Preloader Close

Tìm kiếm

Bài viết trước, Lacco đã chia sẻ với các bạn chi tiết về những căn cứ pháp lý Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất và mức thuế suất hàng hóa. Trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, các doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp trong khu chế xuất cần phải chuẩn bị những gì? có những bên liên quan nào và phải chịu những trách nhiệm gì? Tất cả sẽ được Công ty Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa khi làm thủ tục hải quan cần thực hiện theo trình tự các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Hồ sơ hải quan. Các thủ tục bao gồm: - 04 bản chính Tờ khai xuất – nhập khẩu tại chỗ: Chuẩn bị theo mẫu tờ khai quy định tại Phụ lục IV có hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành. - 01 bản sao hợp đồng thuê, mượn - Thủ tục các bên cần trình hải quan: + Bên xuất khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa chỉ định giao hàng tại Việt Nam + Bên nhập khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam. - 01 bản sao Hoá đơn GTGT do doanh nghiệp xuất khẩu lập - Một số loại giấy tờ khác (trừ vận đơn B/L) theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Tham khảo:Dịch vụ khai báo hải quan là gì? Báo giá dịch vụ II. Trách nhiệm của một số bên liên quan 1. Trách nhiệm chuẩn bị thủ tục của doanh nghiệp xuất khẩu Bên cạnh những thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có trách nhiệm chuẩn bị một số thủ tục hải quan bao gồm: – 4 tờ khai: khai đầy đủ các thông tin, tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Có ký tên, đóng dấu đầy đủ. – 04 tờ khai hải quan, hàng hóa cùng hoá đơn GTGT (liên giao cho bên mua, trên hoá đơn ghi rõ, đầy đủ tên doanh nghiệp nhập khẩu và tên thương nhân nước ngoài) cho đơn vị nhập khẩu. Xem chi tiết: Thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất 2. Trách nhiệm xử lý thủ tục của đơn vị nhập khẩu Sau khi nhận đủ tờ khai hải quan từ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tiếp tục thực hiện: - Khai 04 tờ khai hải quan với đầy đủ các tiêu chí, thông tin dành cho doanh nghiệp nhập khẩu Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao hàng đến địa chỉ giao hẹn, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm nhận và bảo quản hàng hoá cho đến khi Chi cục Hải quan giải quyết xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ và đưa ra quyết định về hình thức và mức độ kiểm tra hải quan; – Trường hợp hàng hoá được xếp diện miễn kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp nhập khẩu được đưa ngay vào sản xuất; đối với hàng hoá được xếp diện phải kiểm tra thực tế thì cần đợi sau khi được kiểm tra xong thì mới được đưa vào sản xuất. – Nộp hồ sơ hải quan cùng mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (với hàng nhập khẩu tại chỗ dùng làm nguyên liệu để gia công và sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ như quy định, đúng với từng loại hình nhập khẩu; – Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai và chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bạn nên biết: Quy trình khai báo hải quan xuất nhập khẩu 3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ – Tiếp nhận, xử lý tờ khai, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra theo quy định của thông qua các văn bản pháp luật, phù hợp với từng loại hình hàng hóa. Bên cạnh đó, hải quan cũng cần kiểm tra tính thuế (với hàng có thuế) như quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu. - Thực hiện Cần niêm phong mẫu, sau đó giao cho doanh nghiệp tự bảo quản để khi cần thì xuất trình cho cơ quan hải quan. – Kiểm tra hàng hoá với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra; – Xác nhận đã thực hiện thủ tục hải quan, ký tên, đóng dấu công chức vào các tờ khai; – Lưu lại 01 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp phải nộp. Còn lại những chứng từ khác sẽ trả cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai cùng các chứng từ khác. – Đưa ra văn bản thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để thuận tiện theo dõi và thông báo với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu. Bên cạnh các loại thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ mức Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất cho từng loại hàng hóa mua bán cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý quy định về điều kiện hưởng thuế ưu đãi để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đóng thuế theo đúng quy định. Mọi vấn đề thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics khu công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp. Hiện nay, công ty Lacco đã mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện đến các khu công nghiệp, bến cảng trọng điểm nhằm sẵn sàng túc trực, hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm hàng hóa được xử lý nhanh chóng, kịp thời để vận chuyển nhanh chóng nhất để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực thực hiện.
