Preloader Close

Tìm kiếm

Theo nghị định 43/2017/NĐ-CP nêu rõ, Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. 1. Nhãn hàng hóa là gì? Nhãn hàng hóa được quy định rất rõ tại nghị định 43/2017/NĐ-CP: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát; Nhãn hàng hóa gồm có 2 loại là nhãn hàng gốc và nhãn hàng phụ: + Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; + Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu; 2. Các nội dung bắt buộc của hàng hóa Theo Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của chính phủ về nhãn hàng hóa thì nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: - Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa. - Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan. - Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan: + Tên hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa. + Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài. - Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa quy định tại điểm d khoản 1 Điều này bằng phương thức điện tử.”; + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa; Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. 3. Đặc điểm nhãn hàng hóa Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về vị trí, Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa, Ngôn ngữ trình bày, Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa rất chi tiết. Cụ thể: - Vị trí nhãn hàng hóa Điều 4 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: + Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. + Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. - Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa Nhãn hàng hóa bắt buộc phải Ghi được đầy đủ nội dung bắt buộc sau: + Tên hàng hóa; + Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; + Xuất xứ hàng hóa; + Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan. - Ngôn ngữ trình bày Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh: + Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt; + Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc; + Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa; + Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa. - Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Nghị định Số 111/2021/NĐ-CP sửa đổi. 4. Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa - Các hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa Căn cứ Nghị định 119/2017/NĐ-CP thì có một số hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa trong các trường hợp: + Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa; + Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. + Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa + Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; + Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. - Mức phạt khi vi phạm về nhãn hàng hóa Tùy theo từng hành vi và giá trị hàng hóa mức phạt có thể từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Ngoài ra còn có một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc thu hồi sản phẩm, buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa có nhãn hàng hóa vi phạm. Mọi thông tin chi tiết về nhãn hàng hóa và khai báo nhãn hàng hóa, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco theo địa chỉ: Hotline 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng.
Xem thêm
Mới đây, theo thông báo từ hãng tàu ONE, vào ngày 7 tháng 1 năm 2022 Tàu Madrid Bridge khi đang trên đường vận chuyển 13.900 TEU khởi hành từ cảng Cái Mép đến đến cảng New York (dự kiến cập cảng 16/01/2022) đã bị sập container ở Bắc Đại Tây Dương. Nguyên nhân việc sập tàu được cơ quan chức năng làm rõ. Tuy nhiên, ưu tiên trước mắt của hãng tàu cũng cố gắng đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn, tàu và hàng hóa trên tàu. Hiện nay, Tàu container đang được khai thác trên tuyến East Coast 4 (EC4) của THE Alliance bao gồm các hãng tàu: ONE, Hapag-Lloyd, Yang Ming và HMM Dự kiến ​​sẽ có sự chậm trễ đối với lịch trình vận chuyển hàng ban đầu của tàu. Vì vậy quý khách chú ý để chuẩn bị về tình huống hàng của mình.
Xem thêm
Những ngày qua, hàng trăm xe chở mít Thái, thanh long ruột đỏ, dưa hấu… bị ùn ứ ở cửa khẩu phải quay đầu bán tháo. Thực tế, các cuộc “giải cứu” nông sản hầu như năm nào cũng tái diễn. Hình thức xuất khẩu chính ngạch là cách "giải cứu" tốt nhất cho hàng nông sản Việt Nam hiện nay. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam Từ trước đến nay, hàng nông sản Việt Nam luôn nằm trong thế bị động so với bên nhập khẩu. Thập chí liên tục rơi vào "thảm cảnh" rớt giá. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc đạt 1,69 tỷ USD, tăng 18,3% so với 11 tháng năm 2020. Theo ông Vy Công Tường – Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết: Tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hiện nay tại cửa khẩu tỉnh chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. “Do việc xuất khẩu tiểu ngạch đã có truyền thống từ trước đến nay, hơn nữa Trung Quốc áp dụng chính sách miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế VAT đối với cư dân biên giới khi nhập khẩu nông sản từ Việt Nam với mức 8.000 nhân dân tệ/người/ngày. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn ưu tiên hình thức Xuất khẩu theo đường tiểu ngạch". Xuất khẩu chủ yếu đi theo đường tiểu ngạch Theo ông Tường, việc buôn bán tiểu ngạch vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Do đó, tình trạng ùn tắc hàng hóa mỗi mùa thu hoạch, hay khi Trung Quốc có chính sách bất thường sẽ lại xảy ra. Bà Ngô Tường Vy – Phó giám đốc Công ty xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu – chia sẻ, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây hầu như không mặn mà với việc xuất khẩu hàng chính ngạch sang Trung Quốc. Nguyên nhân là chi phí cao trong khi xuất khẩu tiểu ngạch đơn giản mà vẫn có lợi nhuận. Bà Vy cho rằng “Nếu như doanh nghiệp vẫn theo cách thức, tư duy bán hàng cũ thì việc xuất khẩu sang Trung Quốc thời gian tới sẽ gặp rất nhiều rủi ro”. Vì vậy cách thức bền vững nhất vẫn là xuất khẩu chính ngạch và tìm kiếm đường vào các siêu thị lớn của quốc gia đó. Ông Trần Thanh Hải – Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho rằng do Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu chính ngạch 9 loại trái cây của Việt Nam, đó là xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu, măng cụt. Còn những loại không có tên trong danh mục này đều phải đi qua con đường biên mậu. Trong đó có những loại trái cây mà Việt Nam rất dồi dào, như sầu riêng, vú sữa, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang… Các điều kiện để xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản Để xuất khẩu chính ngạch các thương nhân