Preloader Close

Tìm kiếm

Sau 5 năm tiếp cận hiệp định EAEU, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản và thực phẩm đang nắm giữ được thị phần rất lớn Nga và các nước thành viên. Theo ông Kirill Tsygankov đại diện Cơ quan thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam cho biết, mặc dù sản phẩm Việt Nam rất đa dạng nhưng người tiêu dùng Nga chưa được làm quen nhiều với rau quả tươi do chưa được giới thiệu trên thị trường Nga. Ưu thế của doanh nghiệp Việt từ Hiệp định Việt Nam-EAEU Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Kinh tế Á Âu (Việt Nam-EAEU FTA) ký kết năm 2016. Hiệp định EAEU bao gồm các thị trường Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan. Đây là cơ hội rất lớn để gia tăng xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, thực phẩm sang thị trường lớn này. Với mức ưu đãi thuế theo Hiệp định Việt Nam-EAEU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội bứt phá để cạnh tranh tốt hơn khi xuất khẩu nông sản, thuỷ sản vào Nga và EAEU. Cụ thể, năm 2020 Việt Nam đã nắm được thị phần nhập khẩu lớn nhất tại Nga đối với các sản phẩm nông sản như cà phê (chiếm 20,7% kim ngạch nhập khẩu-652 triệu USD ), hạt điều (Chiếm 83,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu 80,3 triệu USD hạt điều của Nga), hạt tiêu (chiếm 39,3%), xoài sấy (chiếm 92,4% tổng kim ngạch). Sau 5 năm thực hiện quy định về ưu đãi thuế quan tại hiệp định EAEU, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã được ưu đãi thuế bằng 0%. Với các ưu thế cạnh tranh tốt hơn khi xuất khẩu hàng hóa vào Nga và EAEU, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội bứt phá tại các thị trường tiềm năng này. Xúc tiến các kênh quảng bá sản phẩm Việt Theo đánh giá về tiềm năng, lợi thế cạnh của các sản phẩm nông sản Việt Nam tại thị trường Nga, ông Kirill Tsygankov (đại diện Cơ quan thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam) cho hay: Rau quả tươi và đóng hộp, cà phê, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ và các sản phẩm ngành chế biến gỗ, đặc biệt là bàn ghế mây dùng ở ngoài trời đang được ưa chuộng ở Nga. Bên cạnh đó, xuất khẩu nông sản, thủy hải sản, thực phẩm sang thị trường Nga cũng có tiềm năng cực kỳ lớn. Tuy nhiên, cũng theo ông Kirill đánh giá, Việt Nam có đa dạng các trái cây nhiệt đới tươi ngon, rau củ bổ dưỡng. Rất tiếc là người tiêu dùng Nga chưa được làm quen nhiều với rau quả tươi do chúng chưa được giới thiệu trên thị trường Nga Để tiếp cận được các thị trường này, doanh nghiệp Việt có thể xúc tiến quảng bá sản phẩm của mình trên các kênh trực tuyến ở Nga như các sàn giao dịch đa ngành (YANDEX.MARKET https://market.yandex.ru, WILDBERRIES https://www.wildberries.ru, OZON https://www.ozon.ru…) và các sàn giao dịch chuyên ngành hẹp cho hàng nông sản (ARGOSERVER https://agroserver.ru, hệ thống thương mại AGRORU https://agroru.com…) để giới thiệu về các sản phẩm nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng có thể chủ động khảo sát thị trường, tham quan, tham gia các hội chợ, triển lãm chuyên ngành. Đồng thời, tận dụng cơ hội từ các chương trình, hội chợ xúc tiến thương mại được tổ chức tại Nga. Đối với hàng nông sản, thực phẩm có triển lãm World Food Moscow (tháng 9 hàng năm), Prodexpo (tháng 2 hàng năm)… doanh nghiệp có thể tham gia để nắm tình hình thị trường, xu hướng tiêu thụ hàng hóa… của người dân Nga, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Xem thêm
