Preloader Close

Tìm kiếm

Để tìm vị trí container hay tra cứu số container trên cảng biển, chúng ta hoàn toàn có thể tra cứu container online để tiết kiệm thời gian và xác định tiến trình của quá trình xuất nhập khẩu. Cách tra cứu container online tại các cảng biển nhanh rất đơn giản, các bạn hãy tham khảo cách tra cứu số container, tra cứu vị trí container miễn phí, nhanh chóng theo hướng dẫn của Lacco dưới đây: 1. Tại sao cần phải tra cứu vị trí container Hiện nay, container đang chịu trách nhiệm chuyên chở tới hơn 90% hàng hóa trên toàn cầu. Điều này có thể thấy khối lượng container trên thế giới lớn đến mức nào. Bên cạnh đó, với những lợi ích của phương thức vận tải biển trong hoạt động giao thương quốc tế nên hình thức này đã chiếm đa số trong các giao dịch toàn cầu, đặc biệt là các loại hàng hóa lớn. Để kiểm soát hàng hóa và an ninh hàng hóa nên phải thông qua thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc thủ tục thông quan nhập khẩu nhiều bước. Qua đó có thể thấy số lượng container trên thế giới chiếm số lượng vô cùng lớn. Hơn nữa, vị trí container cũng cần được xác định chính xác để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Đồng thời chủ hàng cũng có thể chủ động xử lý tốt hơn trong việc cắt giảm những chi phí phát sinh, như phí lưu container. Tham khảo:Chi phí logistics được tính toán như thế nào? Tầm quan trọng của việc tra cứu vị trí cont - Giám sát được hàng đã lên bãi chưa hay còn đang vận chuyển. - Biết được container đã chuyển qua bãi kiểm hóa hay chưa. - Một số trường hợp chủ hàng sẽ biết được tình trạng container của mình đang như thế nào để có phương án xử lý phù hợp. II. Hướng dẫn cách tra cứu container trên các cảng biển tại Việt Nam Để tra cứu container tại một số cảng lớn tại Việt Nam, như cảng Cát Lái, cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Vict,... các bạn hãy tham khảo quy trình tra cứu cont tại từng cảng chi tiết: 1. Tra cứu container cảng Cát Lái (Tân Cảng Sài Gòn) Với sự phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin, hiện nay cảng Cát Lái cho phép doanh nghiệp tra cứu vị trí cont theo 2 hình thức: Tra cứu trên website và tra cứu trên ứng dụng điện thoại. Cách 1: Tra cứu trên website: Truy cập vào website chính của Tân Cảng Sài Gòn và thực hiện theo 4 bước để tra cứu container như sau: Bước 1: Truy cập website: https://eport.saigonnewport.com.vn/pages/common/containers_new Bước 2: Điền những thông tin theo yêu cầu: Khu vực giao nhận container, Số container muốn tìm kiếm Bước 3: Vào phần tìm kiếm Đây là cách tra cứu container cơ bản. Với phương thức tra cứu này, các bạn có thể tìm hiểu được các thông tin theo nhu cầu tìm kiếm cont như: + Chỉ vòng luân chuyển cuối (nếu muốn biết thông tin vòng đời cuối của Container) + Tra cứu một lúc nhiều container: Nhập nhiều số container, và cách nhau bởi dấu phẩy “,”. + Tìm kiếm theo lô (Nếu muốn tra cứu container theo lô. Nhưng chỉ nhập vào trường này duy nhất 1 số container). Bước 4: Đọc kết quả: Ghi chú: Cách tra cứu container trên trang web của Tân Cảng Sài Gòn còn hỗ trợ một số tính năng khác như tra cứu thông tin vận chuyển, thông tin mỗi chuyến tàu, tra cứu hàng trong kho, và thanh toán trực tuyến, … Cách 2: Tra cứu vị trí cont bằng điện thoại sử dụng hệ điều hành Android Tải ứng dụng: Tra cuu Container Cang Cat Lai APK Tra cuu Container Cang Cat Lai description: Hỗ trợ hệ thống cảng của Tân Cảng Sài Gòn: + Tân Cảng - Cát Lái + Tân Cảng Cái Mép (TCCT) + Cảng QT Tân Cảng Cái Mép (TCIT) Các thông tin đầy đủ về trạng thái của container và tàu được hệ thống cung cấphoàn toàn miễn phí. 2. Cách tra cứu container cảng Hải Phòng Tương tự như đối với cảng Cát Lái, chúng ta có thể tra cứu số cont, tra cứu vị trí cont tại các cảng Hải Phòng trên website của cảng theo 3 bước: Bước 1: Các bạn truy cập vào website: https://haiphongport.com.vn/vi/tra-cuu-vi-tri-container.vtt.html Bước 2: Điền đầy đủ số container Bước 3: Nhấn nút tìm và đợi kết quả trả về. Sau khi cung cấp đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của hải quan cảng trên website. Nếu số cont và hàng đó có ở cảng Hải Phòng thì hệ thống sẽ nhanh chóng trả về các thông