Xem thêm
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thực hiện hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo các điều kiện, thủ tục và trình tự áp dụng đối với khu công nghiệp quy định. Theo quy định, thủ tục bán hàng vào khu chế xuất gồm có những gì? Thực hiện theo quy định nào? Mức thuế suất đang áp dụng là bao nhiêu? hãy cùng công ty Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây! Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất đối với doanh nghiệp Căn cứ pháp lý - Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế - Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu - Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 13 của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số Điều theo Luật số 31/2013/QH13 - Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định về hoàn thuế GTGT - Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT - Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/3/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính). Thủ tục đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất Căn cứ theo khoản 1 điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ các hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải cung cấp được đầy đủ các loại thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Trừ các trường hợp được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Cụ thể Trường hợp không làm thủ tục hải quan: Doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào - đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá. Trường hợp phải làm thủ tục hải quan theo quy định: Các loại hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của Doanh nghiệp chế xuất. Đối với hàng hóa mua, bán giữa Doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trong đó, Thủ tục hải quan bán hàng vào khu chế xuất bao gồm: - Hợp đồng mua bán - Hóa đơn GTGT - Packing list Các chứng từ khác nếu hàng hóa đó thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành hay kiểm tra chất lượng. Địa điểm nộp hồ sơ hải quan: Đối với nhà xuất khẩu sẽ được tự do lựa chọn Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở, nhà máy tại đó. Hoặc tại Chi cục hải quan quản lý khu chế xuất hay doanh nghiệp chế xuất sẽ mua hàng. Lưu ý: Đối với hàng hoá là hàng tiêu dùng, Doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX thì được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Tham khảo:Dịch vụ vận tải quốc tế tại Bình Dương (Vận tải biển) Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất - Thuế suất đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất 10% hay 0%? Bán hàng vào khu chế xuất thì doanh nghiệp được hưởng thuế xuất như thế nào? Đối với từng loại hàng hóa bán trong khu doanh nghiệp chế xuất sẽ được áp dụng với mức thuế GTGT cụ thể. - Thuế 0%: Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp đặc biệt và có quy định hướng dẫn theo văn bản pháp luật riêng. Điều kiện hàng hóa được áp dụng mức thuế suất 0% - Phải có hợp đồng và phải có giấy đăng ký đầu tư và cam kết tuân theo quy định của doanh nghiệp chế xuất - Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật. - Có tờ khai hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập ra hoặc vào khu vực của công ty. Lưu ý: Đối với những trường hợp doanh nghiệp thiếu các chứng từ theo quy định sẽ phải chấp nhận tính mức thuế suất 10% và thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Trường hợp doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng vẫn có tờ khai hải quan sẽ vẫn được xuất hóa đơn với mức thuế suất 0% nhưng thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ. Tham khảo:Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa Trường hợp bán hàng khu chế xuất không được hưởng thuế 0% + Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; + Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; + Xăng, dầu dành cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; + Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; + Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan); Bạn nên biết: Nghị định 101/2021/NĐ-CP Điều chỉnh thuế suất xuất khẩu một số mặt hàng từ 2022 Hóa đơn chứng từ hàng hóa xuất khẩu đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất a) Hóa đơn giá trị gia tăng: – Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa; – Hoạt động vận tải quốc tế; – Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; b) Đối tượng sử dụng Hóa đơn bán hàng – Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).” Căn cứ theo quy định trên doanh nghiệp khi bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan doanh nghiệp phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định. c) Thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu. Theo Thông tư 119/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 Sửa đổi khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau: “Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.” Căn cứ theo quy định trên thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu là thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan. Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục hải quan và mức thuế suất áp dụng trong khu chế xuất. Nếu doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc thuê dịch vụ logistic trong khu công nghiệp như khai báo hải quan hàng hóa khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ vận chuyển hàng khu công nghiệp.... Hãy liên hệ ngay cho công ty Lacco để được các chuyên viên giàu kinh nghiệm hỗ trợ, địa chỉ liên hệ: hotline 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được chuyên viên chuyên môn tư vấn cụ thể.
