Preloader Close

Tìm kiếm

Kể từ khi dịch covid-19 bùng phát, kính chắn giọt bắn đã dần trở thành công cụ bảo hộ rất phổ biến. Với tác dụng hiệu quả giúp người dân phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh, đến nay nhu cầu nhập khẩu kính chắn giọt bắn cùng với một số đồ dùng như: quần áo bảo hộ, găng tay y tế, khẩu trang đang trở thành những vật dụng thiết yếu trong mùa dịch. Đồng thời cũng là mặt hàng "hot" trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay. Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng kính chắn giọt bắn gồm những loại chứng từ gì? thủ tục nhập khẩu và thuế nhập khẩu được tính như thế nào? Giới thiệu về mặt hàng nhập khẩu kính chắn giọt bắn (Face Shield) Hs Code của mặt hàng kính chắn giọt bắn: 39269099 - Loại khác trong các thiết bị được làm từ nhựa. Để có thể nhập khẩu mặt hàng kính chắn giọt bắn (Face Shield) chính ngạch vào Việt Nam, hàng hóa phải đảm bảo hàng mới 100% và có Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) nguồn gốc hàng hóa rõ ràng. Hiện nay, Face Shield xuất hiện chủ yếu ở các thị trường lớn tại Châu Á như: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tham khảo: Danh sách cảng biển của các quốc gia Châu Á Bên cạnh đó, đây cũng là mặt hàng bảo vệ quan trọng phục vụ cho hoạt động chống kinh nên được kiểm soát khá chặt chẽ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khi nhập khẩu cần phải chú ý đảm bảo về số lượng hàng hóa và đảm bảo hàng mới 100%, chưa qua sử dụng. Chứng từ khai báo hải quan nhập khẩu kính chắn giọt bắn Việc chuẩn bị chứng từ nhập khẩu kính chắn giọt bắn vào Việt Nam cũng rất đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị một số loại chứng từ khai báo hải quan nhập khẩu như sau: + Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) + Packing List (Phiếu đóng gói) + Bill of Lading (Vận đơn đường biển/ đường hàng không) + Certificate of Origin (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ - Nếu có) Tham khảo: Nhập khẩu máy móc dây chuyền công nghệ và thiết bị đã qua sử dụng 2021Thủ tục xuất khẩu sầu riêng Thuế nhập khẩu kính chắn giọt bắn Với hs code 39269099 của kính chắn giọt bắn, thuế nhập khẩu sẽ áp dụng theo mức thuế trong nhóm FTA sẽ là 18%, VAT 10%. Riêng đối với các mặt hàng kính chắn giọt bắn có Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) đến từ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc form E từ các nước Asean sẽ được áp dụng với mức thuế nhập khẩu 0%, VAT 10%. Lưu ý: Hiện nay có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu kính chắn giọt bắn thắc mắc về vấn đề giảm thuế đối với các mặt hàng phục vụ cho hoạt động phòng chống dịch covid-19. Tuy nhiên, theo Quyết định số 15/QĐ - BTC năm 2020 về danh mục những mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu nhằm phòng chống dịch thì sản phẩm có mã số hs code 39269099 không nằm trong danh mục đó. Do đó, để được giảm thuế các doanh nghiệp phải xin được chứng từ xuất xứ tại các quốc gia cho phép miễn, giảm thuế nhập khẩu như Lacco đã nêu ở trên. Với kinh nghiệm 13 năm hoạt động trong lĩnh vực vận tải và Logistics, Công ty giao nhận vận tải quốc tế Lacco sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp vận chuyển và xử lý thủ tục khai báo hải quan nhập khẩu kính chắn giọt bắn và tất cả các sản phẩm xuất-nhập khẩu theo nhu cầu của khách hàng (được pháp luật Việt Nam cho phép). Mọi thông tin, vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: Info@lacco.com.vn để được hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm
Nhằm tạo ra một sân chơi mới cho cộng đồng Logistics Việt Nam cùng nhau tìm hiểu kiến thức về ngành Logistics. Lacco international freight forwarder tổ chức Mini Game “Khám phá Logistics cùng Lacco”. Thông qua Minigame, mọi người sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu rộng hơn về ngành công nghiệp đầy tiềm năng nhưng sức cạnh tranh vô cùng lớn trên thế giới này. Thể lệ chương trình Mini Game “Khám phá Logistics cùng Lacco” Hình thức: Xem hình đoán đáp án BTC sẽ đưa câu hỏi và hình ảnh gợi ý tương ứng với đáp án. Người chơi chỉ việc xem hình, đọc câu hỏi và đưa ra đáp án. Đặc biệt, người đưa ra đáp án nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được giải thưởng vô cùng hấp dẫn từ chương trình. Thời gian tổ chức Game “Khám phá Logistics cùng Lacco” sẽ được tổ chức từ 20h00 ngày thứ 2 hàng tuần và thông báo kết quả vào 20h00 ngày thứ 4. Ngày thứ 2 cuối cùng của quý BTC sẽ tổ chức lượt thi QUÝ Mini Game “Khám phá Logistics cùng Lacco” sẽ chính thức được tổ chức số đầu tiên từ 20:00 ngày 20/09/2021. Cơ cấu giải thưởng: + Giải tuần: 100.000đ + Giải Quý: 300.000đ BTC sẽ trao thưởng theo hình thức chuyển khoản hoặc thẻ điện thoại! Địa điểm tổ chức mini game: Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/lacco.com.vn Đối tượng tham gia: – Mọi công dân đang sống, làm việc tại Việt Nam và nước ngoài không phân biệt dân tộc, độ tuổi, giới tính, ngành nghề – Để đảm bảo tính công bằng, giải thưởng không áp dụng với CBNV công ty Lacco. Hướng dẫn thể lệ: 1/ Mỗi cá nhân chỉ trả lời 1 đáp án 2/ Câu trả lời "đúng" và "sớm nhất" được thể hiện trên Fanface sẽ được tính là người chiến thắng 3/ Câu trả lời chỉ cần ngắn gọn theo đúng câu hỏi Cách thức tham gia Bước 1: Chọn Like (thích) Fanpage https://www.facebook.com/lacco.com.vn Bước 2: Comment đáp án ở ngay phía dưới bài đăng Minigame kèm với cụm từ: “Khám phá Logistics cùng Lacco”. Ví dụ: Vận tải quốc tế Lacco “Khám phá Logistics cùng Lacco”. Chúc các bạn tham gia Minigame vui vẻ và nhận được nhiều phần thưởng về cho mình nhé!
Xem thêm
Khi các hiệp hội thương mại tự do đang trở thành công cụ đặc lực giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu quốc tế. Việc nắm chắc danh sách cảng biển của các quốc gia tại Châu Á giúp cho doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn tuyến đường vận chuyển quốc tế phù hợp, đảm bảo an toàn và tối ưu chi phí nhất. Do đó, công ty Lacco đã tổng hợp 48 cảng biển quốc tế lớn tại Châu Á để khách hàng thuận tiện tìm kiếm. Cụ thể: Tổng hợp cảng biển của các quốc gia Châu Á STT TÊN QUỐC GIA TÊN CẢNG BIỂN KHU VỰC 1 Đài Loan Cảng Keelung (Cơ Long) ĐÔNG Á Cảng Taichung (Đài Trung) Cảng Kaohsiung (Cao Hùng) 2 Mông Cổ Không Có Cảng Biển ĐÔNG Á 3 Hàn Quốc Cảng Incheon ĐÔNG Á Cảng Busan CảngUlsan Cảng Gwangyang Pyeongtaek 4 Nhật Bản Cảng Tokyo ĐÔNG Á Cảng Chiba Yokohama Shimizu Nagoya Osaka Kobe Naha-Okinawa Hakata 5 Trung Quốc Cảng Dalian ĐÔNG Á Cảng Tianjin/Xingang Cảng Qingdao Cảng Shanghai Cảng Ningbo Cảng Xiamen Cảng Shenzhen Cảng Hongkong Cảng Shekou Cảng Qinzhou Cảng Beihai Cảng Guangzhou Cảng Huangpu 6 Brunei Muara Port ĐÔNG NAM Á 7 Campuchia Cảng Phnom Penh ĐÔNG NAM Á CảngSihanoukville 8 Đông Timor Cảng Dili ĐÔNG NAM Á 9 Indonesia Cảng Belawan ĐÔNG NAM Á Cảng Jakarta Cảng Semarang Cảng Surabaya Cảng Pontianak Cảng Macassar 10 Lào Không Có Cảng Biển ĐÔNG NAM Á 11 Malaysia Cảng Penang ĐÔNG NAM Á Cảng Port K’Lang