Preloader Close

Tìm kiếm

Căn cứ Điều 13 Luật Thuế GTGT 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013, Luật Thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016), các trường hợp người nộp thuế được hoàn thuế GTGT năm 2023 sẽ bao gồm: 1. Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. - Cơ sở kinh doanh chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết, thì được hoàn thuế GTGT. - Cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT, có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm (300) triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT. Lưu ý: Các trường hợp sau đây cơ sở kinh doanh sẽ không được hoàn thuế GTGT mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư sang kỳ tiếp theo: + Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư 2020 hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động thì được kết chuyển số thuế GTGT chưa được khấu trừ. + Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01/7/2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư. 2. Đối với cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu - Nếu cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm (300) triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan 2014. - Đặc biệt, cơ sở kinh doanh có thể được hoàn thuế trước, kiểm tra sau nếu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục, và không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế 2019. 3. Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo Việc hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo được quy định như sau: - Chủ chương trình, dự án hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định việc quản lý chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hoá, dịch vụ mua tại Việt Nam để phục vụ cho chương trình, dự án. - Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó. 4. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam, mang theo người khi xuất cảnh Trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh, thì được hoàn thuế GTGT đối với hàng hoá. 5. Đối với đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng Đối với các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao, mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng, thì được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hoá đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT. 6. Đối với cơ sở kinh doanh được hoàn thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo điều ước quốc tế Đối với các cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thì thực hiện hoàn thuế theo quyết định trên. Đối với cơ sở kinh doanh được hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì thực hiện theo điều ước quốc tế. Các thông tin chi tiết về hoàn thuế GTGT năm 2023 và dịch vụ hoàn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì hiện nay có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Trong đó, phương pháp tính trực tiếp bao gồm: - Giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế GTGT (chỉ áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý); - Tỷ lệ % nhân với doanh thu. 1. Số thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Trong đó: - Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng. - Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng. - Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế giá trị gia tăng dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng. - Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau. 2. Số thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 209/2013/NĐ-CP như sau: Đối tượng áp dụng: - Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện; - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí. - Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Trường hợp cơ sở kinh doanh có hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng hoạt động này để nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng tại Mục 2 nêu trên. Công thức tính: Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu Trong đó: (1) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: - Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%; - Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; - Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; - Hoạt động kinh doanh khác: 2%. Lưu ý: Doanh nghiệp có thể tra cứu tỷ lệ % của từng hoạt động cụ thể tại Bảng danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu (Phụ lục ban hành kèm Thông tư 219/2013/TT-BTC) Hy vọng những thông tin về cách tính thuế GTGT năm 2023 trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp có thể chủ động tính được thuế giá trị gia tăng cho từng trường hợp cụ thể. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ về xuất nhập khẩu hàng hóa và các dịch vụ quyết toán, hoàn thuế,... hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo quy định tại Điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là giá tính thuế và thuế suất. Như vậy, đối với từng trường hợp hàng hóa, giá tính thuế năm 2023 được tính cụ thể như sau: 1. Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra Tại khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 quy định trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế GTGT, trong đó: - Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; - Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT; - Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế GTGT. 2. Hàng hóa nhập khẩu Đối với hàng hóa nhập khẩu thì giá tính thuế là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu (khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013). Bạn nên biết:Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa 3. Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu tặng cho là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này (điểm c khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008). Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP cũng có quy định: - Trường hợp biếu, tặng giấy mời (không thu tiền xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). - Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. Lưu ý: Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ nêu trên là hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng, không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ sở. 4. Hoạt động cho thuê tài sản Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 thì đối với hoạt động cho thuê tài sản, giá tính thuế là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho thời hạn thuê thì giá tính thuế là số tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước cho thời hạn thuê chưa có thuế GTGT. 5. Hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm Trong trường hợp hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì giá tính thuế là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm (điểm đ khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008). 6. Gia công hàng hóa Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì giá tính thuế đối với gia công hàng hóa là giá gia công chưa có thuế GTGT. Bạn nên biết:Thuế nhập khẩu hàng đặt gia công từ doanh nghiệp chế xuất của doanh nghiệp nội địa 7. Hoạt động xây dựng, lắp đặt Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, giá tính thuế là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị (điểm g khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008). 8. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá bán bất động sản chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước. 9. Hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hóa và dịch vụ hưởng hoa hồng, giá tính thuế là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. Tham khảo:5 trường hợp được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 10. Hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán Theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 thì đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán, giá tính thuế là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau: Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%)) 11. Dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 209/2013/NĐ-CP thì đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, giá tính thuế là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Công thức giá tính thuế trong trường hợp này được quy định tại khoản 14 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: Giá tính thuế = Số tiền thu được / (1 + thuế suất) Lưu ý: Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ trong các trường hợp nêu trên bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu, các bạn muốn tìm hiểu thêm chi tiết về cách tính thuế GTGT năm 2023 đối với loại hàng hóa của mình, các bạn hãy liên hệ về công ty Lacco để được hỗ trợ thông tin chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày 07 tháng 12 năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn 8249/BNN-TY năm 2022 về tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn trâu, bò vận chuyển, buôn bán trái phép qua biên giới. Nội dung chi tiết Công văn 8249/BNN-TY năm 2022 Trong thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới miền trung vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC),…; trâu bò nhập lậu không rõ nguồn gốc, có thể được cho ăn các sản phẩm cấm dùng trong chăn nuôi, không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân. Nhằm sớm chấm dứt tình trạng nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc biệt các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị chỉ đạo Sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung nguồn lực tổ chức ngăn chặn, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò vào Việt Nam. Để tổ chức kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, hợp thức hóa nguồn gốc trâu, bò nhập lậu, làm giả giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện một số nội dung sau: 1. Chỉ đạo, tăng cường bố trí các lực lượng chức năng của địa phương, đặc biệt lực lượng thú y, công an, quản lý thị trường tổ chức rà soát kỹ, kiểm soát chặt chẽ các trường hợp buôn bán, vận chuyển trâu, bò xuất phát từ các tỉnh giáp biên giới với Lào, Campuchia, nhất là từ các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; kịp thời phát hiện, phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, hợp thức hóa nguồn gốc trâu, bò nhập lậu, làm giả giấy tờ kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. 