Xem thêm
Hệ thống smart port V1.0 là trang hệ thống cảng cho phép người dùng đăng ký thủ tục lệnh giao/nhận container, đóng/rút container, sử dụng dịch vụ container, dịch vụ kho bãi,... nhanh chóng ngay trên hệ thống. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây. I. Giới thiệu tổng quan về hệ thống smart port V1.0 1. Khái niệm hệ thống smart port V1.0 - SMART PORT là trang thông tin của hệ thống Cảng, Depot, ICD trực thuộc tập đoàn GEMADEPT - SMART PORT hỗ trợ tra cứu thông tin container, số vận đơn, số Booking, số hóa đơn, danh sách container nhập xuất cho khách hàng và hãng tàu. - SMART PORT hỗ trợ khách hàng đăng ký thủ tục lệnh giao nhận container trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng (ATM) tại Việt Nam. - SMART PORT hỗ trợ khách hàng xuất hóa đơn điện tử (VNPT). 2. Quy trình tổng quan 3. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh giao/nhận container 4. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh đóng/rút container 5. Quy trình đăng ký thủ tục lệnh dịch vụ container II. Hướng dẫn đăng nhập 1. Đăng ký Truy cập SMART PORT theo địa chỉ: https://smartport.gemadept.com.vn Bước 1: Nhấn “Đăng ký”. Bước 2: Nhập thông tin người đăng ký: Lựa chọn nhóm khách hàng Mã số thuế (tên đăng nhập) Mật khẩu Nhập lại mật khẩu Tên doanh nghiệp Địa chỉ Số điện thoại liên hệ Email Lựa chọn cảng đăng ký Nhập mã xác nhận (captcha) Bước 3: Nhấn “Đăng ký”. Sau khi tài khoản được kiểm tra thông tin và duyệt, khách hàng có thể sử dụng để đăng nhập và hệ thống. Lưu ý: - Tên đăng nhập phải là chữ thường, viết liền, không dấu. VD: tranvana ... 2. Đăng nhập Truy cập SMART PORT theo địa chỉ: https://smartport.gemadept.com.vn Bước 1: Nhập tài khoản (Tên đăng nhập & Nhập mật khẩu) Bước 2: Nhấn Đăng nhập. Bước 3: Chọn đơn vị thực hiện tác vụ. Bước 4: Thể hiện màn hình trang chủ. 3. Tra cứu: - Trang chủ Smart Port có hỗ trợ khách hàng các thông tin tra cứu tại màn hình chính trước khi đăng nhập. Bước 1: Chọn thẻ cần tra cứu thông tin: Tra cứu Container Tra cứu B/L – Booking Tra cứu hóa đơn Tra cứu lịch tàu. Bước 2: Nhập thông tin theo giao diện và mã xác nhận Bước 3: Nhấn nút tìm kiếm để tra cứu thông tin.
Xem thêm
Singapore hiện đang là thị trường xuất nhập khẩu rất tiềm năng. Bên cạnh đó, các chính sách thương mại quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao thương giữa 2 quốc gia. Do đó nhu cầu vận chuyển hàng đi Singapore cũng ngày càng tăng mạnh. Do đó, việc tìm đơn vị vận chuyển hàng đi Singapore uy tín rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các vùng. Bài viết dưới đây, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vận chuyển hàng đi Singapore 2022. I. Các hình thức vận chuyển hàng đi Singapore Singapore nằm trong khu vực Asean với tiềm năng kinh tế thương mại rất lớn với rất nhiều hiệp định thương mại giữa 2 quốc gia và trong khu vực được ký kết. Bên cạnh đó, giao thông đường biển và đường hàng không kết nội Việt Nam - Singapore cũng rất thuận lợi. Do đó, tùy vào từng loại hàng hóa, khối lượng vận chuyển, cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức vận chuyển hàng hóa như vật phẩm, quà tặng, thiết bị linh kiện, máy móc thiết bị điện tử,... đi Singapore bằng các phương thức vận chuyển như: vận chuyển đường biển - đường bộ, vận chuyển đường hàng không (chuyển phát nhanh).... 