tin theo yêu cầu của khách hàng. Tham khảo:Phân loại container – Quy trình gửi hàng FCL và LCL 3. Cách tra cứu container cảng Đà Nẵng Để tra cứu thông tin cont tại cảng Đà Nẵng chúng ta sẽ có 2 cách: Cách 1: Truy cập vào website của cảng biển Đà Nẵng: Bước 1: Truy cập website: https://tracuucontainer.danangport.com:8085/ Bước 2: Nhập thông tin số hiệu của container đầy đủ Bước 3: Nhấn nút Tìm Kiếm Bước 4: Kết quả sẽ trả về: Để tìm hiểu rõ hơn về các thông tin tra cứu container, bạn chỉ cần click đúp chuột vào vị trí muốn xem. Cách 2: Kiểm tra qua hệ thống Email để biết vị trí container. Với cách thức này, bạn chỉ cần soạn tin và gửi email có nội dung là 1 số container (không viết thêm gì khác), sau đó gửi tới địa chỉ infortsa@gmail.com. Hệ thống sẽ tự động trả về file kết quả tra cứu cho các bạn với các nội dung như: Size/type, OPR, F/E, Seal no., Gate in, Gate out, Yard position, Booking no,… 4. Cách tra cứu container tại cảng Vict - Cảng Container Quốc tế Việt Nam Bước 1: Truy cập vào website:https://www.vict-vn.com/thong-tin-container Bước 2: Điền đầy đủ mã của Container Bước 3: Nhấn nút tìm kiếm, rồi chờ “Xem kết quả” Lưu ý, để đảm bảo tìm chính xác được vị trí container, các bạn cần điền chính xác đầy đủ thông tin về mã số container theo quy ước quốc tế, loại hàng hóa,... và các thông tin liên quan. Bằng những phương pháp tra cứu container tại cảng biển Việt Nam đơn giản, có thể thực hiện nhanh thông qua internet trên đây, Lacco hy vong sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàngkiểm tra quá trình vận chuyển hàng hóa của mình, từ đó có thể chủ động hơn trong quá trình xây dựng phương án kinh doanh, giải phóng hàng hóa phù hợp. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ, các bạn hãy liên hệ đến địa chỉ: Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Quy trình thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thực hiện tương tự như quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngoài ra, đối với loại hình này doanh nghiệp cần phải sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ 5 loại thủ tục hải quan như sau: 1. Xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu Gồm 3 loại định mức thực tế: - Định mức sử dụng nguyên liệu: lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm; - Định mức vật tư tiêu hao:lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm. - Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư: lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt. Đây đều là những loại định mức được lưu tại đơn vị và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc yêu cầu giải trình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chế xuất còn cần có định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu: lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu. Lưu ý: Phải xây dựng lại định mức thực tế nếu có sự thay đổi trong quá trình sản xuất và lưu giữ các tài liệu, chứng từ liên quan. Các loại định mức cần được người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính chính xác và mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất Có 2 trường hợp mà hải quan sẽ yêu cầu kiểm tra đối với doanh nghiệp: - Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu. - Tổ chức hoặc cá nhân bị phát hiện không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu, vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất (theo điểm b khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) Thủ tục: Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra (Quyết định kiểm tra theo mẫu số 13/KTCSSX/GSQL phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, fax cho người khai hải quan trong) Thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra. Thời hạn không quá 05 ngày làm việc. Nội dung: Hải quan tiến hành kiểm tra các loại tờ khai, chứng từ để đảm bảo chính xác địa chỉ, cơ sở trùng khớp với văn bản chứng nhận đăng ký kinh doanh và kiểm chứng quyền sử dụng hợp pháp đối với các loại vật tư sản xuất. Kết hợp kiểm tra tình trạng nhân lực thông qua hợp đồng lao động và sổ sách liên quan thông qua sổ sách hoặc phần mềm quản lý. Sau đó, hải quan lập biên bản với nội dung ghi nhận kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế . Biên bản kiểm tra phải có đầy đủ chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân được kiểm tra. - Cuối cùng là xử lý kết quả kiểm tra ( Theo quy định tại khoản 3 điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) - Kết quả kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất được cập nhật vào Hệ thống. 