phải là doanh nghiệp quy mô trung bình trở lên, có bộ máy kinh doanh đủ trình độ để giao dịch, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng…. Ông Hải lấy ví dụ mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam là Gạo. Theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP, chỉ những thương nhân đáp ứng đủ điều kiện mới được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo. Nhưng cho đến nay, mới chỉ gần 200 thương nhân đủ điều kiện nói trên. Đối với hàng thủy sản dù không có hạn chế khi xuất khẩu chính ngạch. Nhưng những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn mới có thể tham gia được các thị trường này. Những đơn vị này sẽ chỉ thực hiện giao hàng khi đã có hợp đồng, người mua rõ ràng. Theo Phó cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu, để giải quyết vấn đề này cần vận động, tập huấn cho người nông dân, thương lái thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài với đối tác bên kia biên giới. Đồng thời cũng cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm. Tham khảo: Nhiều cơ hội cho trái cây nhiệt đới Việt Nam tại thị trường EU “Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu”, ông Hải đánh giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xây dựng đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí. Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái cây vào nề nếp. Tuy nhiên, vấn đề cấp bách hiện nay là chúng ta phải đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu ngoài 9 loại. Nếu không thì vú sữa, sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, bơ, dừa, khoai lang… vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ. “Bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn”, ông nói. Tham khảo thêm: Làm thế nào để xuất khẩu vải thiều đi Nhật Bản? Đặc biệt, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa. Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu. Nguồn: Cánh cò
Xem thêm
Bạn có đam mê với Logistics? Bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực Logistics? Thì hãy ở lại cùng tham khảo hết bài viết khái quát về Incoterms nhé! Vậy Incoterms là gì? Incoterms là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương do Ủy ban Luật và Tập quán Thương mại quốc tế-Phòng Thương mại quốc tế ban hành (ICC). Đây là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Được ban hành đầu tiên vào năm 1936 và có 8 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020. Các điều kiện trong Incoterms 2010 Chúng ta cùng tìm hiểu về Incoterms 2010 nhé, vì đây là phiên bản đang được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm và 11 điều kiện cơ sở giao hàng: 1. Điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: EXW – Ex Works: Giao tại xưởng FCA – Free Carrier: Giao cho người chuyên chở CPT – Carriage Paid To: Cước phí trả tới CIP – Carriage and Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến DAP – Delivered at Place: Giao tại nơi đến DDP – Delivered Duty Paid: Giao hàng đã nộp thuế 2. Điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa : FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu FOB – Free On Board: Giao lên tàu CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Có 2 điều kiện được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế là FOB và CIF vậy điều kiện FOB và CIF giống và khác nhau như thế nào? FOB (Free on Broad): Giao hàng lên tàu Người bán: cung cấp hàng hóa theo hợp đồng lên tàu do người mua chỉ định, chịu mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu, làm thủ tục thông quan hàng xuất, trả phí bốc dỡ hàng lên tàu, cung cấp đầy đủ chứng từ của hàng hóa và nộp thuế xuất khẩu (nếu có). Người mua: chỉ định thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất khi hàng đã được giao lên tàu. CIF ( Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí Người bán: thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa, làm thủ tục thông quan hàng xuất và trả toàn bộ chi phí cước, bốc dỡ, thuế xuất khẩu (nếu có), cung cấp đầy đủ bộ chứng từ cho người mua và chịu mọi rủi ro, tổn thất cho đến khi hàng đến cảng dỡ hàng. Người mua: trả chi phí tại cảng dỡ hàng, làm thủ tục nhập khẩu hàng và chịu mọi rủi ro khi hàng được giao đến cảng dỡ quy định So sánh điều kiện FOB và CIF: Giống nhau: – FOB và CIF đều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng. – Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi). – Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng. Khác nhau: – Bảo hiểm: FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá. – Trách nhiệm vận tải thuê tàu: + FOB: người mua chịu trách nhiệm book tàu. + CIF: người bán phải tìm tàu vận chuyển. – Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu. Tuy nhiên với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến). Trên đây là một số thông tin cơ bản về Incoterms và Incoterms 2010. Tuy nhiên, đến năm 2020, Incoterms đã có một số những thay đổi và bổ sung về các điều kiện Incoterms để phù hợp hơn với điều kiện vận chuyển hàng hóa, giao lưu thương mại quốc tế. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.
Xem thêm
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi và các cơ quan, cá nhân và tổ chức có liên quan. Thông tư số 21/2021/TT-BCT Quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi: 1. Ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển: Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Thanh Hóa (Nghi Sơn), Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan. Tải nội dung Thông tư số: 21/2021/TT-BCT
Xem thêm
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam. 2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động quản lý, khai thác tại cảng hàng không, sân bay của Việt Nam và không áp dụng đối với hoạt động quản lý, khai thác sân bay chuyên dùng. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2022. 2. Bãi bỏ Thông tư số17/2016/TT-BGTVTngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và Thông tư số30/2020/TT-BGTVTngày 18 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số17/2016/TT-BGTVTngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu của ICAO được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. 4. Khoản 1 Điều 34 của Thông tư này được áp dụng chậm nhất sau 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. 5. Khoản 1 Điều 85 của Thông tư này được áp dụng từ ngày 26 tháng 3 năm 2023 để bắt đầu xác định slot lịch sử cho mùa hè năm 2024 và các mùa lịch bay kế tiếp. 6. Mẫu số 4.2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng chậm nhất sau 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Tải Nội dung: Thông tư số: 29/2021/TT-BGTVT Quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay
Xem thêm