1. Vận chuyển đường hàng không Vận chuyển hàng đi Singapore bằng đường hàng không hay dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế chủ yếu để vận chuyển hàng hóa như tài liệu, giấy tờ, hồ sơ,...hay hàng thí nghiệm cần chuyển trong thời gian gấp, tiết kiệm thời gian tối đa. 2. Vận chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ Thông thường, khi vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn, không yêu cầu gấp thì vận chuyển đường biển là sự lựa chọn tối ưu nhất. Sau khi hàng hóa vận chuyển đến cảng, hàng hóa được thông quan thì doanh nghiệp có thể kết hợp thêm phương thức vận chuyển đường bộ để chuyển hàng về kho. II. Cảng đi – đến và lịch trình hàng xuất/nhập Việt Nam – Singapore Hiện nay, thời gian trung bình vận chuyển hàng đường biển đi Singapore hàng lẻ (LCL) và hàng nguyên container (FCL): + Cảng đi: Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng)/ Cảng Singapore + Cảng đến: Cảng Singapore/ Cảng Việt Nam(Cát Lái, Hải Phòng) + Thời gian vận chuyển đi Việt Nam – Singapore : 2 – 3 ngày. + Lịch vận chuyển hàng đi Singapore : 3 chuyển trong tuần. Xem thêm: Danh sách cảnh biển lớn tại các quốc gia Châu Á Tuy nhiên, thời gian này cũng có sự chênh lệch do các vấn đề từ thời tiết, hãng tàu, thời gian thông quan hàng hóa thời gian tàu xuất phát,... từ đó mới thông báo được chính xác lịch trình hàng xuất/nhập Việt Nam - Singgapore. Do đó, để nhận báo giá chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn. III. Vận chuyển hàng Singapore có những loại hàng hóa nào? Hiện nay, Hải Quan 2 nước cho phép xuất nhập khẩu hầu hết các loại hàng hóa đến Singapore và trở lại Việt Nam như: Thú cưng Các loại tài liệu hoặc hồ sơ, giấy tờ, sổ sách,.... Các loại sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc Nông sản khô, các loại đồ đóng hộp, thực phẩm không gây bệnh truyền nhiễm hoặc vi sinh vật gây độc hại Các loại hàng may mặc, thời trang, quần áo, mũ,... Hàng linh kiện, điện thoại, laptop,... Cá loại hàng đông lạnh được vận chuyển đóng gói theo quy định Mỹ phẩm và những sản phẩm làm đẹp Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm, hàng hóa cấm vận chuyển, lưu thông như: ma túy, thuốc phiện, các chất kích thích gây nghiện, vũ khí quân đội trái phép, văn hóa đồi trụy, tài liệu có tính chất chống phá nhà nước, phản động… Đồng thời, các cá nhân, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến một số loại hàng hóa, vật liệu nguy hiểm mà các hãng hàng không cấm vận chuyển như: vật liệu có khả năng gây cháy nổ, độc hại, ô nhiễm môi trường và các loại hàng hóa đất nước Singapore cấm nhập khẩu. IV. Báo giá cước phí gửi hàng đi Singapore Báo giá cước phí gửi hàng đi Singapore sẽ không cố định và biến động theo thời gian và các yếu tố khác như: Hãng tàu - Hãng bay vận chuyển, hình thức vận chuyển, loại hàng hóa xuất khẩu,... Do đó, để nhận báo giá chi tiết, các bạn vui lòng liên hệ số điện thoại 0906 23 5599 hoặc fanpage: https://www.facebook.com/lacco.com.vn/ để được tư vấn. Tham khảo: 10 Hãng tàu quốc tế nổi tiếng nhất thế giới V. Dịch vụ gửi hàng đi Singapore tại Lacco Logistic Công ty Giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế với 15 năm kinh nghiệm và được Cục xúc tiến thương mại tin tưởng, chỉ định trở thành nhà vận chuyển chính của nhiều chương trình hội chợ thương mại Quốc tế. 1. Vận chuyển hàng hóa an toàn Khi bạn sử dụng dịch vụ gửi hàng đi Singapore của Công ty Lacco, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì hàng hóa được gửi đi sẽ được đảm bảo an toàn. Trước khi được gửi đi, các chuyên viên của Lacco sẽ kiểm tra hàng hóa cần vận chuyển và phân loại theo đúng yêu cầu. 2. Tối ưu thời gian vận chuyển Tuyến vận chuyển Việt Nam - Singapore là 1 trong những tuyến vận chuyển quốc tế chính tại Đông Nam Á mà Lacco đã và đang thực hiện trong nhiều năm nay. Do đó, chúng tôi sở hữu những