Cảng Kuching 12 Myanmar Cảng Yangon ĐÔNG NAM Á 13 Philippines Cảng Manila ĐÔNG NAM Á Cảng Cebu Cảng Cagayan De Oro Cảng Davao Cảng General Santos 14 Singapore Cảng Singapore ĐÔNG NAM Á 15 Thái Lan Cảng Bangkok ĐÔNG NAM Á Cảng Laem Chabang Cảng Songkhla 16 Việt Nam Cụm Cảng Hải Phòng ĐÔNG NAM Á Cảng Vũng Tàu Vân Phong Cảng Quy Nhơn Cảng Quảng Ninh Cụm Cảng Hồ Chí Minh Cảng Cửa Lò Cảng Dung Quất Cảng Chân Mây Cảng Đà Nẵng 17 Afghanistan Không Có Cảng Biển NAM Á 18 Ấn Độ Cảng Mundra NAM Á Cảng Pipavav Cảng Mumbai Cảng Nhava Sheva Cảng Cochin Cảng Tuticorin Cảng Chennai CảngVisakhapatnam CảngKolkata 19 Bangladesh Cảng Chittagong NAM Á CảngBhaka 20 Bhutan Không Có Cảng Biển NAM Á 21 Iran Chabahar NAM Á 22 Maldives Cảng Biển Male NAM Á 23 Nepal Không Có Cảng Biển NAM Á 24 Pakistan Muhammad Bin Qasim NAM Á Karachi Gwadar 25 Úc Sydney NAM Á Fremantle Melbourn Adelaide Brisbane Darwin 26 Sri Lanka CảngColombo NAM Á 27 Ả Rập Xê Út Cảng Jeddah TÂY Á Cảng Dammam Cảng Jubail 28 Armenia Không Có Cảng Biển TÂY Á 29 Azerbaijan Cảng Baku TÂY Á 30 Bahrain Sitra TÂY Á Mina Salman 31 UAE Cảng Abu Dhabi TÂY Á Cảng Jebel Ali 32 Georgia Supsa Terminal TÂY Á Sukhumi Poti Batumi 33 Iraq Basrah TÂY Á Khor Al Zubair Mina Al Bakr Umm Qasr 34 Israel Cảng Ashdod TÂY Á Cảng Haifa 35 Jordan Aqaba TÂY Á 36 Kuwait Shuwaikh TÂY Á Shuaiba 37 Liban Không Có Cảng Biển TÂY Á 38 Oman Sohar TÂY Á Salahah Qalhat Sultan Qaboos Mina Al Fahal Khasab 39 Palestine Không Có Cảng Biển TÂY Á 40 Qatar Cảng Doha TÂY Á Cảng Umm Sa id Cảng Mesaieed 41 Síp Limassol TÂY Á Larnaca Famagusta Dhekelia 42 Syria Không Có Cảng Biển TÂY Á 43 Thổ Nhĩ Kỳ Cảng Mersin TÂY Á Cảng Iskenderun Cảng Izmir 44 Yemen Marine Terminal TÂY Á Nisshtun Mukalla Mokha Hodeidah Shihr Terminal Aden 45 Kazakhstan Semey TRUNG Á Pavlodar Oskemen Atyrau Aktau 46 Tajikistan Không Có Cảng Biển TRUNG Á 47 Turkmenistan Turkmanbashi TRUNG Á 48 Uzbekistan Không Có Cảng Biển TRUNG Á Tham khảo thêm: TOP 10 cảng biển lớn nhất thế giới năm 2021 10 hãng tàu quốc tế uy tín phổ biến nhất hiện nay Để nắm được chi tiết hơn về chi phí vận chuyển quốc tế đến các cảng biển tại Châu Á, quý khách hãy liên hệ trực tiếp cho Lacco để được tư vấn cụ thể về thủ tục hải quan, chi phí vận chuyển cũng như các phương thức, dịch vụ vận chuyển hàng hóa tốt nhất. Mọi thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ về địa chỉ Hotline: 0906.23.5599 hoặc Email: Info@lacco.com.vn để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm
Để xuất nhập khẩu hàng hóa chính khách, mỗi lô hàng đều phải xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hoàn thành chứng nhận xuất xứ (C/o) do VCCI cấp hay Bộ Công Thương cấp phép. Để giúp các bạn nắm được chi tiết về quy trình nay, Lacco sẽ chia sẽ với các bạn đầy đủ các kiên thức biết C/o là gì? Tại sao phải làm C/o? Và C/o có những form mẫu nào? C/O là gì? C/o là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa do một quốc gia (nước xuất khẩu) (CERTIFICATE OF ORIGIN) cấp phát ra để xác nhận là hàng hóa do nước đó sản xuất ra và hàng hóa được thu mua trong nước xuất khẩu theo quy tắc xuất xứ, nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan. Chúng tôi có 4 lí do sau đây để giải thích vì sao phải làm C/o: Ưu đãi thuế quan: Xác định được xuất xứ của hàng hóa để phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi và áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá : Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch. Xúc tiến thương