Tương tự với thủ tục hải quan hàng nhập FCL tại Hải Phòng, quy trình tại Cát Lái cũng được thực hiện theo 3 bước: Khai báo hải quan, xử lý container khi tàu cập bến và xử lý tờ khai hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan hàng nhập FCL 1, Khai báo hải quan Sau khi khai báo thông tin hàng hóa nhập FCL, hải quan sẽ phần luôn tờ khai cho hàng hóa. Lúc này chúng ta sẽ biết được phân luồng tờ khai thuộc nhóm nào (xanh, vàng, đỏ). 2, Tàu cập Khi tàu cập cảng, các container sẽ được tiến hành nhập vào kho bãi. Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ giữa hãng tàu và cảng nên chúng ta cũng không cần can thiệp nhiều. 3, Xử lý tờ khai hải quan: Căn cứ vào phân luồng tờ khai đã thực hiện ở giai đoạn 1, các tờ khai sẽ được xử lý theo quy trình cụ thể của từng loại. Cụ thể: Luồng xanh: Đối chiếu tờ khai & đăng ký lấy cont hàng ra khỏi cảng trên trang https://eport.saigonnewport.com.vn/ Luồng vàng: B1: Mở tờ khai (tương tự như mở tờ khai của hàng LCL: Chi tiết xe tại Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái) B2: Đối chiếu tờ khai & đăng ký lấy cont hàng (tương tự luồng xanh) Luồng đỏ: B1: Mail đăng ký chuyển bãi kiểm hóa cho cảng B2: Mở tờ khai B3: Phân kiểm hồ sơ Lưu ý: Bước 2, bước 3 và các lưu ý khi phân kiểm cũng tương tự B1, B2 trong quy trình hàng LCL đã nêu. B4: Làm thủ tục đăng ký và kiểm hóa Ở giai đoạn này, chỉ cần đăng ký cắt bấm seal trên eport sau đó in phiếu cắt bấm seal từ hệ thống. Trong quá trình làm thủ tục đăng ký và kiểm hóa sẽ có 2 trường hợp cụ thể: Tại nhà kiểm hóa (ở cổng C): Xin dấu hải quan kiểm hóa lên tờ khai hải quan (lưu ý lúc này cont đã có tại cảng) Tại văn phòng điều độ: nộp tờ khai có dấu kiểm hóa + phiếu cắt bấm seal cho điều độ -> trả cho phiếu cắt seal: + Nếu cont ở dưới đất -> gọi công nhân cắt seal + gửi seal mới để công nhân cập nhật seal lên hệ thống; + Nếu container không nằm dưới đất -> đóng tiền ở thương vụ hoặc chi ngoài chuyển đảo cont -> gọi công nhân cắt seal + gửi seal mới để công nhân cập nhật seal lên hệ thống + Gọi điện cho hải quan kiểm hóa để thông báo vị trí cont -> kiểm hóa và xử lý các vấn đề xảy ra (nếu có) + Bấm seal mới (seal hãng tàu). Kiểm tra trên eport đã cập nhật seal mới hay chưa. Nếu chưa cập nhật, đến vp điều độ để nhờ cập nhật seal B5: Đối chiếu tờ khai & đăng ký lấy cont hàng (tương tự luồng xanh) Note: Phí kiểm hóa & phí giao cont hàng sẽ đóng cùng lúc khi lấy cont Để tiết kiệm thời gian và chí cũng như để giải quyết thủ tục, nhập hàng FCL nhanh chóng, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco International Freight Forwarders theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn hoặc Quản lý Ops (Nhân viên hiện trường) Vân Vũ theo địa chỉ hotline: 0931 701 359
Xem thêm
Việc quan trọng nhất của một sale logistics là gì? việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là đi tìm kiếm nguồn khách hàng, đối tác cho mình. Đừng nói là sale mới vào nghề, ngay là những sale nhiều năm làm nghề cũng “nhức não” để tìm được khách hàng cho doanh nghiệp. Vậy làm như thế nào để có tìm được nguồn khách hàng tốt và hiệu quả nhất. Các bạn sale hãy thử tham khảo những kinh nghiệm nhỏ mà sale logistics chuyên nghiệp đã từng nghiệm qua xem như thế nào nhé. Hành trang chuẩn bị Trước khi đi “chính chiến” tìm kiếm khách hàng hãy chuẩn bị “vũ khí” là những hành trang cho mình để sẵn sàng có đầy đủ những thông tin đáng tin cậy nhất để tiếp cận, đàm phán với khách hàng. Trong hành trang của mình, các bạn sale logistics cần chuẩn bị: Xây dựng profile giới thiệu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Có nhiều bạn sale đặt câu hỏi: Tại sao phải tạo profile cho khách hàng? Chỉ cần tên doanh nghiệp và địa chỉ liên hệ là được rồi? Đây là vấn đề mà hầu hết các bạn sale mới vào nghề thắc mắc. Tuy nhiên, đây là vấn đề vô cùng quan trọng và cần phải thực hiện đầu tiên. Việc xây dựng profile cho khách hàng giúp chúng ta nhận biết được chất lượng, tiềm năng của khách hàng. Để giúp đánh giá, phân tích chất lượng khách hàng, trong profile cần