Preloader Close

Tìm kiếm

Sau hàng loạt những vi phạm về quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, năm 2023, EU đã ban hành hàng loạt các chính sách mới dành cho thực phẩm Việt Nam. Điều này hình thành những thách thức lớn cho ngành thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU và các nước Bắc Âu. 1. EU Kiểm soát chặt hàng hóa nhập khẩu Ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 Vừa qua, EU đã chính thức ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, Quy định 2023/174 đã sửa đổi quy định nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Theo đó, điểm mới của Quy định 2023/174 là “đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp. Tuy nhiên, theo quy định mới, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU”. Tham khảo:Kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu Chương trình kiểm soát và giám sát của EU đối với một số mặt hàng Việt Nam Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cũng thông tin thêm liên quan đến chương trình kiểm soát và giám sát của EU. Cụ thể, trong năm 2022, cả EU và các nước trong khu vực Cộng đồng kinh tế châu Âu, trong đó có Na Uy đang tăng cường các chương trình kiểm tra. EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 ngày 13 tháng 5 năm 2022 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong giai đoạn 2023-2025 để đảm bảo tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo đó, Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà… Các sản phẩm này ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu sẽ bị hậu kiểm, lấy ngẫu nhiên hàng tại các siêu thị để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan hữu quan sẽ đến kho hàng nhập khẩu để tiếp tục kiểm tra. Bạn nên biết:Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu Trường hợp hàng phát hiện vi phạm sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Vì vậy, Thương vụ đề nghị Bộ làm việc với Tổng cục Hải quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục tái nhập trong thời gian sớm nhất để hoàn thành các nghĩa vụ với doanh nghiệp bạn, không làm mất uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam Thỏa thuận xanh châu Âu gây ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp Việt Nam? Ngoài ra, do ngày càng tăng lo ngại về khủng hoảng khí hậu đã khiến Liên minh châu Âu (EU) thông qua Thỏa thuận xanh châu Âu với tác động vượt ra ngoài lãnh thổ của EU, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Một số những vấn đề cần lưu ý trong các Chiến lược, kế hoạch được đưa ra là: Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030. Các nhà cung cấp và nông dân sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế hiện đại để thay thế biện pháp kiểm soát dịch hại truyền thống. Nông dân cũng có thể phải điều chỉnh các phương thức canh tác của họ để đáp ứng các quy định mới. Đây chính là lý do EU thường xuyên rà soát việc vượt ngưỡng các chất bị cấm. Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030: Nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không ảnh hưởng đến nạn phá rừng. Việc bán hàng hóa được sản xuất trên đất bị phá rừng và suy thoái sẽ bị cấm. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm cà phê, thịt bò, dầu cọ, đậu nành, cacao và các nhà sản xuất gỗ. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn: Kế hoạch này nhằm mục đích biến các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn ở EU, thông qua các quy định về quy trình tuần hoàn, thiết kế sản phẩm bền vững, hạn chế lãng phí, tái sử dụng hoặc tái chế tất cả các loại bao bì vào năm 2030. Trước hết, mặt hàng dệt may và da giày sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Qua đó, bà Thúy cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần nắm bắt các quy định, xu hướng thị trường để điều chỉnh sản xuất và có hướng tiếp cận thị trường mới. Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ nghiên cứu Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Bắc Âu. Trên đây là những thông tin tóm lược Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU trong năm 2023 các doanh nghiệp cần chú ý. Để nhận tư vấn thủ tục, hồ sơ xuất khẩu sang thị trường EU và các nước Bắc Âu hãy liên hệ ngày với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Bạn đang có nhu cầu kinh doanh và nhập khẩu mỹ phẩm về Việt nam nhưng chưa biết thuế nhập khẩu áp dụng đối với thị trường đó trong năm 2023 là bao nhiêu? thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm được thực hiện như thế nào? quy trình nhập khẩu mỹ phẩm, thuế và mã HS mỹ phẩm nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào? 1. Mỹ phẩm là gì? Theo điều 2, thông tư 06/2011/TT-BYT, Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Cụ thể, những sản phẩm được chấp nhận và nhập khẩu thông dụng bao gồm: son môi, phấn mắt, kem dưỡng da, mặt nạ, serum, bộ sản phẩm chăm sóc da.... Một số mặt hàng không được công nhận là mặt hàng mỹ phẩm, các bạn theo dõi chi tiết tại Công văn số 1609/QLD-MP ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý Dược. 2. Mã HS và thuế mỹ phẩm nhập khẩu năm 2023 là bao nhiêu? Theo bảng mã HS và biểu thuế 2023, mặt hàng mỹ phẩm đang được phân vào nhóm mã HS 33.04 và 3401.30.00. Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu. Đối với nhóm mặt hàng này, nhà nhập khẩu cần nộp 2 loại thuế là Thuế giá trị gia tăng (VAT) và Thuế nhập khẩu. Cụ thể như sau: Mã HS Mô tả hàng hóa Ví dụ về hàng hóa Thuế VAT Thuế nhập khẩu ưu đãi 33.04 Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân. 3304.10.00 – Chế phẩm trang điểm môi Son môi, son dưỡng… 10 20 3304.20.00 – Chế phẩm trang điểm mắt Bột nhũ mặt, phấn trăng điểm mắt, phấn kẻ mắt…. 10 22 3304.30.00 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân nước sơn móng tay, Tinh dầu dưỡng móng, Dung dịch tẩy móng tay , …. 10 22 – Loại khác: 3304.91.00 – – Phấn, đã hoặc chưa nén Phấn phủ trang điểm, Phấn trang điểm , Phấn thơm , phấn lót trang điểm, Phấn má …. 10 22 3304.99 – – Loại khác: 3304.99.20 – – – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá Gel trị mụn, Kem chống mụn, Kem dành cho da mụn , Kem dưỡng da trị mụn trứng cá , Kem trị mụn, Kem trị mụn trứng cá …. 10 10 3304.99.30 – – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác Kem dưỡng da ban đêm , kem dưỡng da ban ngày , kem dưỡng da chân , kem dưỡng da chống nắng , kem dưỡng da làm săn chắc cơ thể , kem dưỡng da tay , Nước hoa hồng…. 10 20 3304.99.90 – – – Loại khác Bộ sản phẩm dưỡng da, nhũ tương, mặt nạ, serum…. 10 20 3401.30.00 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng Sữa rửa mặt, gel rửa mặt… 10 27 3. Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm Đầu tiên, để được nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, mặt hàng mỹ phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế, như vậy hàng hóa phải được cấp Phiếu công bố mỹ phẩm. Căn cứ theo quy định của thông tư 06/2011/TT-BYT: Sản phẩm mỹ phẩm phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm lưu thông ra khi trường. Thủ tục nhập khẩu Mỹ phẩm Để nhập khẩu Mỹ Phẩm về Việt Nam, nhà cung cấp cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, hồ sơ như sau: - Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E) - Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp - Giấy giới thiệu – Bản chính - Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp - Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính - Công bố mỹ phẩm quy định theo thông tư 06/2011/TT-BYT. - Nhãn mác mỹ phẩm khi nhập khẩu - Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: a) Tên hàng hóa; b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; c) Xuất xứ hàng hóa; Với mặt hàng mỹ phẩm Nội dung Nhãn mỹ phẩm hiện hành được quy định tại Chương V Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định việc về Quản lý mỹ phẩm và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Thông thường, với mỹ phẩm, sau khi thông quan nhập khẩu hàng hóa, thương nhân cần bổ sung nhãn phụ để đảm bảo các nội dung trên nhãn đầy đủ so với quy định trước khi đưa hàng hóa ra thị trường. 4. Thuế nhập khẩu Mỹ phẩm là bao nhiêu? Hiện nay, Việt Nam có MFN với gần 200 quốc gia và có FTA với trên 50 quốc gia. Do đó, các quốc gia không có tối huệ quốc với Việt Nam là rất ít và hàng hóa được áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo FTA đang ngày càng tăng. Do đó, khi nhập mỹ phẩm, bên NK cần chú ý tra cứu bảng thuế nhập khẩu ưu đãi năm 2023 để kiểm tra mức thuế của mỹ phẩm đối với từng thị trường. Xác định thuế suất nhập khẩu từ các nước Thuế nhập khẩu thông thường: Trường hợp đặc biệt nhập khẩu mỹ phẩm từ nước chưa có quan hệ tối huệ quốc (MFN) với Việt Nam thì thuế nhập khẩu là thuế nhập khẩu thông thường Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: Trong trường hợp mỹ phẩm được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nếu không thuộc hai trường hợp kể trên (tức là nhập khẩu từ quốc gia có MFN và không có FTA với Việt Nam): Mỹ phẩm chịu thuế nhập khẩu ưu đãi. Khi xác định thuế nhập khẩu từ các thị trường quốc tế, bạn hãy thực hiện theo nguyên tắc: + Nếu đáp ứng điều kiện của hiệp định thương mại, người nhập khẩu có thể lựa chọn áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hoặc thuế nhập khẩu ưu đãi + Nếu hàng hóa không đáp ứng điều kiện theo Hiệp định thương mại, thì áp dụng Thuế nhập khẩu ưu đãi Cách tính thuế nhập khẩu mỹ phẩm Thuế nhập khẩu phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu Trong đó: – Giá trị hàng hay trị giá hải quan: là giá trị lô hàng khi bạn khai báo làm thủ tục hải quan. ( Trị giá tính thuế nhập khẩu = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng/chi phí phát sinh cho đến cảng nhập.) – Thuế suất nhập khẩu: tính bằng phần trăm (%) dựa trên Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất của Bộ tài chính ban hành Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu) x 10%. Bạn nên biết:Các loại thuế suất trong xuất nhập khẩu hàng hóa 5. Quy trình nhập khẩu mỹ phẩmĐể nhập khẩu mỹ phẩm về Việt nam, chúng ta cần thức hiện theo quy trình các bước sau:Bước 1: Xác định loại mỹ phẩm, mã HS code của sản phẩmThông qua bước này, chúng ta có thể tìm hiểu được thị trường, các loại thuế phải đóng khi nhập khẩu mỹ phẩm,... từ đó có thể xác định thông tin hàng hóa và khai báo trên hệ thống hải quanBước 2: Chuẩn bị hồ sơ và Khai tờ khai hải quan nhập khẩu mỹ phẩmThủ tục nhập khẩu mỹ phẩm gồm các chứng từ sau: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS code mỹ phẩm.Bước 3: Mở tờ khai hải quan và chờ kết quả thông quan hàng hóaSau khi mở tờ khai trên hệ thống 1 cửa, hải quan sẽ thông báo kết quả và phân luồng hàng hóa. Sau khi nhận được thông báo hàng thông quan, chủ hàng có thể thực hiện trách nhiệm đóng thuế cho lô hàng.Bước 4: Vận chuyển hàng hóa về kho và đưa hàng hóa ra thị trườngSau khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm và đóng thuế, bạn có thể đưa hàng hóa về kho để bảo quản và kinh doanh trên thị trường.