mại giữa các nước và các khối kinh tế. Tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa Các form C/O dựa trên hiệp định thương mại Dựa trên các hiệp định thương mại chúng ta có 16 mẫu C/O như sau: C/o mẫu A (Mẫu C/o ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam) 1. C/o form B (Mẫu C/o không ưu đãi thuế cho nước nhập khẩu chỉ dùng để chứng minh xuất xứ hàng xuất khẩu của Việt Nam) 2. C/o mẫu D (các nước trong khối ASEAN) 3. C/o mẫu E (ASEAN - Trung Quốc) 4. C/o form EAV (Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á – Âu) 5. C/o mẫu AK (ASEAN - Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam - Hàn Quốc) 6. C/o mẫu AJ (ASEAN - Nhật Bản) 7. C/o mẫu VJ (Việt nam - Nhật Bản) 8. C/o mẫu AI (ASEAN - Ấn Độ) 9. C/o mẫu AANZ (ASEAN - Australia - New Zealand) 10. C/o mẫu VC (Việt Nam - Chile) 11. C/o mẫu S (Việt Nam - Lào; Việt Nam - Campuchia) 12. C/o form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU. 13. C/o form CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam). 14. C/o form UKV (Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam, Vương quốc Anh và Bắc Ireland). 15. C/o form EV (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU). Trên đây chỉ là một số form C/o tiêu biểu tính đến thời điểm này. Để lấy mẫu C/O phù hợp với loại hàng hóa xuất nhập khẩu, các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho Lacco theo Email: Info@lacco.com.vn để được hỗ trợ. Tham khảo: Vận chuyển hàng quá tải quá cảnh? Quy định, C/O hàng quá tải quá cảnh Các bước làm chứng nhận xuất xứ hàng hóa Quy trình xin cấp C/O tại Bộ Công Thương Bước 1: - Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/o, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân (xem thêm tại www.ecosys.gov.vn ) - Nếu xin C/o tại Chi nhánh VCCI HCM và nộp lại cho Bộ phận C/o, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN. Bước 2: Scan hồ sơ thương nhân và nộp online lên hệ thống ecosys để chờ xét duyệt. DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau: - Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN. - Mẫu C/o (A, B, D, E, AJ, AK, VK, VJ,…) - Hóa đơn thương mại: 1 bản gốc do DN phát hành. - Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”) ngoại trừ các lô C/o cho hàng máy bay không cần phải hoàn thành thủ tục hải quan và được xin trước 1-2 ngày bay. - Packing List: 1 bản gốc của DN - Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính” . - Quy trình sản xuất Bước 3: Khai báo online trên hệ thống Ecosys (Bộ Công Thương cấp phép) https://ecosys.gov.vn/Homepage/HomePage.aspx hoặc Comis (VCCI cấp phép) http://comis.covcci.com.vn/, chờ cấp số tiếp nhận doanh nghiệp in phiếu c.o draft đã được khai báo trên hệ thống. Bước 4: Nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ Công Thương và VCCI chờ cấp phép, đóng dấu và nhận lại co đã được cấp phép dựa trên thời gian quy định hoặc thời gian trên phiếu tiếp nhận hồ sơ. Để nắm thông tin chi tiết các vấn đề về các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu, hay CO,.,, quý khách vui lòng liên hệ ngay đến Lacco để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng theo địachỉ liên hệ: Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: Info@lacco.com.vn. Đội ngũ nhân viên chứng từ chuyên nghiệp của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ cụ thể và giải quyết các vấn đề về chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các loại chứng từ, thủ tục xuất nhập khẩu.