3. Địa điểm làm thủ tục làm thủ tục hải quan Tiến hành làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX/ Chi cục Hải quan thuận tiện đối với máy móc thiết bị tạm nhập/ tái xuất Làm thủ tục tại địa điểm đăng ký tờ khai hải quan( thực hiện theo Điều 22 Luật Hải quan, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và khoản 1 Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC) đối với hàng hóa nhập khẩu/ xuất khẩu quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và các quy định của Bộ Công Thương 4. Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu Khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu bất thường và có hành vi vi phạm liên quan đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý tổ chức thực hiện việc kiểm tra sau khi Cục trưởng Cục Hải quan ban hành quyết định. Tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, chứng từ, định mức, tính phù hợp sản phẩm và số lượng hàng hóa, thành phẩm. 5. Báo cáo quyết toán Được người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính theo định kỳ hàng năm. Nộp tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất. Trên thực tế, rất nhiều các doanh nghiệp chế xuất khi bị hải quan yêu cầu xuất trình 5 loại thủ tục hải quan này thường không đầy đủ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp. Hy vọng, thông qua bài chia sẻ này của Công ty Lacco sẽ giúp các các nghiệp chế xuất luôn sẵn sàng khi hải quan yêu cầu xuất trình nhé. Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm
Với xu hướng phát triển công nghiệp 4.0, Hải quan thế giới đã nhanh chóng triển khai các ứng dụng công nghệ vào việc cấp C/O. Căn cứ Theo công văn 3480/TCHQ-GSQL ngày 29/05/2020 về việc kiểm tra C/O. Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị kiểm tra thông tin một số mẫu C/O trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền cấp nước xuất khẩu. Tham khảo: 6 Điều cần lưu ý về C/O Form E đối với hàng nhập khẩu tại Hải Phòng Ưu tiên cấp C/O cho nông sản xuất khẩu trong thời gian sớm nhất Các bạn có thể tham khảo các website và hướng dẫn tra cứu thông tin CO điện tử như sau: 1. C/O FORM D điện tử Hướng dẫn tra cứu thông tin CO form D thực hiện theo các bước: Bước 1: Truy cập website https://vnsw.gov.vn/ Chọn: Tra cứu C/O Bước 2: Chọn mục cần tra cứu - Nếu nhập khẩu thì chọn vào mục Importing CO - Nếu mua nội địa thì chọn mục Domestic. Tiếp theo, nhập Số C/O vào ô trống vàclick vào ô tìm kiếm Thông tin về số, ngày cấp, quốc gia, loại, trạng thái của C/O sẽ được hiển thị đầy đủ. 2. C/O điện tử đối với form D từ Indonesia Hướng dẫn tra cứu thông tin CO form D từ Indonesia: Khi nhận được bản form D điện tử từ Indonesia, truy cập website dưới đây:https://e-ska.kemendag.go.id/home.php/custom. Chọn e-CoO Verification rồi điền số tham chiếu C/O Xem trạng thái “Status” bên dưới. Trường hợp “Status” là pending/processing thì C/O đang được cập nhập trên hệ thống của nước nhập khẩu và chờ khoảng 1 ngày nữa. Tham khảo:Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) 3. C/O do Malaysia cấp Cơ quan có thẩm quyền của Malaysia thông báo cấp C/O dạng điện tử từ ngày 13/04/2020, áp dụng cho các Hiệp định thương mại tự do mà Malaysia là thành viên: AANZFTA, AKFTA, AHKFTA, ATIGA. Thông tin về C/O được tra cứu tại trang thông tin điện tử: http://newepco.dagangnet.com.my/dnex/login/ Cuối cùng, anh/chị hãy Điền thông tin đăng nhập để tra cứu nội dung cần tìm. 4. C/O form E Hướng dẫn tra cứu thông tin CO form E thực hiện theo các bước: - Trường hợp 1: Đối với C/O form E: Tra cứu tại http://origin.customs.gov.cn Điền thông tin và nhập mã để tiến hành tra cứu. - Trường hợp 2: Đối với C.O form E do CCPIT: Truy cập vào website: http://check.ccpiteco.net Điền thông tin và tiến hành tra