2. Giao các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò, hợp thức hóa nguồn gốc, làm giả giấy tờ kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh. 3. Chỉ đạo lực lượng công an, quản lý thị trường, thú y tại địa phương tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò trên các tuyến đường đi qua các địa phương, các tuyến đường giáp kết nối với các tỉnh giáp biên giới với Lào, Campuchia, các tuyến đường kết nối với các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị; các biện pháp kiểm soát lưu thông, vận chuyển để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò. 4. Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở cách ly động vật trên địa bàn, các cơ sở giết mổ động vật để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tiếp tay cho việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, hợp thức hóa nguồn gốc, làm giả, làm trái quy định trong công tác kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. 5. Chỉ đạo các cơ quan, chính quyền địa phương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y và các đơn vị liên quan) tổ chức giám sát dịch bệnh động vật, sử dụng chất cấm trên trâu, bò nhập khẩu và nghi nhập lậu trái phép vào Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các vấn đề phát sinh để phối hợp xử lý kịp thời./.
Xem thêm
Từ ngày 07/12 đến ngày 10/12/2022, Cục Ứng dụng & Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty CP Adpex đã tổ chức chương trình Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam Foodtech 2022. Chương trình được tổ chức nhằm đẩy mạnh kết nối giao thương cho các doanh nghiệp đồng thời tập trung vào nhu cầu tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực Thực phẩm chế biến và Đồ uống, triển lãm năm nay còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty trưng bày và giới thiệu các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế biến, bao bì đóng gói, nhãn mác thực phẩm và đồ uống. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam VIETNAM FOODTECH VIETNAM FOODTECH là sự kiện thương mại được tổ chức thường niên nhằm mục đích xúc tiến, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực thực phẩm, đồ uống và công nghệ chế biến. Triển lãm là nơi trưng bày và giới thiệu các sản phẩm, công nghệ, giải pháp toàn diện... cho ngành công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống tại Việt Nam. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam FoodTech 2022 nhận được sự hỗ trợ của các bộ ngành cơ quan và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, với mục đích tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, trao đổi, tiếp cận với sản phẩm và công nghệ của thế giới, đồng thời phát triển các thương hiệu trong nước, góp phần cho sự phát triển toàn diện về lượng và chất của ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, bao bì đóng gói của Việt Nam. Nội dung sự kiện VietNam FoodTech 2022 Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiện sự kiện sẽ có 500 gian hàng dành cho các ngành: Thực phẩm; Thủy hải sản; Đồ uống; Trà và Cà phê; Thực phẩm dinh dưỡng; Nguyên liệu sản xuất và chế biến; Máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói và bảo quản; Dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thực phẩm, đồ uống; Thiết bị và đồ dùng nhà bếp. Sự kiện sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 07/12 đến ngày 10/12/202, bên cạnh hoạt động giao lưu, quảng bá thương mại, ban tổ chức còn triển khai 3 nội dung đặc biệt: Ngày 1: Lễ khai mạc Triển lãm (Opening Ceremony) Ngày 2:Tham quan khu triển lãm và kết nối công nghệ 1. Tham quan khu triển lãm, trình diễn, trưng bày và giới thiệu công nghệ - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ, thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ ngành nông nghiệp, chuyển đổi số ứng dụng trong nông nghiệp… - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống, hạt giống - dinh dưỡng cho đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ, thiết bị ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ - thiết bị máy móc bảo quản sau thu hoạch. - Khu trình diễn, trưng bày công nghê - thiết bị máy móc cho ngành công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống tại Việt Nam. 2. Sự kiện kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 Ngày 3: Hội nghị và tọa đàm - Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 - Tọa Đàm: “Chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nâng cao năng lực cho các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ”. Bên cạnh đó, trong 3 ngày diễn ra sự kiện, Cục Ứng dụng & Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức chương trình: Tư vấn công nghệ, cải tiến quy trình kỹ thuật, tư vấn kết nối tài chính – công nghệ; trình diễn, giới thiệu công nghệ/thiết bị/sản phẩm công nghệ tại khu trình diễn. Đồng thời tổ chức, Công ty CP Adpex cũng tổ chức Chương trình giao thương: giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản phẩm, thiết bị, máy móc, dịch vụ & công nghệ thực phẩm đồ uống. HÌnh ảnh chương trình các bạn có thể theo dõi trên kênh fanpage: Lacco International Freight Forwarders.,Jsc Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về vận chuyển hàng hội chợ và các dịch vụ logistics quốc tế & nội địa, vui lòng liên hệ trực tiếp công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ban hành ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành kèm theo phụ lục I, quy định về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Cụ thể