đối tác vận chuyển chất lượng, chủ động xử lý tờ khai hải quan nhanh chóng và ập nhật tình trạng đơn hàng vận chuyển cho khách hàng. Do đó có thể tiết kiệm tối đa thời gian vận chuyển hàng hóa. 3. Luôn tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, chu đáo Khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng đến Singapore, Bộ phận chuyên môn của công ty Lacco sẽ nhanh nhanh chóng tiếp nhận thông tin khách hàng sau đó gửi báo giá vận chuyển hàng đi Singapore và tư vấn thủ tục cần thiết (theo từng loại hàng hóa cần vận chuyển). Đối với những khách hàng sử dụng các dịch vụ của Lacco sẽ được hỗ trợ từ A - Z, đồng hành cùng khách hàng đến khi khách hàng nhận được chính xác, hoàn chỉnh hàng hóa của mình. Mọi thông tin cần tư vấn hỗ trợ, các bạn vui lòng liên hệ đến địa chỉ website: Lacco.com.vn hoặc email: info@lacco để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm
Từ ngày 01/07/2022, Trung Quốc đã chấp nhận cho phép nhập khẩu thí điểm hàng Chanh Leo Việt Nam. Đây là loại trái cây thứ 10 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường này, đây là cơ hội lớn để Chanh Leo Việt Nam mở rộng ra thị trường quốc tế. Chanh Leo được xuất khẩu tại những cửa khẩu nào? Quy định kiểm dịch thực vật đối với loại trái cây này như thế nào? Hãy cùng Lacco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! I. Danh sách các cặp cửa khẩu được phép nhập khẩu quả Chanh Leo tươi từ Việt Nam 1. Cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan 2. Cửa khẩu Tân Thanh – Pò Chài 3. Cửa khẩu Cốc Nam – Bằng Tường 4. Ga đường sắt Đồng Đăng – Bằng Tường 5. Cửa khẩu Móng Cái - Đông Hưng 6. Cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang 7. Cửa khẩu Tà Lùng - Thủy Khẩu II. Yêu cầu Kiểm dịch thực vật đối với nhập khẩu thử nghiệm Chanh leo ở Việt Nam 1. Tên hàng hóa được phép nhập khẩu Loại chanh leo xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc (gọi tắt là Chanh leo) là Passiflora edulis Sims, được trồng trọt, gia công và đóng gói tại Việt Nam. 2. Đăng ký Vườn chanh leo và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (viết tắt là "MARD"), được MARD và Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (viết tắt là "GACC") đồng phê duyệt đăng ký. Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký để thuận tiện cho việc truy xuất nguồn gốc chính xác trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không tuân thủ các quy định liên quan của Nghị định thư này. Trước mùa xuất khẩu hàng năm, MARD sẽ cung cấp cho GACC danh sách đăng ký, sau khi GACC xem xét và phê duyệt, GACC sẽ công bố danh sách đăng ký trên trang web chính thức. 3. Danh sách các đối tượng Kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm Danh sách các loài đối tượng Kiểm dịch thực vật mà Trung Quốc quan tâm trên chanh leo của Việt Nam. - Ruồi đục quả Bactrocera correcta - Rệp sáp Planococcus minor - Rệp sáp Pseudococcus longispinus - Nấm bệnh Lasiodiplodia theobromae - Nấm bệnh Globisporangium splendens - Quản lý trước khi xuất khẩu 4.1 Quản lý vườn trồng Tất cả các vùng trồng muốn xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đều phải thực hiện theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (viết tắt: GAP), thực hiện vệ sinh vùng trồng thường xuyên, như là thu gom quả rụng... và áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Có các biện pháp phòng trừ và quản lý sinh vật gây hại bao gồm điều tra và giám sát sinh vật gây hại, biện pháp vật lý, biện pháp hóa học hoặc biện pháp sinh học. Phía Việt Nam cần thực hiện giám sát vùng trồng trong suốt cả năm, MARD tiến hành giám