Xem thêm
QCVN 01 - 115 - Về qui trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả National technical regulation on treatment procedures for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies Lời nói đầu QCVN 01 - 115 :2012/BNNPTNTdoBan quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Kiểm dịch thực vậtbiên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Thông tư số63/2012/TT-BNNPTNTngày 14 tháng 12 năm 2012. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUI TRÌNH XỬ LÝ QUẢ TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC NÓNG TRỪ RUỒI ĐỤC QUẢ National technical regulation on treatment procedures for fresh fruit by vapor heat to eradicate fruit flies QUI ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này qui định quy trình xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên lãnh thổ Việt Nam. 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan tới hoạt động xử lý quả tươi bằng hơi nước nóng trừ ruồi đục quả. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Xử lý Là quy trình chính thức để diệt trừ, làm mất hoạt tính và loại bỏ dịch hại; 1.3.2. Xử lý hơi nước nóng Là quá trình xử lý bằng nước hóa hơi ở nhiệt độ cao trong điều kiện ẩm độ trên 90%; 1.3.3. Thời gian làm nóng Là thời gian cần thiết để 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt đến nhiệt độ xử lý; 1.3.4. Thời gian xử lý Là thời gian tính từ khi kết thúc làm nóng và duy trì nhiệt độ xử lý trong khoảng thời gian cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý; 1.3.5. Thời gian thực hiện xử lý Là tổng thời gian làm nóng và thời gian xử lý; 1.3.6. Nhiệt độ xử lý Là nhiệt độ có khả năng diệt trừ triệt để các pha phát dục của loài ruồi đục quả kháng nhiệt nhất trên loại quả được xác định nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng quả; 1.3.7. Nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng Là nhiệt độ để trên 2/3 số đầu dò cảm biến nhiệt có điểm cảm ứng đặt tại vị trí tâm quả đạt được nhiệt độ xử lý. YÊU CẦU KỸ THUẬT 2.1. Yêu cầu chung - Diệt trừ triệt để các loài ruồi đục quả; - Đảm bảo chất lượng của quả; - An toàn với con người, vật nuôi và không ảnh hưởng đến môi trường; - Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật (KDTV); 2.2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất và thiết bị xử lý 2.2.1. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất Cơ sở thực hiện xử lý hơi nước nóng tối thiểu phải có: - Diện tích phù hợp với công suất của thiết bị xử lý; - Cấu trúc các khu vực bố trí liên hoàn và thống nhất trong một cơ sở xử lý bao gồm: + Khu vực trước xử lý: khu tập kết quả tươi, khu tuyển chọn và phân loại quả tươi; khu bảo quản quả tươi chưa xử lý; + Khu vực xử lý: thiết bị xử lý (buồng xử lý, thiết bị đo và ghi nhiệt độ, hệ thống làm mát ngay sau khi kết thúc xử lý); các dụng cụ như sọt, giá đỡ, thùng, vv … được sử dụng để đựng quả trong quá trình xử lý + Khu vực cách ly sau xử lý gồm khu làm mát; đóng gói và bảo quản lạnh sau khi đóng gói phải có 2-3 lớp cửa và đèn cực tím để chống tái nhiễm ruồi đục quả; 2.2.2. Yêu cầu đối với thiết bị xử lý Thiết bị xử lý hơi nước nóng gồm buồng xử lý và các thiết bị đo. - Buồng xử lý phải đảm bảo các tiêu chí sau: + Đạt yêu cầu về độ kín; + Có độ ẩm không khí đạt mức cao (90-95%) sau thời gian vận hành máy nhất định; + Nhiệt độ phải phân bố đồng đều trong buồng xử lý với mức biến thiên nhiệt độ cho phép không vượt quá ±0,5oC ở tất cả các điểm