như sau: Phần I: Động vật sống; các sản phẩm từ động vật Chú giải 1. Trong phần này, khi đề cập đến một giống hoặc một loài động vật, trừ khi có yêu cầu khác, cần phải kể đến cả giống hoặc loài động vật đó còn non. 2. Trừ khi có yêu cầu khác, trong toàn bộ Danh mục này bất cứ đề cập nào liên quan đến các sản phẩm "được làm khô" cũng bao gồm các sản phẩm được khử nước, làm bay hơi hoặc làm khô bằng đông lạnh. Chương 1: Động vật sống Chú giải Chương này bao gồm tất cả các loại động vật sống trừ: (a) Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, thuộc nhóm 03.01, 03.06, 03.07 hoặc 03.08; (b) Vi sinh vật nuôi cấy và các sản phẩm khác thuộc nhóm 30.02; và (c) Động vật thuộc nhóm 95.08. Mã hàng Mô tả hàng hóa Đơn vị tính 01.01 Ngựa, lừa, la sống - Ngựa: 0101.21.00 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0101.29.00 - - Loại khác kg/con 0101.30 - Lừa: 0101.30.10 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0101.30.90 - - Loại khác kg/con 0101.90.00 - Loại khác kg/con 01.02 Động vật sống họ trâu bò - Gia súc: 0102.21.00 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0102.29 - - Loại khác: - - - Gia súc đực: 0102.29.11 - - - - Bò thiến (SEN) kg/con 0102.29.19 - - - - Loại khác kg/con 0102.29.90 - - - Loại khác kg/con - Trâu: 0102.31.00 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0102.39.00 - - Loại khác kg/con 0102.90 - Loại khác: 0102.90.10 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0102.90.90 - - Loại khác kg/con 01.03 Lợn sống 0103.10.00 - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con - Loại khác: 0103.91.00 - - Khối lượng dưới 50 kg kg/con 0103.92.00 - - Khối lượng từ 50 kg trở lên kg/con 01.04 Cừu, dê sống 0104.10 - Cừu: 0104.10.10 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0104.10.90 - - Loại khác kg/con 0104.20 - Dê: 0104.20.10 - - Loại thuần chủng để nhân giống kg/con 0104.20.90 - - Loại khác kg/con 01.05 Gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi - Loại khối lượng không quá 185 g: 0105.11 - - Gà thuộc loài Gallus domesticus: 0105.11.10 - - - Để nhân giống (SEN) kg/con 0105.11.90 - - - Loại khác kg/con 0105.12 - - Gà tây: 0105.12.10 - - - Để nhân giống (SEN) kg/con 0105.12.90 - - - Loại khác kg/con 0105.13 - - Vịt, ngan: 0105.13.10 - - - Để nhân giống (SEN) kg/con 0105.13.90 - - - Loại khác kg/con 0105.14 - - Ngỗng: 0105.14.10 - - - Để nhân giống (SEN) kg/con 0105.14.90 - - - Loại khác kg/con 0105.15 - - Gà lôi: 0105.15.10 - - - Để nhân giống (SEN) kg/con 0105.15.90 - - - Loại khác kg/con - Loại khác: 0105.94 - - Gà thuộc loài Gallus domesticus: 0105.94.10 - - - Để nhân giống (SEN), trừ gà chọi kg/con - - - Gà chọi: 0105.94.41 - - - - Khối lượng không quá 2 kg kg/con 0105.94.49 - - - - Loại khác kg/con - - - Loại khác: 0105.94.91 - - - - Khối lượng không quá 2 kg kg/con 0105.94.99 - - - - Loại khác kg/con 0105.99 - - Loại khác: 0105.99.10 - - - Vịt, ngan để nhân giống (SEN) kg/con 0105.99.20 - - - Vịt, ngan loại khác kg/con 0105.99.30 - - - Ngỗng, gà tây và gà lôi để nhân giống (SEN) kg/con 0105.99.40 - - - Ngỗng, gà tây và gà lôi loại khác kg/con 01.06 Động vật sống khác - Động vật có vú: 0106.11.00 - - Bộ động vật linh trưởng kg/con 0106.12 - - Cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); hải cẩu, sư tử biển và hải mã (con moóc) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia): 0106.12.10 - - - Cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ cá voi Cetacea); lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia) kg/con 0106.12.20 - - - Hải cẩu, sư tử biển và hải mã (con moóc) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia) kg/con 0106.13.00 - - Lạc đà và họ lạc đà (Camelidae) kg/con 0106.14.00 - - Thỏ (Rabbits và hares) kg/con 0106.19.00 - - Loại khác kg/con 0106.20.00 - Loài bò sát (kể cả rắn và rùa) kg/con - Các loại chim: 0106.31.00 - - Chim săn mồi kg/con 0106.32.00 - - Vẹt (kể cả vẹt lớn châu Mỹ (parrots), vẹt nhỏ đuôi dài (parakeets), vẹt đuôi dài và vẹt có mào) kg/con 0106.33.00 - - Đà điểu; đà điểu châu Úc (Dromaius novaehollandiae) kg/con 0106.39.00 - - Loại khác kg/con - Côn trùng: 0106.41.00 - - Các loại ong kg/con 0106.49.00 - - Loại khác kg/con 0106.90.00 - Loại khác kg/con (SEN): Tham khảo Chú giải bổ sung (SEN) của Danh mục Thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) 2022 Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ Chú giải1. Chương này không bao gồm:(a) Những sản phẩm thuộc loại đã được mô tả trong các nhóm 02.01 đến 02.08 hoặc 02.10, nhưng không thích hợp làm thức ăn cho người;(b) Côn trùng không còn sống, ăn được (nhóm 04.10);(c) Ruột, bong bóng hoặc dạ dày của động vật (nhóm 05.04) hoặc tiết động vật (nhóm 05.11 hoặc 30.02); hoặc(d) Mỡ động vật, trừ các sản phẩm của nhóm 02.09 (Chương 15). Mã hàng Mô tả hàng hóa Đơn vị tính 02.01 Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh 0201.10.00 - Thịt cả con và nửa con kg 0201.20.00 - Thịt pha có xương khác kg 0201.30.00 - Thịt lọc không xương kg 02.02 Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh 0202.10.00 - Thịt cả con và nửa con kg 0202.20.00 - Thịt pha có xương khác kg 0202.30.00 - Thịt lọc không xương kg 02.03 Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh - Tươi hoặc ướp lạnh: 0203.11.00 - - Thịt cả con và nửa con kg 0203.12.00 - - Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương kg 0203.19.00 - - Loại khác kg - Đông lạnh: 0203.21.00 - - Thịt cả con và nửa con kg 0203.22.00 - - Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương kg 0203.29.00 - - Loại khác kg 02.04 Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0204.10.00 - Thịt cừu non cả con và nửa con, tươi hoặc ướp lạnh kg - Thịt cừu khác, tươi hoặc ướp lạnh: 0204.21.00 - - Thịt cả con và nửa con kg 0204.22.00 - - Thịt pha có xương khác kg 0204.23.00 - - Thịt lọc không xương kg 0204.30.00 - Thịt cừu non, cả con và nửa con, đông lạnh kg - Thịt cừu khác, đông lạnh: 0204.41.00 - - Thịt cả con và nửa con kg 0204.42.00 - - Thịt pha có xương khác kg 0204.43.00 - - Thịt lọc không xương kg 0204.50.00 - Thịt dê kg 0205.00.00 Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh kg 02.06 Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0206.10.00 - Của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh kg - Của động vật họ trâu bò, đông lạnh: 0206.21.00 - - Lưỡi kg 0206.22.00 - - Gan kg 0206.29.00 - - Loại khác kg 0206.30.00 - Của lợn, tươi hoặc ướp lạnh kg - Của lợn, đông lạnh: 0206.41.00 - - Gan kg 0206.49.00 - - Loại khác kg 0206.80.00 - Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh kg 0206.90.00 - Loại khác, đông lạnh kg 02.07 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh - Của gà thuộc loài Gallus domesticus: 0207.11.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.12.00 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh kg 0207.13.00 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.14 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh: 0207.14.10 - - - Cánh kg 0207.14.20 - - - Đùi kg 0207.14.30 - - - Gan kg - - - Loại khác: 0207.14.91 - - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học (SEN) kg 0207.14.99 - - - - Loại khác kg - Của gà tây: 0207.24.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.25.00 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh kg 0207.26.00 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.27 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh: 0207.27.10 - - - Gan kg - - - Loại khác: 0207.27.91 - - - - Thịt đã được lọc hoặc tách khỏi xương bằng phương pháp cơ học (SEN) kg 0207.27.99 - - - - Loại khác kg - Của vịt, ngan: 0207.41.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.42.00 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh kg 0207.43.00 - - Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.44.00 - - Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.45 - - Loại khác, đông lạnh: 0207.45.10 - - - Gan béo kg 0207.45.90 - - - Loại khác kg - Của ngỗng: 0207.51.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.52.00 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh kg 0207.53.00 - - Gan béo, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.54.00 - - Loại khác, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.55 - - Loại khác, đông lạnh: 0207.55.10 - - - Gan béo kg 0207.55.90 - - - Loại khác kg 0207.60 - Của gà lôi: 0207.60.10 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.60.20 - - Chưa chặt mảnh, đông lạnh kg 0207.60.30 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh kg 0207.60.40 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh kg 02.08 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh 0208.10.00 - Của thỏ hoặc thỏ rừng kg 0208.30.00 - Của bộ động vật linh trưởng kg 0208.40 - Của cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); của hải cẩu, sư tử biển và con moóc (hải mã) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia): 0208.40.10 - - Của cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia) kg 0208.40.90 - - Loại khác kg 0208.50.00 - Của loài bò sát (kể cả rắn và rùa) kg 0208.60.00 - Của lạc đà và họ lạc đà (Camelidae) kg 0208.90 - Loại khác: 0208.90.10 - - Đùi ếch kg 0208.90.90 - - Loại khác kg 02.09 Mỡ lợn không dính nạc và mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết xuất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói 0209.10.00 - Của lợn kg 0209.90.00 - Loại khác kg 02.10 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ - Thịt lợn: 0210.11.00 - - Thịt mông đùi (hams), thịt vai và các mảnh của chúng, có xương kg 0210.12.00 - - Thịt dọi (ba chỉ) và các mảnh của chúng kg 0210.19 - - Loại khác: 0210.19.30 - - - Thịt lợn muối xông khói (bacon); thịt mông đùi (hams) không xương kg 0210.19.90 - - - Loại khác kg 0210.20.00 - Thịt động vật họ trâu bò kg - Loại khác, kể cả bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ: 0210.91.00 - - Của bộ động vật linh trưởng kg 0210.92 - - Của cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia); của hải cẩu, sư tử biển và con moóc (hải mã) (động vật có vú thuộc phân bộ Pinnipedia): 0210.92.10 - - - Của cá voi, cá heo chuột và cá heo (động vật có vú thuộc bộ Cetacea); của lợn biển và cá nược (động vật có vú thuộc bộ Sirenia) kg 0210.92.90 - - - Loại khác kg 0210.93.00 - - Của loài bò sát (kể cả rắn và rùa) kg 0210.99 - - Loại khác: 0210.99.10 - - - Thịt gà thái miếng đã được làm khô đông lạnh (SEN) kg 0210.99.20 - - - Da lợn khô kg 0210.99.90 - - - Loại khác kg (SEN): Tham khảo Chú giải bổ sung (SEN) của Danh mục Thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) 2022
Xem thêm