cung cấp các thông tin: Giới thiệu công ty, nhà máy, hệ thống máy móc, công suất nhà máy, các sản phẩm chính, một số đối tác lớn, các thị trường lớn của công ty (để khách hàng thêm tin tưởng), thông tin liên hệ. Profile công ty không cần quá lan man, dài dòng nhưng cũng không được quá đơn giản. Xây dựng website công ty: Muốn tiếp cận với khách hàng, cần phải cho khách hàng biết bạn là ai, làm được những gì và có thật sự đáng tin cậy hay không. Điều này sẽ được trả lời trên website của công ty. Xây dựng website uy tín, chất lượng và phải bao gồm ngôn ngữ tiếng Anh hoặc thêm những ngôn ngữ khác phù hợp với dịch vụ và khách hàng của doanh nghiệp để các đối tác nước ngoài cũng có thể dễ dàng tìm hiểu về bạn. Website công ty cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin về sản phẩm, ứng dụng và các danh bạ liên lạc để khách hàng có thể liên hệ dễ dàng (số di động, skype chat, email…). Đăng ký công ty lên các diễn đàn, website thương mại điện tử B2B Trong thời kỳ kinh tế 4.0, các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các chiến lược kinh doanh, xúc tiến thương mại trên các sàn thương mại điện tử. Phát triển thương hiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp trên các trang thương mại điện tử cũng ý ý tưởng không tồi để đưa tên tuổi của doanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới. Hay để khách hàng đi đâu cũng thấy bạn, tạo thói quen trong tiềm thức của khách hàng khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của công ty. Vậy thì tại sao bạn không tận dụng kênh thương mại, dưới sự hỗ trợ của internet để có thể tìm kiếm khách hàng thông qua kênh thương mại điện tử B2B này. Hiện nay có nhiều trang B2B cho mở tài khoản free như: http://www.alibaba.com/; http://www.indiamart.com/; http://en.china.cn/… Như vậy, bằng các bước chuẩn bị trên bạn đã có hành trang ban đầu để xâm nhập ra thị trường thế giới. Bước tiếp theo là bạn tìm kiếm khách hàng và tiến hành giao dịch, đàm phán. II. TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG Trước khi sở hữu được danh sách khách hàng, bạn cần nắm được trong tay lượng data khách hàng nhất định. Có thể họ không là khách hàng của hiện tại nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Muốn trở thành sale logistics chuyên nghiệp, bạn tuyệt đối không thể bỏ qua bất kỳ cơ hội tìm kiếm khách hàng nào của mình. Để sở hữu được lương data doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiềm năng, trước hết cần phải chuẩn bị hành trang tìm hiểu cho mình bao gồm: Tìm kiếm khách hàng qua internet. Đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất và các bạn sale hiện nay vẫn đang áp dụng. Chúng ta có thể tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử B2B hoặc các diễn đàn kinh tế về ngành nghề, lĩnh vực mà các bạn quan tâm ví dụ: website của hiệp hội nhựa, diễn đàn vật liệu xây dựng… Từ đây các bạn có thể tìm kiếm được danh sách website, gmail hoặc địa chỉ liên hệ trực tiếp với bộ phận có liên quan đến làm việc, đàm phán với khách hàng. Tuy nhiên, các tìm kiếm này đòi hỏi bạn sale phải có sự kiên trì nhất định và chấp nhận từ chối. Bởi sự từ chối đến từ rất nhiều nguyên nhân, có thể từ nhu cầu hoặc chính niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn. Hơn nữa, do chưa có sự tiếp xúc, đàm phán nên việc bị từ chối cũng cao hơn. Nhưng có câu tục ngữ khá hay: buôn bán có duyên, đôi khi gặp đúng khách hàng có nhu cầu thật sự hoặc muốn tìm thêm nhà cung cấp mới thì bạn lại có thể chào bán được hàng. Tham gia hội chợ, triển lãm Tham gia các hội chợ, triển lãm tạo cơ hội rất lớn để quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Đồng thời dễ dàng tiếp cận các đối tác tiềm năng, các nhà cung cấp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham dự với số lượng lớn. Do đó, đây là cơ hội cũng là một kênh tìm kiếm khách hàng rất quan trọng. Chi phí bỏ ra để tham dự là không hề nhỏ nhưng nếu như bạn có sự chuẩn bị tốt, xây dựng gian hàng chuyên nghiệp thì tin chắc bạn sẽ kiếm được khách hàng ở các hội chợ, triển lãm này. Có rất nhiều công ty chỉ tham dự triển lãm một lần mà đã đủ khách hàng đáp ứng được hết công suất nhà máy. Nghiên cứu trực tiếp thị trường Bạn cần xác định thị trường trọng tâm của công ty là thị trường nào và liên hệ với Đại sứ quán để lấy thông tin thị trường cũng như hiểu về tập quán kinh doanh tại thị trường đó. Sau đó, bạn liên hệ với các đối tác trên thị trường và sang gặp trực tiếp tại thị trường đấy cũng như đề xuất hợp tác mở cửa hàng, gửi mẫu miễn phí, chào hàng dự án… để xúc tiến bán hàng. Với cách thức này, công ty cần có tiềm lực để sẵn sàng cử cán bộ, nhân viên chuyên trách “nằm vùng” tại thị trường có thể từ 1-2 tháng cho đến cả năm. Rất nhiều công ty thành công với phương thức này như: Tổng công ty Viglacera, Công ty cổ phần cao su miền Nam… III. LÀM VIỆC VỚI KHÁCH HÀNG Sau khi có thông tin khách hàng, bạn cần bám sát và đàm phán các vấn đề như mẫu mã, chất lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán… với khách hàng. Một kinh nghiệm của mình là khách hàng rất ưu tiên và có thiện cảm với những đối tác phản hồi thông tin nhanh, đúng và hỗ trợ nhiệt tình. Vì vậy, bạn cần phải check mail/điện thoại thường xuyên và với xu thế công nghệ hiện nay, bạn cài thêm các phần mềm chat như: Viber, Line, Whatsapp… để có thể kết nối với khách hàng ngay lập tức. KẾT LUẬN Đầu tư phát triển thị trường nước ngoài là một định hướng đúng đắn trong xu hướng phát triển toàn cầu hóa hiện nay. Quá trình này đòi hỏi thời gian, công sức và sự quyết tâm, cố gắng lớn và đồng thời, kết quả nhận được cũng không làm bạn thất vọng. Bạn có thể tự hào khoe với bạn bè sản phẩm của công ty mình hiện diện ở Anh, Mỹ Pháp…; bạn sẽ có cơ hội “đi công tác nước ngoài như đi chợ” (rất nhiều người mơ ước đấy ah ); có cơ hội kết nối bạn bè quốc tế, hiểu thêm các nền văn hóa, ẩm thực mới (hehe, được ăn đồ ngon là thích rồi). Vì vậy, nếu bạn đã “trót” theo và đam mê ngành xuất nhập khẩu này thì hãy kiên trì lên, thành công sẽ đến với bạn ;).
Xem thêm
Báo cáo Chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 mà Agility vừa công bố cho thấy Việt Nam đã tăng 3 bậc xếp hạng so với năm 2020, đứng ở vị trí thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu về chỉ số Logistics. Việt Nam thay Thái Lan đứng trong Top 10 trong báo cáo chỉ số Logistics thị trường mới nổi 2021 Theo Agility, với những thành công trong hoạt động ứng phó với đại dịch Covid-19 đã tạo có Việt nam rất nhiều cơ hội trong hoạt động Logistics. Cụ thể trong báo cáo chỉ số Logistics năm 2021, Việt Nam đã tăng 3 hạng của Việt Nam, đặt chân lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của bảng xếp hạng và thay thế Thái Lan trong top 10. Trong thời gian gần đây, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ của Việt Nam đã tăng đáng kể, thu hút đầu tư FDI từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp nhiều thách thức như đầu tư vào công nghệ cao của Việt Nam còn thiếu kỹ năng và kiến thức để sản xuất hàng hoá có giá trị cao nhất. Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên. Điểm nổi bật về báo cáo Chỉ số và Khảo sát Logistics năm 2021 Bên cạnh những số liệu được thống kê trong báo cáo chỉ số logistics, Các quốc gia cải thiện thế mạnh logistics nội địa nhiều nhất là Malaysia, Nigeria, Việt Nam, Iran, Uruguay, Myanmar và Campuchia. Những bước tiến lớn nhất trong lĩnh vực hậu cần quốc tế đến từ Maroc, Ukraine, Kenya, Myanmar và Paraguay. Ngay cả khi đã cân nhắc giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, rất ít công ty có kế hoạch đưa việc làm trong lĩnh vực sản xuất về nước (7,8%). Các nhà điều hành trong ngành cho biết họ sẽ chuyển hoạt động sản xuất của mình về Việt Nam (19,6%), Ấn Độ (17,4%) và Indonesia (12,4%), tiếp theo là Thái Lan (10,3%) và Malaysia (9,6%). Các thị trường mới nổi có tính cạnh tranh nhất là các cường quốc sản xuất ở châu Á và các nền kinh tế thân thiện với doanh nghiệp ở vùng Vịnh. Từ châu Á, Trung Quốc (1), Ấn Độ (2), Indonesia (3), Malaysia (5) và Việt Nam (8) lọt vào top 10. Các quốc gia vùng Vịnh Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (4), Ả Rập Xê-út (6), Qatar (9) cũng được xếp hạng trong top 10. Mexico đứng ở vị trí thứ 7; Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 10. Ở châu Mỹ Latinh, Mexico là thị trường mạnh nhất đang nổi lên, đứng thứ 7. Argentina (36) và Venezuela (50) tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Tuy nhiên, đáng chú ý là tám quốc gia ở Mỹ Latinh gồm Uruguay, Mexico, Peru, Colombia, Ecuador, Brasil, Paraguay và Bolivia đã cải thiện các nguyên tắc kinh doanh cơ bản. Môi trường kinh doanh tốt nhất của khu vực là ở Chile, đứng thứ 5 thứ trong số 50 nước trong bảng xếp hạng. Nigeria đã cải thiện khả năng cạnh tranh hơn bất kỳ quốc gia nào trong Chỉ số năm 2021, tăng 5 bậc lên vị trí thứ 30, mức tăng cao nhất đối với bất kỳ thị trường nào ở Châu Phi cận Sahara trong suốt 12 năm qua. Nigeria đã cải thiện vị trí tương đối của mình trong cả ba lĩnh vực môi trường kinh doanh, hậu cần quốc tế và hậu cần nội địa. Triển vọng của Việt Nam khi vào top 10 trong báo cáo Chỉ số Logistics Những năm gần đây, khi hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, nhu cầu xuất nhập khẩu (XNK) tăng cao đòi hỏi sự đáp ứng từ cơ sở hạ tầng trong nước. Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù bị ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng trong năm 2020, tổng giá trị XNK của cả nước đã đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1%. Theo khảo sát của Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), ngành logistics được dự đoán sẽ tăng trưởng trong năm 2021 khi kinh tế toàn cầu được hồi phục. Cùng với nhu cầu ngày càng tăng của DN về sử dụng cảng biển và logistics, nhu cầu thuê kho bãi hiện nay cũng đang tăng nhanh. Với kỳ vọng tăng trưởng trong XNK và sản xuất trong nước, nhu cầu cho cơ sở hạ tầng logistics đang được thúc đẩy. Trong những năm gần đây, tổng diện tích kho bãi đã tăng đáng kể với mức tăng từ 5-10% diện tích mỗi năm. Ông John Campbell chia sẻ: Báo cáo từ 54 thị trường tại 21 quốc gia cho thấy, Việt Nam đang là nơi có chi phí vận hành thấp nhất trong bảng xếp hạng. Dẫn đầu là Hà Nội khi chi phí nhân công cộng với chi phí năng lượng đều ở mức thấp. Việt Nam đang trở thành một điểm đến rất thu hút với các DN đa quốc gia khi mức chi phí hấp dẫn. Tuy nhiên, Chính phủ đang nhắm đến những DN có giá trị cao. Theo các chuyên gia Logistics cho biết, sự tăng trưởng của lĩnh vực này cũng kéo theo rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cụ thể mới đây nhất chính là việc tắc nghẽn kênh đào Suez do sự cố tàu Ever Given. Điều này đã rút ra rất nhiều bài học đối với các doanh nghiệp vận tải cũng như đơn vị XNK của Việt Nam đến các thị trường lớn như Châu Âu, Hoa Kỳ. Để giảm thiểu những rủi ro kinh tế do những sự cố không mong muốn, Bộ Công Thương đã khuyến nghị các nhà xuất khẩu nên có những biện pháp cụ thể để đối phó với những sự cố tương tự. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng khuyến nghị, các DN nên có bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu để giảm thiểu các rủi ro về vấn đề chậm trễ hoặc hàng hóa hư hỏng, đặc biệt là đối với những mặt hàng như thủy, hải sản. Các DN cũng nên chủ động liên lạc với các văn phòng giao thương và làm việc với đối tác để xử lý vấn đề chậm trễ nhằm tránh việc tranh chấp. Lacco hy vọng với những Báo cáo Chỉ số Logistics mà chúng ta đã đặt được trong năm vừa qua sẽ là động lực cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm để tiếp tục đạt được những thành tựu hơn nữa trong thời gian tới dù chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn về thị trường cũng như ảnh hưởng từ những tác động của thiên nhiên. THAM KHẢO Agility Emerging Markets Logistics Index 2021
Xem thêm
Quy trình làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập LCL tại Cát Lái tương tự với cảng Hải Phòng. Quy trình được thực hiện theo 3 bước: Khai báo hải quan, khai thác hàng vào kho CFS, xử lý tờ khai hải quan. Vậy cụ thể thao tác, nghiệp vụ thực hiện của 3 bước trong quy trình giải quyết thủ tục hải quan là gì, thực hiện như nào? Sau đây, Vân Vũ và Lacco sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé. Quy định về thời gian nộp tờ khai hải quan Theo quy định tại Điều 25 - Luật Hải quan: Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu là Trước khi hàng đến cửa khẩu 15 ngày và trong 30 ngày hàng đến cửa khẩu. Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL 1, Khai báo hải quan Sau khi khai báo hải quan về loại hàng hóa nhập LCL, hải quan sẽ phân luồng hàng hóa để chúng ta biết được phân luồng tờ khai thuộc loại nào (xanh, vàng, đỏ) 2, Khai thác hàng vào kho CFS Đây là nghiệp vụ của hãng tàu, đại lý và kho vận tại cảng 3, Xử lý tờ khai hải quan Luồng xanh: + Kiểm tra hàng trong kho trên trang web https://eport.saigonnewport.com.vn/ + Lấy hàng: Từ ngày 01/10/2021, giao nhận hàng LCL nhập khẩu bằng lệnh giao hàng điện tử eDO, thực hiện thủ tục nhận hàng online hoàn toàn (tạo phiếu xuất kho + thanh toán phí + tạo chuyến xe vận chuyển),... thông qua cổng giao dịch điện tử https://ewms.tancangwarehousing.com.vn/home Note: Tờ khai nhập hàng lẻ không cần thanh lý kho + thanh lý cổng như trước. Lưu ý:Đối với hệ thống eWMS mới được áp dụng nên sẽ cập nhật lại quy trình sau Khi lấy hàng kiểm tra cẩn thận tình trạng hàng hóa. Nếu có điều gì bất thường về hàng hóa cần báo cho thủ kho và báo văn phòng kho để làm Biên bản về tình trạng hàng hóa. Luồng vàng: + B1: Mở tờ khai: nộp bộ chứng từ gồm: tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại (commercial invoice), phiếu đóng gói (packing list) cho bộ phận hải quan hàng nhập (tại cổng B) -> xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến tờ khai (nếu có). Note: - Ngoài các loại chứng từ bắt buộc có đã nêu ở trên, tùy vào từng tính chất mặt hàng có thể cần phải nộp thêm 1 số chứng từ khác như: C/O để hưởng ưu đãi thuế; giấy phép chuyên ngành, tài liệu kỹ thuật, … - Do dịch covid nên không thể gặp mặt hải quan tiếp nhận để làm việc trực tiếp. Hồ sơ sẽ được phân công và xử lý từ xa. + B2: Lấy hàng (tương tự luồng xanh) Luồng đỏ: + B1: Mở tờ khai (tương tự luồng vàng). + B2: Phân kiểm hồ sơ Sau khi hải quan tiếp nhận đã xem xét xong bộ chứng từ của hàng hóa -> chuyển hồ sơ cho bộ phận phân kiểm (thời gian phân kiểm: thông thường mất 1 buổi đến 1 ngày) -> bộ phận phân kiểm tập hợp các hồ sơ được phân kiểm hóa giao cho hải quan kiểm hóa (tại cổng C) để xử lý. Note: Cả quá trình B2 mất tương đối nhiều thời gian. + B3: Làm thủ tục tại kho và kiểm hóa - Tại văn phòng kho: Nộp M-D/O và H-D/O để in phiếu kiểm hóa (được trả lại 2 tờ lệnh đã nộp) - Tại nhà kiểm hóa: Xin dấu hải quan kiểm hóa lên lênh + note lên lệnh “lấy mẫu kiểm hóa” - Tại kho hàng: Nộp cho thủ kho chứng từ gồm: lệnh đã đóng dấu của hải quan, phiếu kiểm hóa để lấy hàng ra kiểm. Sau khi hàng ra, liên lạc cho hải quan kiểm hóa xuống kho