cứu. 5. C/O form AK, VK - Trường hợp C/O mẫu AK do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cấp tra cứu tại website: http://english.korcham.net/ Tra cứu thông tin chi tiết về C/O: kích chuột trái vào mục Korcham - The Certificate of origin (ô bên phải màn hình máy tính), nhập số tham chiếu và mã tham chiếu của C/O (Reference No và Reference Code), sau đó kích chuột trái vào Check it out để có toàn bộ thông tin về C/O (trừ phần dấu và chữ ký của nơi cấp). - Trường hợp C/O mẫu AK do Hải quan Hàn Quốc cấp tra cứu tại website: http://english.customs.go.kr Tra cứu thông tin chi tiết về C/O: kích chuột trái vào mục Information Plaza/Certificate of origin (ô phía trên màn hình máy tính), nhập số tham chiếu và mã tham chiếu của C/O (Reference No và Reference Code), sau đó kích chuột trái vào Check it out để có toàn bộ thông tin về C/O (trừ phần dấu và chữ ký của nơi cấp). 6. C/O form AI điện tử Kiểm tra thông tin về C/O tại trang thông tin điện tử: http://Coo.dgft.gov.in Đánh số tham chiếu C/O vào ô “verife certinficate” để tra cứu thông tin. Để được hỗ trợ chi tiết hơn về các mẫu CO áp dụng đối với từng loại hàng hóa và khu vực kinh tế cụ thể, anh/chị hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan chuyên nghiệp của công ty Lacco tư vấn nhanh chóng, kịp thời. Hotline: 0906 23 55 99 Hy vọng bài viết sẽ giúp anh chị dễ dàng tra cứu các thông tin về CO của lô hàng của mình nhanh chóng, kịp thời giúp anh/chị đưa ra các quyết định triển khai phù hợp với tình hình kinh doanh và xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu anh chị cần hỗ trợ thêm về các dịch vụ logistics: vận chuyển quốc tế - nội địa, khai báo hải quan, các loại giấy phép xuất nhập khẩu chuyên ngành, hãy liên hệ nhanh với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/Facebook: https://www.facebook.com/lacco.com.vn/ hoặc https://www.facebook.com/lacco.sgn
Xem thêm
Hạt giống cây trồng là loại hàng hóa khá đặc trưng nên yêu cầu nhập khẩu cũng rất chặt chẽ. Bên cạnh đó, việc xin giấy phép kiểm dịch thực vật ở Cục bảo vệ thực vật cũng là vấn đề khá phức tạp đối với rất nhiều doanh nghiệp. Để nắm được rõ những vấn đề này, chúng ta hãy theo dõi nội dung hướng dẫn dưới đây. Mã HS của nhập khẩu hạt giống Đối với mặt hàng hạt giống được quy định mã HS là 12099190. Đối với mặt hàng này cũng được quy định rõ Tại khoản 3 điều 34 của luật chất lượng sản phẩm hàng hóa được ban hành năm 2007 trong đó ghi rõ các loại hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài thuộc nhóm 2 trong danh mục các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn thì bắt buộc phải kiểm tra, kiểm định về mặt chất lượng trước khi nhập khẩu, được quy định bởi khoản 2 điều 27 tại điều 35 của luật. Chính vì vậy cơ quan Hải Quan chỉ có thể thông quan cho những lô hàng có giấy chứng nhận chất lượng do các cơ quan đủ thẩm quyền cấp thì mới đúng quy định về thủ tục nhập khẩu hạt giống. Do đó, để đảm bảo giải quyết nhanh chóng thủ tục hải quan, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến địa chỉ hotline: 0906 23 5599 để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm hỗ trợ giải quyết nhé! Tham khảo thêm: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải PhòngQuy trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (tại Hồ Chí Minh) Quy trình thủ tục nhập khẩu hạt giống 1. Kiểm tra loại hạt giống nhập khẩu trong danh mục được phép trồng và sản xuất tại Việt Nam Những hạt giống lương thực như thóc, ngô…. Thì phải kiểm tra xem loại hạt giống đó có trong danh mục được phép trồng và sản xuất tại Việt Nam không? Nếu không thì phải xin giấy phép cục trồng trọt. Đối với những hạt giống rau thì không phải xin giấy phép nhập khẩu ở cục trồng trọt. Ngoài ra, các hạt giống yêu cầu bắt buộc xin giấy phép kiểm dịch thực vật tại cục bảo vệ thực vật 2. Xin giấy phép kiểm dịch thực vật tại Cục bảo vệ thực vật Giấy tờ quan trọng: Phytosan nước xuất khẩu Phytosanitary là giấy kiểm dịch thực vật do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, là một trong những loại giấy tờ quan trọng nếu bạn muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa qua cảng Việt Nam. Hình