sát theo các quy trình kiểm tra và giám sát. Ngoài việc kiểm tra bằng mắt thường, cần tiến hành kiểm tra bằng biện pháp vật lý hoặc hóa học. Đối với loài ruồi đục quả, trong vườn phải treo bẫy pheromone và sử dụng bẫy dính vàng để theo dõi sự có mặt của các loài côn trùng; đối các sinh vật gây hại thuộc loại côn trùng bộ cánh vẩy: tập trung kiểm tra quả, cành, thân, lá; đối với nấm Lasiodiplodia theobromae và nấm Globisporangium splendens. Nếu phát hiện bệnh phẩm có biểu hiện nghi ngờ thì phải gửi mẫu đến phòng xét thí nghiệm để tiến hành giám định. Một khi phát hiện thấy các loài gây hại mà phía Trung Quốc quan tâm, các biện pháp kiểm soát hóa học hoặc vật lý sẽ được thực hiện ngay lập tức. Việc theo dõi và phòng trừ sinh vật và dịch bệnh gây hại phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật có chuyên môn và phải được đào tạo bởi MARD hoặc các cơ sở đào tạo được MARD ủy quyền. MARD cần lưu giữ hồ sơ giám sát sinh vật gây hại vườn trồng và hồ sơ phòng, chống, đồng thời cung cấp cho GACC khi cần thiết. Hồ sơ phòng, chống cần bao gồm tên các thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong mùa trồng trọt như: tên hoạt chất, liều lượng và thời gian sử dụng,vvv. Tham khảo: Quy trình làm thủ tục kiểm dịch hàng nông sản xuất khẩu 4.2 Quản lý cơ sở đóng gói Việc chế biến và đóng gói chanh leo xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của MARD. Quá trình này bao gồm lựa chọn thủ công, loại bỏ quả bị sâu bệnh, quả thối, quả dị dạng, cành và lá, cuống quả hoặc tàn dư thực vật khác, v.v. Sau khi làm sạch, cũng có thể tiến hành xử lý thuốc trừ nấm sau thu hoạch để loại bỏ bào tử nấm bám trên bề mặt quả một cách hiệu quả. Yêu cầu đóng gói: - Bao bì đóng gói phải sạch, hợp vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu kiểm dịch thực vật liên quan của Trung Quốc. Bao bì bằng gỗ phải tuân theo Tiêu chuẩn Quốc tế về các Biện pháp KDTV số 15 (ISPM15). - Chanh leo đã đóng gói xong nếu cần bảo quản thì cho vào kho lạnh và để riêng biệt tránh lây nhiễm sinh vật gây hại. Mỗi hộp đóng gói phải được dán các thông tin bằng tiếng Anh như: tên trái cây, quốc gia, nơi xuất xứ, vườn trồng hoặc mã số đăng ký, nhà đóng gói hoặc mã số đăng ký của cơ sở đóng gói, v.v. Mỗi hộp đóng gói và pallet phải được dán bằng chữ tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Anh nội dung "Exported to the People's Republic of China”(输往中华人民共和国). Bạn nên biết: Các bước xuất khẩu rau củ quả vào thị trường Nhật Bản 4.3. Kiểm dịch, kiểm hàng trước khi xuất khẩu Trước khi xuất cảnh, MARD lấy mẫu với tỉ lệ 2% mỗi lô hàng chanh leo xuất sang Trung Quốc để kiểm dịch, lấy ít nhất 30 quả và tất cả những quả khả nghi để cắt kiểm tra. Nếu phát hiện sinh vật có hại, lô hàng sẽ không được xuất khẩu sang Trung Quốc và sẽ tạm dừng tư cách xuất khẩu vụ mùa của xưởng đóng gói cũng như vườn trồng liên quan. 5. Yêu cầu đối với giấy chứng nhận Kiểm dịch thực vật Trong trường kiểm dịch đạt yêu cầu, MARD sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và ghi rõ trong phần khai báo bổ sung nội dung sau: "This consignment of passion fruits is free from quarantine pests of concern to China” và kèm theo mã số đăng ký của vườn trồng và cơ sở đóng gói. Trên đây là hướng dẫn xuất khẩu thí điểm chanh leo chính ngạch sang thị trường Trung Quốc chi tiết. Để thuê dịch vụ khai báo hải quan hàng Chanh Leo và tư vấn chi tiết về quy trình vận chuyển, xuất khẩu Chanh Leo và các loại trái cây sang Trung Quốc, các bạn hãy liên hệ đến Công ty Lacco theo địa chỉ: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được hỗ trợ.