để xử lý. + B4: Lấy hàng Quy trình thực hiện tương tự với quy trình xử lý tờ khai đối với luồng xanh. Tương tự với Quy trình thủ tục hải quan hàng nhập LCL tại Cảng Cát Lái, khi nhập hàng FLC về Cát Lái cũng cần thực hiện theo quy trình cụ thể và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thủ tục hải quan. Để tiết kiệm thời gian và chí cũng như để giải quyết thủ tục nhanh chóng cho hàng hóa của mình. Các bạn hãy liên hệ nhanh chóng Công ty Lacco International Freight Forwarders theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn hoặc Quản lý Ops (Nhân viên hiện trường) Vân Vũ theo địa chỉ hotline: 0931 701 359
Xem thêm
Ai cũng biết Lâm Đồng là địa phương sản xuất nông sản rau, hoa trọng điểm của cả nước. Nhưng chắc hẳn có nhiều người ko biết, hệ thống hạ tầng logistics như: chuỗi dịch vụ đóng gói, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng… còn bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng. Trên thực tế, hạ tầng cho logistics ở địa phương này hiện như một con số 0 tròn trĩnh. Thực trạng Logistics ở Lâm Đồng Thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận như các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng… là nơi cung cấp nguồn nông sản với hàng triệu tấn rau củ, hàng tỷ cành hoa mỗi năm cho thị trường trong và ngoài nước. Bởi vậy hoạt động Logistics đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của "thành phố núi" nhưng hệ thống phục vụ logistics hầu như chưa phát triển đang là điểm yếu của Lâm Đồng. Hoạt động XK của Lâm Đồng chủ yếu phụ thuộc vào khu vực phía nam. Đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 vừa qua là một phép thử cho ngành logistics ở Lâm Đồng. Khi Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam “đóng băng”, hoạt động vận chuyển hàng hoá, nông sản từ Lâm Đồng đi các thị trường tiêu thụ chủ lực cũng như việc thành lập những đầu mối tập trung, lưu trữ, giao - nhận hàng hóa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng cho biết: Lâm Đồng là vùng sản xuất trọng điểm nhưng chủ yếu vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, do đó chi phí logistics tăng cao khoảng 30% so với việc vận chuyển bằng đường thuỷ, đường sắt. Đây chính là bài toán lớn đối với BLĐ tỉnh Lâm Đồng và cũng là thị trường rất lớn bị các DN, Hiệp hội Logistics bỏ ngỏ, cần có kế hoạch khai thác triệt để. Kế hoạch khai thác Logistics tại Lâm Đồng Tính đến thời điểm hiện tại, Lâm Đồng hiện có 7 doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, bốc dỡ hàng hóa quy mô nhỏ; 8 đơn vị thực hiện chuyển phát hàng hoá; khoảng 102 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá; hơn 20 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn còn hoạt động riêng lẻ, chưa tạo được hệ thống chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu khai thác, vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa, phục vụ cho thị trường. Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp vận tải "thưa thớt" khả năng kết nối không chặt chẽ khiến cho hoạt động bốc, xếp, phân phối hàng hoá, nông sản cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn. Để giải quyết những vấn đề này, Sở Công Thương Lâm Đồng đã nhận định phát triển hạ tầng logistics và xem là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng 2030. Theo đó, tỉnh sẽ tổ chức quy hoạch, xây dựng 2 trung tâm logistics ở huyện Đức Trọng và thành phố Bảo Lộc, cùng với các kho lạnh, kho trung chuyển vệ tinh để phục vụ cho sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, nông sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có các trung tâm sau thu hoạch kết hợp với logistics để nâng cao giá trị nông sản để đẩy mạnh hoạt động cung cấp nông sản cho thị trường. Nguồn: Báo tin tức
Xem thêm