trong buồng xử lý, khi nhiệt độ thịt quả đạt đến nhiệt độ thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc nóng lên; + Thiết bị ghi dữ liệu tự động của buồng xử lý hoạt động tốt - Các thiết bị đo gồm cảm biến nhiệt cố định và di động đảm bảo: + Sai số tối thiểu là ±0,1oC (loại bỏ các cảm biến nhiệt có sai số lớn hơn ± 0,3oC); + Đều đo được một mức nhiệt độ liên tục trong 10 phút; + Phản ứng nhiệt tương ứng với nhiệt độ trong buồng xử lý trong thời gian nóng lên + Thời gian đạt được nhiệt độ xử lý của tất cả các cảm biến nhiệt không chênh lệch quá 2 giờ - Vệ sinh buồng xử lý và các thiết bị đo ngay sau mỗi lần xử lý; - Hệ thống thiết bị được thiết kế để đảm bảo nước tiếp xúc với quả không nhiễm vi khuẩn hoặc bất kỳ chất gây ô nhiễm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Đảm bảo an toàn và đề phòng cháy nổ. 2.2.3. Yêu cầu khác 2.2.3.1. Cơ sở xử lý Cơ sở xử lý phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xử lý hơi nước nóng do cơ quan có thẩm quyền cấp. 2.2.3.2. Người thực hiện - Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của cơ sở xử lý phải có đủ trình độ theo quy định và được đào tạo, cập nhật thông tin và kiến thức về kỹ thuật xử lý hơi nước nóng; - Người trực tiếp tham gia công tác xử lý hơi nước nóng phải có chứng chỉ đã qua tập huấn vận hành và sử dụng thiết bị xử lý hơi nước nóng của nhà sản xuất. 2.2.3.3. Các hệ thống liên quan khác: - Điện: điện lưới, máy phát (dự phòng) - Nước: hệ thống cấp nước thoát nước thuận tiện và kịp thời - Hệ thống thông thoáng, quạt gió, … - Văn phòng chuyên gia riêng biệt - Công trình vệ sinh công cộng phải xây tách biệt bên ngoài khu vực xử lý,... 2.3. Trình tự thực hiện 2.3.1. Chuẩn bị 2.3.1.1 Hồ sơ - Khi tiếp nhận yêu cầu xử lý hơi nước nóng của chủ vật thể, phải thu thập các thông tin liên quan bao gồm: tên chủ vật thể, địa chỉ, thời gian thực hiện, loại quả, số lượng, khối lượng, kích thước quả, chất lượng quả,… - Hợp đồng thương mại, LC (nếu hàng xuất, nhập khẩu); - Thông tin về yêu cầu KDTV. 2.3.1.2. Trước khi xử lý 2.3.1.2.1. Xác định loài (hoặc các loài) ruồi đục quả - Căn cứ vào các thông tin về yêu cầu KDTV để xác định loài ruồi đục quả trên từng loại quả tươi - Lựa chọn thông số xử lý (nhiệt độ, thời gian,..) phù hợp đối với loài ruồi đục quả đã xác định trên từng loại quả tươi (Phụ lục 2) 2.3.1.2.2. Yêu cầu đối với quả tươi - Quả tươi được thu thập từ vườn trồng được cơ quan có thẩm quyền quản lý; - Lựa chọn quả tươi đồng đều về kích thước và trọng lượng bằng cách cân hoặc đo với số lượng quả (n≥30) cho 1 lần lựa chọn. 2.3.1.3. Lập phương án xử lý 2.3.1.3.1. Chọn nhiệt độ xử lý Để lựa chọn nhiệt độ xử lý phù hợp phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Hợp đồng thương mại, LC (Đối với vật thể xuất, nhập khẩu); - Yêu cầu KDTV; - Nhiệt độ xử lý (phụ lục 1). 2.3.1.3.2. Thời gian xử lý Thời gian xử lý phụ thuộc vào các yếu tố: - Loại quả tươi; - Loài ruồi đục quả; - Thời gian nóng lên (phụ lục 1); - Thời gian duy trì nhiệt độ xử lý (phụ lục 1); 2.3.1.3.3. Quy cách sắp xếp quả tươi - Quả tươi phải được phân loại theo trọng lượng hoặc kích thước để sắp xếp vào từng khay nhựa chịu nhiệt và xếp khay vào từng ngăn trước xử lý; - Đối với những quả có trọng lượng lớn hơn khi đưa vào buồng xử lý phải bố trí ở vị trí tiếp xúc với nhiệt nhanh hơn; 2.3.1.3.3. Lập sơ đồ vị trí đặt cảm biến nhiệt Căn cứ vào cấu trúc hay thể tích buồng xử lý, cách sắp xếp quả tươi, tính chất của