàu biển, quản lý cảng, phát triển kỹ thuật và bất động sản. Các công ty con và bộ phận bao gồm Uniglory Marine Corp. (Đài Loan), Evergreen UK Ltd. (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) và công ty vận tải biển Italia Marittima S.p.A. (Ý). Hiện nay, các tàu của Evergreen Line đang ghé qua 240 cảng trên toàn thế giới tại khoảng 80 quốc gia và là công ty lớn thứ năm thuộc loại hình này. 8. Hãng tàu Wanhai Line Wanhai Line là công ty vận tải biển của Đài Loan được thành lập vào năm 1965. Kể từ đó, nó đã trở thành một trong những công ty lớn nhất trong ngành vận tải container, với đội tàu gồm 72 tàu và sức tải khoảng 180.000 TEU Tuyến vận chuyển của Wanhai bao gồm các khu vực Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong, Phillipines, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Trung Đông. Wanhai cung cấp vận chuyển hàng container cho khác khu vực được nêu ra ở trên. Mạng lưới của nó bao gồm các công ty con và đại lý ở tất cả các thành phố và cảng lớn của Châu Á. 9. Hãng Zim Line Zim Line đặt trụ sở tại khu vực Haifa (Israel), Norfolk, Virginia (Mỹ), Hamburg (Đức), Hồng Kông Đại lý: ZIM có hơn 170 văn phòng và đại diện tại hơn 100 quốc gia trên thế giới với tổng số nhân viên khoảng 4200 nhân sự. Zim Line hoạt động với hơn 70 tuyến và dịch vụ, hầu hết hoạt động hàng tuần, vào ngày cố định, bao gồm tất cả các tuyến thương mại chính với các kết nối khu vực. Hiện nay Zim Line đang sở hữu khoảng 70 tàu, 13 tàu thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần Và có tổng sức chứa 344.460 TEU Container: trên 547,000 TEU các loại Với sự lớn mạnh và sức lan tỏa mạnh mẽ, đến này, Doanh thu hàng năm (2018) đạt 3,2 tỷ đô la. 10. Hãng tàu YANGMING Yangming là một công ty vận tải container của Đài Loan có trụ sở tại Keelung, Đài Loan (ROC).Công ty được thành lập vào năm 1972 với tư cách là một hãng tàu biển, nhưng có mối liên hệ lịch sử thông qua việc sáp nhập với Công ty Định hướng Hơi nước Thương gia Trung Quốc (1872–1995), có từ thời nhà Thanh. Yang Ming hiện đang vận hành 101 tàu container lên đến 14.000 đơn vị tương đương 20 feet (TEU) và 17 tàu chở hàng rời.Tính đến giữa năm 2019, Yang Ming đã vận hành đội tàu trên 4,2 triệu DWT / công suất hoạt động 643 nghìn TEU, trong đó tàu container là lực lượng phục vụ chính. Trên đây là10 hãng tàu quốc tế phổ biến nhất hiện nay mà Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco tổng hợp giúp quý khách để thuận tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Các thông tin chi tiết về lịch rời bến, thời gian vận chuyển, tuyến đường và chi phí vận chuyển, các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp theo trang Fanpage:Lacco International Freight Forwarders.,Jsc hoặc Hotline:0906 23 55 99.
Xem thêm