Quy trình nhập khẩu xe nâng được thực hiện theo 4 bước: đăng ký đăng kiểm, mở tờ khai và mang hàng về bảo quản, thực hiện kiểm tra xe thực tế, cuối cùng là thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan. Cách thức thực hiện cụ thể như nào? Các vấn đề cần lưu ý khi làm hàng là gì?
1. Mã HS và thuế nhập khẩu xe nâng
Căn cứ pháp lý về nhập khẩu xe nâng
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP được ban hành ngày 20/11/2013: Các loại xe chuyên dụng như xe nâng, xe cẩu, xe xúc không có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu bị cấm.
- Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016: quy định rằng những dòng nhập khẩu xe nâng người, xe cẩu đã qua sử dụng.
- Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ Giao thông vận tải
- Phụ lục II, ND 69/2018 về Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu
- Công văn số 10988/BGTVT-KHCN ngày 19/11/2019 trả lời các vướng mắc thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải, trong đó có vướng mắc liên quan đến mặt hàng xe nâng.
Mã HS của xe nâng
Xe nâng được phân làm 3 loại tương ứng với các loại mã HS code:
Mô tả
Mã hs
Thuế NK ưu đãi
(%)
Xe nâng điện Hay xe tự hành chạy bằng mô tơ điện
Vd: xe nâng điện
84271000
0
Xe nâng chạy bằng động cơ đốt trong
Vd: xe nâng thang tự hành, chủ yếu là nâng người
84272000
0
Xe nâng tay
Ví dụ: Xe nâng dầu, xe nâng tay
84279000
0
Tương ứng với các loại xe nâng khác nhau, xe nâng sẽ được đăng ký đăng kiểm ở các cơ quan đăng kiểm tương ứng. Cụ thể, đối với xe nâng tay, xe nâng người sẽ được đăng ký tại phòng công nghiệp, cục đăng kiểm. Đối với các loại xe nâng hàng chạy bằng điện và bằng động cơ đốt trong sẽ được đăng ký KTCL ở Cục Đăng kiểm.
Thuế nhập khẩu xe nâng sẽ được áp dụng với mức Thuế nhập khẩu 0%, VAT 10%.
2. Thuế nhập khẩu xe nâng là bao nhiêu?
Đối với mặt hàng xe nâng, doanh nghiệp sẽ phải đóng 2 loại thuế: thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu. Cách tính sẽ áp dụng theo công thức sau:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.
Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT
Như vậy, mức thuế nhập khẩu sẽ nâng sẽ phụ thuộc vào thuế suất nhập khẩu tương đương với mức thuế GTGT là 10%.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Hiện nay, mức thuế ưu đãi đặc biệt tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước Asean. đang áp dụng là 0%.
Lưu ý, khi nhập khẩu xe nâng đơn vị nhập khẩu phải xác định chính xác mã hs. Trường hợp khai báo sai, bên nhập khẩu sẽ phải chấp nhận chịu phạt sai mã hs theo nghị định 128/2020/NĐ-CP;
Trường hợp khai sai mã HS mà mã hàng này có phát sinh thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đóng phát tối thiểu là 2,000,000 VND và cao nhất là gấp 3 lần số thuế phải đóng.
Do đó, nếu doanh nghiệp khó xác định chính xác mã Hs lô hàng xe nâng nhập khẩu thì nên nhận tư vấn từ các đơn vị khai báo hải quan hoặc liên hệ để hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chính xác.
3. Quy trình nhập khẩu xe nâng
Bước 1: Đăng ký đăng kiểm xe nâng
Hiện nay, để thuận tiện cho quá trình đăng ký nhập khẩu, chúng ta có thể áp dụng theo 2 hình thức thức:
Hình thức 1: Đăng ký bằng hồ sơ giấy
1. Giấy Đăng ký kiểm tra chất lượng (Theo mẫu)
2. Hợp đồng (Contract)
3. Hóa đơn (Invoice)
4. Danh mục hàng hóa (Packing list)
5. Vận đơn (Bill of Lading)
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (Declaration of imported goods) (khi có)
- Tài liệu kỹ thuật (Technical document)
- Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) (No of Quality Certificate)
- Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O) (No of Quality Original) (nếu có).