loại quả tươi, để lập sơ đồ đặt cảm biến nhiệt đảm bảo: - Tất cả các quả tươi trong buồng xử lý đều đạt được nhiệt độ và thời gian xử lý tối thiểu đúng theo yêu cầu của thông số xử lý đã nghiên cứu; - Thuận tiện cho việc thao tác, làm kín, dễ dàng kiểm tra nhiệt độ của các cảm biến trong quá trình xử lý. 2.3.1.3.4. Cài đặt thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý Thông số kỹ thuật cho hệ thống điều khiển của buồng xử lý đối với từng loại quả tươi và loài ruồi đục quả gồm các yếu tố (phụ lục 1): - Nhiệt độ xử lý; - Thời gian thực hiện xử lý; - Thời gian làm nóng; - Khoảng thời gian ghi nhiệt độ tăng lên; - Nhiệt độ của thịt quả tối thiểu tại thời điểm kết thúc làm nóng; - Thời gian xử lý; - Phương pháp làm mát quả tươi ngay sau khi xử lý. 2.3.1.3.5. Chuẩn bị bao bì đóng gói sau xử lý Bao bì đóng gói quả tươi phải được đục lỗ thông khí ở hai đầu, tại lỗ thông khí giữa các lớp của hộp có lưới ngăn côn trùng (đường kính mắt lưới
Xem thêm
Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu quả vải có nhiều ở vùng miền nào và thời vụ có từ tháng nào? Vải thiều sẽ có bắt đầu từ giữa tháng 4 hoặc đầu tháng 5 dương lịch và được trồng tập trung nhiều ở khu vực miền Bắc nhất là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Hải Dương. Điều kiện xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản Để xuất được quả vải tươi đi Nhật Bản theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), Nhật Bản yêu cầu Việt Nam xử lý quả vải bằng Methyl Bromide, hệ thống có khả năng làm sạch 100% các đối tượng dịch bệnh do ruồi đục quả gây ra (đây là loài dịch hại luôn là rào cản của nhiều loại trái cây như xoài, thanh long,… khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Úc, …) Hiện nay nước chúng ta có 4 nhà máy xử lý như sau : 1. Trung tâm kiểm dịch sau nhập khẩu 1 2. Công Ty TNHH Rồng Đỏ 3. Công Ty CP XNK Thực Phẩm Toàn Cầu 4. Công Ty CP Ameii Việt Nam 6. Sau khi hàng hoa quả xuất khẩu đi Nhật đã được xử lí sẽ được các chuyên gia kiểm dịch Việt Nam rà soát lại và kiểm tra hàng hóa theo quy định của cục kiểm dịch. Chuẩn bị chứng từ, thủ tục xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Các chứng từ cần chuẩn bị để hoàn tất thủ tục xuất khẩu là: - Hợp đồng kinh tế (Sales contract) - Hóa đơn thương mại (Invoice) - Bảng kê khai hàng hóa (Packing list) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ hoặc AJ (Certificate of Origin) - Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosantary Certificate) - Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa (Insurance Certificate) Tham khảo: Thủ tục xuất khẩu Sầu Riêng Làm thế nào để xuất khẩu hoa quả có hạt đi Nhật Bản Hàng vải thiều bạn có thể xuất khẩu bằng 2 phương thức vận chuyển: vận chuyển bằng đường biển nguyên container lạnh với nhiệt độ từ +1 đến +2 độ C và vận chuyển bằng hàng không với yêu cầu giữ lạnh 2 đầu tại kho lạnh tại sân bay Việt Nam và sân bay Osaka (Kansai) , sân bay Tokyo (Narita, Haneda) từ +2 đến +8 độ C Trên đây là những quy trình cơ bản để xuất khẩu Vải Thiều đi Nhật Bản. Để hiểu và nắm được chi tiết hơn về quy trình xuất khẩu trái cây, quý khách hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên viên kinh doanh của Lacco: Mr. Luan Truong theo địa chỉ Phone: 0936217388 - Email: luantruong@lacco.com.vn. Hoặc trực tiếp về công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906.23.5599 hoặc email: Info@lacco.com.vn để được hỗ trợ trực tiếp.
Xem thêm