Trong các doanh nghiệp sản xuất, BOM được bí như "công thức chế biến" rất quan trọng để chế tạo, lắp ráp sản phẩm. BOM là gì? Làm như nào để xây dựng và quản lý BOM hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
I. BOM là gì?
BOM có tên đầy đủ là Bill of Materials, tức là Định mức nguyên vật liệu. Đây là danh sách bao gồm đầy đủ các thông tin về bộ phận, vật liệu, linh kiện, số lượng và hướng dẫn sản xuất, lắp ráp các sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
BOM đóng vai trò cốt lõi trong quy trình sản xuất hàng hóa trong doanh nghiệp. Nó phác thảo đầy đủ những nguyên liệu thô và hướng dẫn chi tiết gồm các công đoạn tính toán loại và số lượng nguyên liệu cần tiêu hao để sản xuất một sản phẩm nào đó. BOM giống như công thức chế biến món ăn, có đó có đầy đủ các nguyên liệu, cách chế biến để tạo nên 1 món ăn hoàn chính.
BOM chính là giai đoạn đầu tiên để các doanh nghiệp tiến hành sản xuất hàng hóa. Do đó, một BOM có hiệu quả là xây dựng tối ưu hóa đơn định mức nguyên vật liệu để hoàn thiện sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh theo đúng thiết kế và chức năng. Nếu quá trình xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu xảy ra sai sót, nó có thể gây ra sự cố nghiêm trọng, gây lãng phí cả về nhân lực và tài lực của doanh nghiệp. Thông qua BOM, còn có thể tính toán được lượng nguyên vật liệu tồn kho sau khi hoàn thiện sản phẩm.
II. Các BOM trong quản lý sản xuất
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất đang áp dụng 5 loại BOM - định mức nguyên liệu. Các loại BOM sẽ được phân loại theo nhu cầu, mục đích sử dụng để phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể. 5 loại BOM đó gồm:
1. Manufacturing Bill of Materials (mBOM)
mBOM: Loại định mức nguyên liệu được sử dụng để hiển thị tất cả thông tin, bộ phận cần thiết để lắp ráp một sản phẩm hoàn chỉnh. mBOM sử dụng các thông tin, thiết bị để xây dựng chi tiết mối quan hệ các thành phần và cầu nối liên quan với nhau. Thông qua đó, mBOM có thể nắm được các thông tin, thiết bị do các bộ phận yêu cầu để xử lý trước khi đưa vào lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm.
mBOM được là loại BOM được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất với nguồn dữ liệu được tổng hợp đầy đủ, chi tiết từ các hệ thống lập kế hoạch: ERP, MRP, MES.
mBOM hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác đơn đặt hàng của các bộ phận trong quá trình sản xuất để đảm bảo cho bộ phận mua hàng luôn duy trì được lịch trình tối ưu để đặt hàng từ các bộ phận và thương lượng giá với bên cung cấp.
2. Engineering Bill of Materials (eBOM)
eBOM - Engineering Bill of Materials là loại định mức nguyên vật liệu tập trung chủ yếu vào thành phần và vật liệu thiết kế. Các công cụ hỗ trợ phát triển của eBOM trong giai đoạn thiết kế gồm: thiết kế hỗ trợ máy tính và tự động hóa thiết kế điện tử.
Để hoàn thiện sản phẩm, cần tài liệu thống kế của nhiều eBOM với các số liệu đầy đủ của thành phần, bộ phận cần lắp ráp theo thiết kế của nhóm kỹ thuật.
3. Production BOM
Production BOM - BOM sản phẩm, được xem là nền tảng cho đơn đặt hàng sản xuất. Chúng sẽ liệt kê các thành phần và thành phần lắp ráp để xây dựng ra một sản phẩm hoàn chỉnh gồm: đơn vị đo lường, mô tả, số lượng, giá cả sản phẩm… Trong quá trình sản xuất, các nguyên liệu thô, thành phần vật lý sẽ được chuyển đổi và phân bổ hợp lý. Các yếu tố về chi phí, nguyên liệu, thành phần,... sẽ được tự động thêm vào trong các đơn đặt hàng.
4. Single – Level BOM
Level BOM là loại BOM đơn cấp, thường sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản với những thành phần không quá nhỏ, gồm tổng số các bộ phận được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm và được liệt kê theo thứ tự số phần.