Xem thêm
Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức đồng ý nhập khẩu thí điểm Chanh Leo Việt Nam từ ngày 1/7. Các yêu cầu về hàng Chanh Leo Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc Theo Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), phía Trung Quốc đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7. Theo đó, Chanh Leo Việt sẽ được xuất khẩu đi từ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Tây như Bằng Tường, Đông Hưng... Trung Quốc đề nghị Việt Nam giám sát chặt chẽ quy cách đóng gói, các vấn đề về kiểm soát sinh vật gây hại, mã số vùng trồng, lưu trữ hồ sơ... nhằm đảm bảo chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi xuất sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã đưa ra 5 loài sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch không được phép xuất hiện trong chanh leo khi nhập khẩu vào thị trường nước này. Bạn nên biết: Kinh nghiệm lựa chọn container lạnh 40 feet cho hàng trái cây Tổng cục Hải quan Trung Quốc đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp trong việc lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu. Phía bạn cũng đề nghị, việc sản xuất chanh leo phải đáp ứng các yêu cầu về thực hành nông nghiệp tốt như VietGAP, GlobalGAP. Tham khảo: Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản Theo Văn phòng SPS Việt Nam, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu chanh leo vào Trung Quốc phải đăng ký qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các thông tin đăng ký bao gồm: tên sản phẩm, địa chỉ và mã số đăng ký để truy xuất nguồn gốc... Hàng năm, trước thời kỳ xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ gửi danh sách doanh nghiệp xuất khẩu chanh leo tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc để cơ quan này phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ công bố danh sách trên website chính thức. Tham khảo: 9 loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Chuẩn hóa sản xuất để đưa Chanh Leo đi ra quốc tế Chanh leo nằm trong TOP 10 loại cây ăn quả Việt Nam có giá trị xuất khẩu cao nhất năm 2021. Trong vòng 5 năm qua, sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh leo Việt Nam tăng hơn 300%. Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia đứng 4 thế giới chỉ sau Brazil, Peru, Ecuador. Theo ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu Chanh Leo Việt Nam. Do đó, Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu loại trái cây này cần liên hệ Cục Bảo vệ thực vật để đăng ký và được hướng dẫn chi tiết. Đây là loại quả có tiềm năng lớn tại Trung Quốc, có thể mang lại giá trị xuất khẩu cao. Bạn nên biết: Quy trình làm thủ tục kiểm dịch nông sản xuất khẩu Bên cạnh đó ông cũng lưu ý, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu số 1 của trái cây Việt Nam và cũng là thị trường khá khó tính, yêu cầu kiểm tra trực tuyến đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, nhất là các mặt hàng như thanh long, xoài, dưa hấu,… và ghi nhận một vài trường hợp không đạt, nhất là các tiêu chí về kiểm soát Covid-19. Do đó, các vùng trồng, cơ sở đóng gói, doanh nghiệp và địa phương phải hết sức chú ý thực hiện đúng các quy định vì Trung Quốc sẽ chỉ thông báo trước từ 3 - 5 ngày. Khi phát hiện vi phạm, tùy mức độ có thể tạm ngưng nhập khẩu, ảnh hưởng đến tiêu thụ nông sản. Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Hiện nay, các mặt hàng trái cây xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng tươi với 75,9%; còn lại là đã qua chế biến. Top 10 trái cây xuất khẩu tươi của Việt Nam năm 2021 là thanh long (tỷ lệ cao nhất, chiếm 33,9%), xoài (6,5%), chuối, mít, dừa, sầu riêng, chanh, dưa hấu, vải, chanh leo. Những thị trường tiêu thụ nhiều nhất trái cây của Việt Nam là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hà Lan, Nga, Australia. Tham khảo: Thị trường nông sản ở Việt Nam sẽ chuyển biến thế nào khi hiệp định RCEP có hiệu lực?
Xem thêm