thức: Nộp điện tử hoặc hồ sơ giấy Hồ sơ gồm : Đơn đăng ký, hợp đồng sao y Sau 10 ngày có giấy phép kiểm dịch thực vật (GPKDTV) Nhận được GPKDTV, xem kỹ các phương thức yêu cầu xử lý hạt giống trước khi xuất trên GP (ví dụ: hun trùng thuốc gì, thời gian …..). Sau đó, báo bên xuất khẩu các yêu cầu đó và phải thể hiện trên Phytosan Nếu phytosan không thể hiện các yêu cầu của GPKDTV thì lô hàng này cũng không thể kiểm dịch tại Việt Nam. 3. Đăng ký kiểm dịch thực vật tại chi cục kiểm dịch thực vật cửa khẩu Hình thức: Đăng ký điện tử trên trang cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Sau đó, Nộp Phytosan gốc, giấy phép kiểm dịch động vật gốc cho chi cục KDTV Địa điểm: Lấy mẫu tại cảng Thời gian: Sau 24-36 tiếng, có kết quả kiểm dịch thực vật Sau khi nhận được kết quả kiểm dịch thực vật, đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn theo quy định thì hàng hóa sẽ được Thông quan. Đồng thời cũng hoàn thành quá trình thủ tục hải quan nhập khẩu hạt giống vào Việt Nam. Để nắm được thông tin chi tiết, các bạn hãy liên hệ ngay đến Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hỗ trợ nhé! Người soạn: Anna Thảo
Xem thêm
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Tiếng anh: Veterinary Certificate) Do cơ quan thú y cấp khi hàng hóa là động vật hoặc có nguồn gốc động vật đã được kiểm tra không mang vi trùng gây bệnh hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh và xử lý chống các dịch bệnh. Cơ sở pháp lý về cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật - Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội. - Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. - Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y. - Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015 của Quốc hội. - Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. - Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y. – Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 8/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y. - Quyết Định số 06/2017/QĐ-UBND ngày 02/2/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. - Công văn số 4038/UBND-VX ngày 30/6/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tại các cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố. Quy trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật tại Hồ Chí Minh Đối với sản phẩm động vật từ cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn TP Hồ Chí Minh sẽ thực hiện quy trình xin kiểm dịch động vật gồm 4 bước: Bước 1 : Tiếp nhận và xử lý hồ sơ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tiếp nhận hồ sơ, Kiểm dịch viên được ủy quyền quyết định và thông báo về việc đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ theo quy định: Kiểm dịch viên được ủy quyền hướng dẫn hoàn thiện đầy đủ hồ sơ. Lưu ý: Thời gian: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00). Bước 2: Phân loại kiểm dịch động vật Trường hợp sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y (theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y), kiểm dịch viên động vật được ủy quyền thực hiện: - Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật; - Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT; - Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; - Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật. Trường hợp sản phẩm động được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền thực hiện như sau: - Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật; - Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật; - Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật. Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch Sản phẩm động vật đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; Trường hợp sản phẩm động vật không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, kiểm dịch viên được ủy quyền không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định. Bước 4: Nhận kết quả Nhận kết quả tại Đội Quản lý An toàn thực phẩm hoặc nơi xuất phát vận chuyển ra khỏi địa bàn thành phố. Để nắm được thông tin chi tiết, hoặc cần hỗ trợ làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật tại Hồ Chí Minh hay các địa điểm khác trên toàn quốc. Hãy liên hệ ngay đến Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ giải quyết nhé!