5. Multi – Level BOM
Multi – Level BOM là loại BOM cao cấp hơn Single – Level BOM, gồm mỗi sản phẩm liên kết với vật phẩm gốc. Loại BOM này có xu hướng sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc chi tiết, phức tạp và có thành phần lắp ráp được chia thành nhiều cấp độ phụ.
III. Quy trình xây dựng một BOM hiệu quả
Để xây dựng BOM hiệu quả, doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ các thông tin để xây dựng hóa đơn định mức nguyên vật liệu BOM đối với sản phẩm cần sản xuất gồm: Cấp độ BOM, số lượng, Tham chiếu, Đơn vị đo, mô tả, giai đoạn, loại mua sắm, tên nhà sản xuất, chỉ số tham khảo và các nhận xét, ghi chú cần thiết.
Sau khi tổng hợp đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng BOM gồm:
Tạo tài liệu:Tạo một tài liệu bảng tính mới trực tiếp trên Excel và đặt tên dự án cùng các thông tin quan trọng lên trên cùng. a
Sắp xếp tài liệu: Thiết lập quyền truy cập và theo dõi những thay đổi ở các cấp độ cần thiết.
Điền thông số vào các cột: Thông thường, các thông số này sẽ gồm: SỐ thứ tự, tên mặt hàng, số lượng, số bộ phận, ghi chú...
Điền thông tin vào bảng: Điền thông tin vào các hàng, theo đầu mục của cột. Mỗi thành phần của bảng sẽ có một hàng riêng biệt. Bạn nên đảm bảo rằng thông tin chính xác và luôn được cập nhật liên tục.
Cập nhật số liệu: Khi tính toán và thu thập các số liệu cần thiết thì cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời theo đúng tiến độ.
IV. Vai trò của BOM trong doanh nghiệp sản xuất
Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, BOM thể hiện rõ tầm quan trọng trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm:
1. Vai trò là sổ tay trong hoạt động sản xuất
Định mức nguyên vật liệu BOM sẽ liệt kê đầy đủ các nguyên liệu thô, linh kiện với số lượng, quy trình cần thiết để lắp ráp sản phẩm. Do đó, BOM được coi là bí kíp thành công trong quy trình sản xuất bất kỳ sản phẩm nào.
2. Tối ưu các chi phí liên quan
Trong BOM đã được cập nhất đầy đủ các thông tin về giá cả, số lượng, các thiết bị lắp ráp cần thiết. Do đó, nhà sản xuất có thể nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết để tối ưu chi phí. Đồng thời tính toán tỷ giá lợi nhuận để có thể đưa ra chiến lược định giá phù hợp.
3. Tối ưu tồn kho và giảm thiểu lãng phí sản xuất
Nhờ khả năng cập nhật đầy đủ các thông tin về nhà cung cấp, loại nguyên vật liệu sản xuất, số lượng, chi phí,... nên BOM là công cụ hiệu quả giúp tối ưu các khoản chi phí và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu trong sản xuất.
Nhờ tính năng cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác mà mà sản xuất có thể nắm rõ được lượng nguyên liệu tồn kho, xác định nhanh nguồn nguyên liệu cần nhập về để lắp ráp sản phẩm. Đồng thời nâng cao năng lực sản phẩm, tối ưu thời gian và các nguồn vật lực khác.
4. Tạo ra các tiêu chuẩn cho sản xuất
BOM giúp doanh nghiệp trình bày quy trình phác thảo ý tưởng, từ nguyên liệu thô cần thiết, các yếu tố cần chú trọng trong sản xuất đến kiểm soát chất lượng,…
Khi xác định được Định mức nguyên vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được "quy trình sản xuất tiêu chuẩn" để đảm bảo chất lượng
Một khi BOM được xác định, nó có thể được sử dụng như một phần của Quy trình Sản xuất Tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng và tính nhất quán cho mỗi lô sản phẩm.
5. BOM giúp cho chuỗi cung ứng được hoạt động nhất quán
Hóa đơn định mức Nguyên vật liệu giúp tất cả các bộ phận làm việc, phối hợp với nhau đều đặn và nhuần nhuyễn.
Để tạo một BOM chính xác, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ và đầu tư mạnh vào thiết kế, mua sắm, nhà sản xuất và bán hàng. Từ đó xây dựng quy trình BOM hiệu quả, phù hợp với năng lực, chức năng của nhà máy, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thuận lợi.