Đối với thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm hàn quốc và các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu khác đều thực hiện theo đúng quy trình trên. Tuy nhiên, ở thị trường đặc biệt sẽ được lược bớt hoặc bổ sung thêm giấy tờ khác theo yêu cầu.Để nắm thêm các kiến thức, thông tin cụ thể về thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm và vận chuyển hàng mỹ phẩm nhập khẩu, các bạn hãy liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể hơn. 6. Đơn vị cung cấp dịch vụ logistics Mỹ phẩm uy tín Công ty Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ logistics như vận chuyển quốc tế - nội địa, dịch vụ hải quan và xin giấy phép chuyên ngành. Bên cạnh đó, Lacco cũng hỗ trợ cung cấp các dịch vụ quyết toán thuế và đóng thuế cho khách hàng. Với hệ thống 5 chi nhánh văn phòng đặt tại cảng biển và sân bay, khu công nghiệp và điểm trung tâm, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Với đội ngũ chuyên viên hải quan cùng chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng mọi thời gian và địa điểm. Lacco được khách hàng đánh giá là đơn vị uy tín, chất lượng và cũng là sự lựa chọn hàng đầu. Để nhận tư vấn, bạn hãy liên hệ trực tiếp đến: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Hiện nay, thị trường chính mà nước ta nhập khẩu linh kiện điện tử chủ yếu từ các quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước Asean. Để nhập khẩu linh kiện điện tử từ các thị trường này, bên nhập khẩu cần thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và các điều kiện xuất nhập khẩu của các thị trường. Bài viết dưới đây, công ty Lacco sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về quy trình và thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử cũng như mã HS Code, thuế nhập khẩu,... đối với mặt hàng tiềm năng này. 1. Cơ sở pháp lý về nhập khẩu linh kiện điện tử - Khi nhập khẩu linh kiện điện tử, đơn vị nhập khẩu cần tham khảo các văn bản sau: - Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016; - Nghị định 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của chính phủ về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu, ngoài hạn ngạch thuế quan và nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 122/2016/NĐ-CP. 2. Chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử Đối với mặt hàng linh kiện điện tử mới 100%, người nhập khẩu sẽ áp dụng quy trinh và thủ tục nhập khẩu thông thường. Đối với các sản phẩm điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin, phụ tùng và linh kiện điện tử đã qua sử dụng hiện đang thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu. Nên các đơn vị nhập khẩu cần chú ý. 3. Mã HS code và Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử - Mã HS code của mặt hàng linh kiện điện tử Nhìn chung mặt hàng linh kiện điện tử vô cùng phong phú với nhiều loại khác nhau và được xác định theo đặc điểm, chức năng của chúng. Cụ thể chi tiết mã HS từng loại linh kiện điện tử, bạn có thể tham khảo chương 84, 85 của biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023. Dưới đây là mã HS code của một số mặt hàng linh kiện điện tử: - Đối với bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây: Mã HS code là 85171100. - Đối với điện thoại cho mạng di động tế bào và mạng không dây khác: Mã HS code là 85171200. - Đối với thiết bị trạm gốc: Mã HS code là 85176100. - Đối với thiết bị phát thu sóng vô tuyến dùng cho phiên bản dịch trực tiếp tại hội nghị sử dụng nhiều thứ tiếng. Mã HS code là 85176210. - Đối với bộ điều khiển và bộ tích ứng gồm cổng cầu nối, cầu nối lẫn bộ định tuyến: Mã HS code là 85176221. - Đối với thiết bị chuyển mạch điện thoại hoặc điện báo: Mã HS code là 85176230. - Đối với bộ giải biến hoặc điều biến tính cả loại dùng cáp nối và thẻ cắm: Mã HS code là 85176241. - Đối với bộ tập trung hoặc bộ dồn kênh: Mã HS code 85176242. - Đối với thiết bị mạng nội bộ không dây: Mã HS code 85176251. Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử Theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP thì thuế suất nhập khẩu một số linh kiện để sản xuất lắp ráp ô tô sẽ giảm về 0%. Quy định này áp dụng với những linh kiện trong nước không sản xuất được. Khoản 18, Điều 16 Luật thuế xuất nhập khẩu năm 2016 quy định một số mặt hàng nhập khẩu là các vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất phần mềm, nội dung số hay các sản phẩm công nghệ thông tin được miễn thuế nhập khẩu. Như vậy có thể thấy thuế suất nhập khẩu đối với các mã HS thuộc nhóm linh kiện điện tử trong lĩnh vực sản xuất ô tô, công nghệ thông tin, lĩnh vực nội dung số, phần mềm,… sẽ có mức thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, Thuế VAT là 10%. Chi tiết về mức thuế hàng linh kiện điện tử đối với các thị trường, các bạn theo dõi trực tiếp tại: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 Các loại linh kiện khác thuế nhập khẩu sẽ dao động trong khoảng từ 3% – 25%. Mức thuế nhập khẩu thông thường của một số linh kiện điện tử được quy định bản dưới đây: Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất 8535 Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V. 85351000 Cầu chì 5 85354000 Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện 5 85359010 Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn 5 85359020 Công tắc đảo chiều (changeover switches) loại dùng khởi động động cơ điện 5 85359090 Loại khác 5 8541 Điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp. 85411000 Đi-ốt, trừ điốt cảm quang hay điốt phát quang (LED) 5 85412100 Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W 5 85412900 Loại khác 5 85413000 Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang 5 854140 Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; điốt phát quang (LED): 85414010 Điốt phát quang 5 85414021 Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp 5 85414022 Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm 5 85415000 Thiết bị bán dẫn khác 5 85416000 tinh thể áp điện đã lắp ráp 5 8542 Mạch điện tử tích hợp. 85423100 Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác 5 85423200 Bộ nhớ 5 85423300 Mạch khuếch đại 5 85423900 Loại khác 5 4. Hướng dẫn thủ tục hải quan linh kiện điện tử Hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị + Commercial Invoice còn được gọi là hóa đơn thương mại; + Bill of Lading còn được gọi là vận đơn đường biển hoặc chứng từ vận tải khác nếu vận chuyển bằng đường hàng không, đường sắt,… + Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói hàng hóa; + Sales Contract còn được gọi là hợp đồng thương mại; + C/O- giấy chứng nhận nguồn gốc mặt hàng linh kiện điện tử; + Catalogue mặt hàng; + Tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử Bước 1: Nhận thông báo và kiểm tra chứng từ Bước 2: Khai báo tờ khai nhập khẩu điện tử cho hải quan Đơn vị khai báo hải quan lần đầu sẽ phải mua token, đăng ký ueser code và password để khai báo. Việc đăng ký khai báo hải quan sẽ thực hiện trên phần mềm của hải quan (EUCS5 VNACCS). Nếu doanh nghiệp lần đầu nhập khẩu cần phải mua token, đăng ký ueser code và password để khai báo. Sau khi đăng ký xong hệ thống sẽ tự động phân thành 3 luồng: + Xanh: mã kiểm tra của tờ khai là số 1 có nghĩa là sẽ được thông quan luôn. + Vàng: mã kiểm tra của tờ khai là số 2, có nghĩa là bạn chỉ cần xuất trình chứng từ để hải quan kiểm tra và có thể thuận lợi thông quan. + Đỏ: mã kiểm tra của tờ khai là số 3, điều này có nghĩa bạn vừa phải xuất chứng từ để kiểm tra, vừa phải kiểm tra hàng hóa. Với các trường hợp phân luồng cụ thể, đơn vị làm thủ tục hải quan sẽ phải xuất trình các loại giấy tờ, thủ tục theo quy định. Bước 3: Nộp thuế và lấy lệnh giao hàng Trước khi đi nộp thuế, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại mức thuế phải đóng là bao nhiêu để nhanh chóng nộp đủ cho hải quan để tranh mất thời gian. Khi nhận lệnh giao cần phải đầy đủ: + Giấy giới thiệu của công ty nhận hàng được ghi trên thông báo hàng đến. + Vận đơn. + Thông báo hàng đến. Lưu ý: Trong một số trường hợp lấy hàng từ container, khi nhận hàng phải xuất trình được một số loại giấy tờ khác như: giấy mượn container, giấy hạ container rỗng, hạn lệnh giao hàng và phải có hóa đơn. Sau đó, làm các thủ tục để nhận hàng theo quy định. Tham khảo:Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco Bước 4: Lấy hàng hóa và đưa về kho nội địa Sau khi bạn đã hoàn thành xong các thủ tục hải quan nhập khẩu thì công việc cuối cùng là nhận hàng và vận chuyển về kho nội địa. Thông thường các chủ đầu tư thuê xe ô tô vận chuyển tùy vào mặt hàng mà lựa chọn loại xe. Chuyển cho chủ xe giấy giao nhận hàng và nhà xe tự lấy hàng chuyển hàng về địa điểm kho của bạn một cách nhanh và an toàn nhất. Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho bạn trong kinh doanh. Đến đây bạn chỉ cần kiểm tra lại hàng về tên mặt hàng và số lượng cũng như chất lượng hàng. Trên đây là những chia sẻ cơ bản về cơ sở pháp lý, thủ tục và quy trình làm thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử. Nếu bạn lần đầu làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho mặt hàng này có thể áp dụng những quy trình trên. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, giải quyết nhanh chóng các vướng mắc trong quá trình thực hiện, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được hỗ trợ. Công ty Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển quốc tế - nội địa, dịch vụ hải quan và xin giấy phép chuyên ngành. Với hệ thống 5 chi nhánh văn phòng đặt tại cảng biển và sân bay, khu công nghiệp và điểm trung tâm, Lacco đảm bảo hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả, nhiệt tình và làm hài lòng mỗi khách hàng. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 1/2023 đã giảm đến 31% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Thậm chí, có một số mặt hàng thủy giảm mạnh đến 2 con số. Tình hình xuất khẩu thủy sản 2022 Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022 là năm ngành thủy sản Việt Nam đại thành công khi sản xuất khẩu (XK) thủy sản đạt mức kỷ lục là 11 tỷ USD với mức tăng trưởng trong 3 quý đầu năm tăng liên tục từ 34 - 46% so với cùng kỳ. Nhưng đến quý IV/2022, xu hướng xuất khẩu thủy sản đã có những dấu hiệu đảo chiều khi con số tăng trưởng bắt đầu đi vào con số âm đến 9% và giảm sâu ở tất cả các ngành hàng do tác động của lạm phát ở các thị trường. Tháng 1/2023, XK thủy sản vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với doanh thu đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giảm mạnh Cá tra: Đây là mặt hàng giảm mạnh nhất trong đầu năm 2023 với doanh thu chỉ đạt hơn 106 triệu USD (giảm 50%); Tôm: đạt 169 triệu USD, Giảm 46% Cá ngừ: Doanh thu gần 60 triệu USD, giảm 32% Riêng mực và bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng ổn định với con số dương 4% (đạt hơn 65 triệu USD) và các loài cá biển khác cũng tăng 6% (đạt hơn 168 triệu USD)… Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản 2023 Với tình hình xuất nhập khẩu thủy sản cuối năm 2022 và tháng 1/2023, dự kiến xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 1/2023 đều giảm mạnh. Cụ thể, thị trường Mỹ giảm 56%,Hongkong - Trung Quốc giảm 55%, EU giảm 35%... Bức tranh xuất khẩu thủy sản trong nước sẽ chưa thể rực sáng trở lại trước khi nền kinh tế thế giới có khởi sắc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có niềm tin khi thủy sản vẫn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhu cầu sẽ không thể sụt giảm quá mạnh của nhiều thị trường. Có thể thấy, năm 2023 vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề rủi ro, trong đó không thể bỏ qua những yếu tố về tình hình chiến tranh căng thẳng tại Ukraine và cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Nhưng những yếu tố này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam để tiếp cận các thị trường hấp dẫn như Mỹ, Trung Quốc, EU… Bên cạnh đó, chính sách mở cửa của Trung Quốc cũng đem lại những hy vọng lớn về sự hồi phục nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà cả các thị trường khác trên thế giới, khi mà du lịch và giao thương được thông suốt… Ngành thủy sản kỳ vọng sự hồi phục nhu cầu và đơn hàng từ các thị trường và tình hình sẽ sáng sủa hơn từ quý 2/2023. Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thủy hải sản có các thị trường quốc tế, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ dịch vụ chi tiết. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Năm 2023, hải quan đã đưa ra bản mã loại hình xuất nhập khẩu mới để phù hợp với các hiệp định kinh tế quốc tế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt nam. Theo đó, một số mã loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ đã có sự thay đổi. Chi tiết về các mã loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, các bạn hãy cùng Lacco theo dõi chi tiết trong bài dưới đây. Cập nhật các mã loại hình mới được thay đổi Thay đổi với mã loại hình xuất khẩu: Sửa đổi nội dung hướng dẫn sử dụng của các mã B11, B12, B13, E52, E62, E82, G23, G61, C22 và H21. Thay đổi với bảng mã loại hình nhập khẩu: - Bảng mã loại hình mới thêm mã A43 (Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế) và mã A44 (Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế); - Thay đổi và hướng dẫn sửa đổi mã loại hình: A11, A12, A31, A41, A42, E13, E15, E21, E41, G12, G13, G14, G51, C11, C21 và H11. Ví dụ: với mã loại hình A11; A12 cần phân loại đúng theo mục đích sử dụng của hàng hóa: ví dụ doanh nghiệp A nhập sản phẩm về tiêu dùng, mua bán thương mại trong nước sẽ áp mã loại hình A11. Cùng mục đích nhập kinh doanh như công ty A nhập về để làm nguyên liệu sản xuất thành sản phẩm khác sẽ áp theo mã loại hình A12 Mã A31 nhập kinh doanh trường hợp áp dụng với hàng tạm nhập nhưng được tiến hành nhập khẩu đưa vào tiêu thụ luôn trong nước. Ngoài ra, quy định này cũng phân biệt rõ các hoạt để làm rõ một số mã loại hình phục vụ cho công tác thống kê, theo dõi, như: xuất nhập khẩu tại chỗ, mã chế độ riêng. Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu tóm tắt Tóm tắt bảng mã loại hình xuất nhập khẩu: 16 mã xuất và 24 mã loại hình nhập khẩu. Bảng mã loại hình xuất khẩu (16 mã trong đó 10 mã đã được sửa đổi) 10 mã loại hình được sửa đổi B11: Xuất kinh doanh B12: Xuất sau khi đã tạm xuất B13: Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu E52: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài E62: Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu E82: Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài G23: Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế G61: Tạm xuất hàng hóa C22: Hàng hóa đưa ra khu phi thuế quan H21: Xuất khẩu hàng khác 5 mã loại hình vẫn được giữ nguyên: E42: Xuất khẩu sản phẩm của DNCX E54: Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác G21: Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất G22: Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn G24: Tái xuất khác. Lưu ý trong mã loại hình xuất khẩu Bổ sung mã C12: Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài. Bỏ mã E56: Xuất sản phẩm gia công giao hàng tại nội địa. 24 mã loại hình nhập khẩu, trong đó có 16 mã được sửa đổi A11: Nhập kinh doanh tiêu dùng A12: Nhập kinh doanh sản xuất A31: Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu A41: Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu A42: Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập E13: Nhập hàng hóa khác vào DNCX E15: Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa E21: Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài E41: Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài G12: Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn G13: Tạm nhập miễn thuế G14: Tạm nhập khác G51: Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất G11 Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan C21: Hàng đưa vào khu phi thuế quan H11: Hàng nhập khẩu khác. Bổ sung thêm 2 mã loại hình mới: A43: Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế A44: Nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế. Giữ nguyên 6 mã loại hình mới A21 Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập E11 Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài E23 Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang E31 Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu E33 Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế G11 Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất. Mã loại hình xuất nhập khẩu (16 mã loại hình) TT Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú 1 B11 X Xuất kinh doanh Sử dụng trong trường hợp:a) doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước. 2 B12 Xuất sau khi đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp:a) Doanh nghiệp đã tạm xuất hàng hóa nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, tặng hoặc dùng hàng hóa này với mục đích khác ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX. b) Hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX nhưng không tái nhập trở lại mà thay đổi mục đích sử dụng để bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại nước ngoài hoặc trong khu phi thuế quan, DNCX Sử dụng trong trường hợp hàng hóa đã tạm xuất theo mã loại hình G61 3 B13 X Xuất khẩu hàng đã nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu (chưa qua quá trình gia công, chế biến) ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; b) Hàng hóa thanh lý của doanh nghiệp chế xuất và máy móc, thiết bị được miễn thuế thanh lý theo hình thức bán ra nước ngoài hoặc bán vào DNCX; c) Xuất khẩu nguyên liệu, vật tư dư thừa của hoạt động gia công, SXXK, chế xuất ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài; 4 E42 X Xuất khẩu sản phẩm của DNCX Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm của DNCX ra nước ngoài và xuất vào nội địa. Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ 5 E52 X Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất sản phẩm cho đối tác thuê gia công ở nước ngoài hoặc giao hàng theo chỉ định của bên đặt gia công; b) Xuất khẩu sản phẩm gia công tự cung ứng nguyên liệu c) Xuất trả sản phẩm gia công cho DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; d) Xuất khẩu suất ăn của hãng hàng không nước ngoài cho tàu bay xuất cảnh. Trường hợp xuất vào DNCX, khu phi thuế quan phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 6 E54 X Xuất nguyên liệu gia công từ hợp đồng này sang hợp đồng khác Sử dụng trong trường hợp: Chuyển nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, không bao gồm việc chuyển thiết bị, máy móc. Lưu ý:– Thiết bị máy móc khai báo theo chế độ tạm, khi chuyển mục đích sử dụng G23; – Trường hợp này phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 7 E62 X Xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp:a) Xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan (bao gồm trường hợp xuất cho thương nhân nước ngoài và được chỉ định giao hàng tại Việt Nam) b) Xuất khẩu suất ăn cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam Trường hợp xuất vào nội địa phải khai các chỉ tiêu thông tin về XNK tại chỗ như mã điểm đích vận chuyển bảo thuế và chỉ tiêu số quản lý nội bộ. 8 E82 X Xuất nguyên liệu, vật tư thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam xuất nguyên liệu, vật tư thuê nước ngoài gia công hoặc thuê DNCX gia công;Trường hợp xuất khẩu máy móc, thiết bị theo dõi bằng chế độ tạm G61. 9 G21 X Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng đã tạm nhập theo loại hình kinh doanh TNTX mã G11 (bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất). Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX. 10 G22 X Tái xuất máy móc, thiết bị đã tạm nhập để phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân đã tạm nhập theo mã G12. Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan. Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX. 11 G23 X Tái xuất hàng tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập sử dụng mã G13, A44. 12 G24 X Tái xuất khác Sử dụng trong các trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập theo mã G14. 13 G61 X Tạm xuất hàng hóa Sử dụng trong trường hợp:a) Tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu phi thuế quan hoặc từ khu phi thuế quan ra nước ngoài theo chế độ tạm; b) Tạm xuất hàng hóa của cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; c) Hàng hóa tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; d) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động đặt gia công nước ngoài; đ) Hàng hóa tạm xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế; e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; g) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm xuất để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm; h) Tạm xuất hàng hóa khác. 14 C12 X Hàng hóa từ kho ngoại quan xuất đi nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:– Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu phi thuế quan; – Hàng hóa đưa từ kho ngoại quan này qua kho ngoại quan khác. 15 C22 X Hàng đưa ra khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan (trừ doanh nghiệp chế xuất, kho ngoại quan) ra nước ngoài hoặc vào thị trường nội địa. 16 H21 X Xuất khẩu hàng khác Sử dụng trong trường hợp:a) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; e) Hàng mẫu; g) Hành lý cá nhân của người xuất cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người xuất cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; h) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên. Bảng mã loại hình nhập khẩu (24 mã loại hình) TT Mã LH Khai kết hợp Tên Hướng dẫn sử dụng Ghi chú 1 A11 Nhập kinh doanh tiêu dùng Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:a) Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; b) Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập khẩu tại chỗ. Riêng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký quyền nhập khẩu sử dụng mã loại hình A41 để làm thủ tục nhập khẩu. 2 A12 Nhập kinh doanh sản xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):a) Nhập khẩu từ nước ngoài; b) Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan); d) Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính. 3 A21 Chuyển tiêu thụ nội địa từ nguồn tạm nhập Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa có nguồn gốc từ tạm nhập khẩu. Trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa từ các nguồn khác sử dụng mã A42. 4 A31 Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp tái nhập hàng đã xuất khẩu của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất nguyên liệu đặt nước ngoài gia công (bao gồm: nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm), hàng hóa xuất khẩu khác theo loại hình H21 nhưng bị trả lại để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy. 5 A41 Nhập kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm DNCX), doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo quyền nhập khẩu để bán trực tiếp tại Việt Nam (không qua sản xuất). 6 A42 Thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa từ các loại hình khác, trừ tạm nhập Sử dụng trong trường hợp:a) Doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, ưu đãi thuế (bao gồm cả hạn ngạch thuế quan), sau đó thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, trừ hàng hóa tạm nhập tái xuất (bao gồm cả kinh doanh tạm nhập tái xuất). b) Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa tại chỗ quá thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông quan tờ khai xuất khẩu tại chỗ, nhưng doanh nghiệp không thông báo cho cơ quan hải quan thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục hải quan. 7 A43 X Nhập khẩu hàng hóa thuộc Chương trình ưu đãi thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô (Chương trình ưu đãi thuế); nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020-2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô) quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ 8 A44 Tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp tạm nhập hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế. 9 E11 X Nhập nguyên liệu của DNCX từ nước ngoài Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài để sản xuất, gia công. 10 E13 X Nhập hàng hóa khác vào DNCX Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu từ nước ngoài, từ nội địa hoặc từ DNCX khác và thuê mua tài chính:a) Công cụ dụng cụ, hàng hóa tạo tài sản cố định, trừ trường hợp tạm nhập máy móc, thiết bị theo hình thức thuê mượn, hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo G12; b) Hàng hóa khác chỉ sử dụng trong doanh nghiệp chế xuất (thuộc đối tượng không chịu thuế). 