Xem thêm
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ chia sẻ cho quý khách chi tiết về các quy trình, yêu cầu về kiểm dịch thực vật hàng nhập khẩu vào Việt Nam. Các quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu Để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định về kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam cần nắm rõ các quy định, thông tư cũng như các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể: - Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ban hành bảng mã số HS đối với hàng hóa thuộc thẩm quyền bộ NNPTNT thay thế TT24/2017-/TT-BNNPTNT - Thông báo số : 296/TB-CTVN-HTQT của cơ quan quản lý CITES về công bố phụ lục CITES - Thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT ban hành danh mục các loài động thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của công ước quốc tế về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) - Công văn số 89/BTC-TCHQ - Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung 1 số điều của thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT và TT20/2017/TT-BNNPTNT Kiểm tra thực vật nhập khẩu có nằm trong danh mục: – Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu. (Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT) – Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu. (Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT). Quy trình làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu Quy trình làm thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam, chúng tôi sẽ chia làm 3 bước đơn giản như sau: Bước 1: Phân loại danh mục thực vật: – Trường hợp 1: Thực vật nhập khẩu thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu thì tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật. – Trường hợp 2: Thực vật thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu thì cần phải tiến hành làm chứng từ kiểm dịch thực vật, xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bước 2: Tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Bước 3: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate) nhập khẩu. Các bạn tìm hiểu thêm: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng Hồ sơ làm chứng từ kiểm dịch thực vật nhập khẩu Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật - Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu. (Mẫu số 04/BVTV Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BNNPTNT); - Bản sao Hợp đồng thương mại; - Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thương nhân (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu). Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. (Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể. Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép). Lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây: a) Kiểm tra sơ bộ Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể. b) Kiểm tra chi tiết Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được. Tham khảo: Dịch vụ khai báo hải quan, chứng từ uy tín Yêu cầu đối với các loại thực vật nhập khẩu vào Việt Nam. Căn cứ theo Điều 26 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, các loại hàng hóa là thực vật nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp; b) Không có sinh vật gây hại trong danh mục quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 25 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 hoặc sinh vật gây hại lạ; c) Bao bì đóng gói vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu phải được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam. Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được phép nhập khẩu theo quy định: a) Có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương của Việt Nam cấp; b) Các tiêu chí đánh giá thuộc mục I.1 Để đảm bảo hoạt động kiểm dịch thực vật cho hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều giải quyết hồ sơ, chứng từ kiểm dịch thực vật cho các lô hàng chính ngạch, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về lô hàng
Xem thêm