Tham khảo: Xuất xứ hàng hóa? Tại sao phải có quy tắc xuất xứ hàng hóa
Hình thức 2: Đăng ký bằng hồ sơ Online (Chỉ áp dụng với Cục Đăng kiểm)
Để đăng ký hồ sơ online, cá nhân (tổ chức) làm tờ khai cần phải Đăng ký tài khoản một cửa tại website: https://vnsw.gov.vn/.
Quy trình cụ thể như sau: Đăng nhập -> Chọn Cục Đăng kiểm -> Quản lý hồ sơ -> Thêm mới hồ sơ.
Trong quá trình thức hiện nếu gặp phải vấn đề, các bạn có thể liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được hỗ trợ chi tiết. Hoặc Lacco sẽ trực tiếp hỗ trợ làm tờ khai đăng ký hồ sơ phục vụ quý vị.
Bước 2: Mở tờ khai và mang hàng về bảo quản
Sau khi nhận được thông tin về số đăng ký, mở tờ khai chúng ta sẽ tiếp tục Đăng ký mang hàng về kho bảo quản. Thực hiện đăng ký theo Mẫu số 09/BQHH/GSQL trong Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Lưu ý các giấy tờ để xin mang hàng về bảo quản bao gồm:
+ Sơ đồ kho thiết kế khu vực lưu kho bãi
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng kho, bãi (Hợp đồng thuê kho, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Bước 3: Thực hiện kiểm tra thực tế xe nâng
- Doanh nghiệp đăng ký thời gian và địa điểm kiểm tra với cục đăng kiểm
- Cục đăng kiểm tiếp nhận và phân công cán bộ kiểm tra, thông báo cho Doanh nghiệp ngày thực hiện kiểm tra.
- Trong quá trình kiểm tra, Doanh nghiệp sắp xếp người vận hành máy
- Kết thúc kiểm tra, ký biên bản nghiệm thu
Bước 4: Thanh toán chi phí, nhận kết quả đăng kiểm và thông quan
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra Xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.
2. Doanh nghiệp thanh toán chi phí và nhận kết quả kiểm tra
3. Nộp chứng chỉ chất lượng cho chi cục Hải quan thông quan lô hàng.
4. 6 vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng nhập xe nâng
1. Các thông tin trên chứng từ phải được thể hiện rõ ràng, bao gồm các thông tin dữ liệu về:
+ Nhãn hiệu (Trade mark)
+ Kiểu loại (Model)
+ Số khung (Chassis no)
+ Số máy (Engine no)
+ Xuất xứ (Origin)
+ Hiện trạng: Máy mới (new)/ máy cũ (used).
2. Lưu lại hình ảnh số khung số máy thực tế để đối chiếu, tránh sai sót khi đăng ký sai thông tin.
3. Tài liệu kỹ thuật có thể hiện bản đồ nâng
4. Thời gian thực hiện đăng ký đăng kiểm
+ Nộp hồ sơ đăng ký hợp lệ, DN nhận được kết quả đăng ký trong 1 ngày làm việc
+ Hồ sơ đăng ký không hợp lệ, bộ phận tiếp nhận phản hồi lại trong 1 ngày làm việc
+ Thời gian kiểm tra thực tế xe trong 1 ngày làm việc
+ Từ ngày nhận số đăng ký đến ngày kiểm tra thực tế xe nâng: không quá 15 ngày
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra xe thực tế và nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Chứng chỉ chất lượng.
5. Xe nâng bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ bị cấm nhập khẩu (Phụ lục II, ND 69/2018)
6. Xe nâng đã qua sử dụng được phép nhập khẩu.
Với những Quy trình nhập khẩu xe nâng và 6 vấn đề cần lưu ý trong quá trình làm hàng xe nâng mà công ty Lacco vừa chia sẻ sẽ giúp quý khách trực tiếp theo dõi được quá trình làm thủ tục, hồ sơ khi nhập xe nâng. Bên cạnh đó, việc vận chuyển xe nâng về Việt Nam nhanh chóng, đơn giản và tối ưu chi phí cũng là vấn đề cần phải giải quyết. Do đó, Trong quá trình nhập khẩu xe nâng cũng như tìm hiểu thông tin về thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa, nếu các bạn còn vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ chi tiết cho Lacco theo địa chỉ Hotline: 09 06 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.