11 E15 Nhập nguyên liệu, vật tư của DNCX từ nội địa Sử dụng trong trường hợp DNCX nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất, gia công từ nội địa hoặc từ DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan khác. 12 E21 X Nhập nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài Sử dụng trong trường hợp:a) Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để gia công cho thương nhân nước ngoài hoặc DNCX, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan từ các nguồn: Nhập khẩu từ nước ngoài của bên đặt gia công; Nhập khẩu theo chỉ định của bên đặt gia công; Tự cung ứng từ nguồn nhập khẩu theo thỏa thuận với bên đặt gia công. b) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không nước ngoài xuất cảnh 13 E23 X Nhập nguyên liệu, vật tư gia công từ hợp đồng khác chuyển sang Sử dụng trong trường hợp nhận nguyên liệu, vật tư từ hợp đồng gia công khác chuyển sang theo thủ tục XNK tại chỗ. 14 E31 X Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu từ các nguồn:a) Từ nước ngoài; b) Từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. d) Nhập khẩu hàng hóa để cung ứng cho tàu bay của hãng hàng không Việt Nam xuất cảnh Áp dụng đối với các trường hợp đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Trường hợp không đáp ứng, thì khai báo theo loại hình A12. 15 E33 X Nhập nguyên liệu, vật tư vào kho bảo thuế Sử dụng trong trường hợp nhập nguyên liệu, vật tư đưa vào kho bảo thuế để sản xuất hàng xuất khẩu. 16 E41 Nhập sản phẩm thuê gia công ở nước ngoài Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả DNCX) nhập lại sản phẩm sau khi gia công ở nước ngoài hoặc thuê DNCX gia công. 17 G11 Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất 18 G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn Sử dụng trong trường hợp:a) Thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm; b) Tàu biển, tàu bay tạm nhập – tái xuất để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam 19 G13 Tạm nhập miễn thuế Sử dụng trong trường hợp:a) Hàng hóa tạm nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; b) Máy móc, thiết bị tạm nhập để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; c) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, gia công cho DNCX, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; c) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; d) Hàng hóa tạm nhập để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; đ) Hàng hóa tạm nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế; e) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; g) Hàng hóa tái nhập hàng của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu, xuất sản phẩm của DNCX, xuất khẩu hàng hóa khác bị trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất trả lại khách hàng hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc vào khu phi thuế quan. h) Máy móc thiết bị chuyển từ hợp đồng gia công này sang hợp đồng gia công khác Doanh nghiệp phải khai báo mã loại hình cùng với các mã miễn thuế hoặc không chịu thuế tùy thuộc vào các trường hợp nêu trên (tham khảo các Bảng mã tại www.customs.gov.vn) 20 G14 Tạm nhập khác Sử dụng trong trường hợp:a) Ô tô, xe máy tạm nhập của các tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; b) Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập khác chưa được chi tiết nêu tại G11, G12, G13. 21 G51 Tái nhập hàng hóa đã tạm xuất Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm:a) Hàng hóa đã tạm xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp đã tạm xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ hoạt động gia công ở nước ngoài; c) Hàng hóa đã tạm xuất gửi đi bảo hành, sửa chữa; d) Hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…); đ) Hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; e) Hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; g) Hàng hóa đã tạm xuất là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu để sản xuất, thi công công trình thực hiện dự án, thử nghiệm; h) Tái nhập các hàng hóa đã tạm xuất khác. 22 C11 X Hàng nước ngoài gửi kho ngoại quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài gửi kho ngoại quan; hàng hóa đưa từ kho ngoại quan khác. 23 C21 X Hàng đưa vào khu phi thuế quan Sử dụng trong trường hợp hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, trừ hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế. 24 H11 Hàng nhập khẩu khác Sử dụng trong trường hợp:a) Quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; b) Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này (trừ ô tô, xe máy sử dụng mã G14); c) Hàng hóa là tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân; d) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; đ) Hàng mẫu; e) Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn g) Hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế; h) Hàng hóa nhập khẩu của thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh tại chợ biên giới; i) Các hàng hóa khác chưa được định danh ở trên. Trên đây là một số thông tin về Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về mã loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc cần hỗ trợ các dịch vụ khai báo hải quan và các dịch vụ hải quan, vận chuyển hàng xuất nhập khẩu,... hãy liên hệ trực tiếp đến công ty Lacco để được bộ phận khai báo hải quan chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ thông tin chi tiết: Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan năm 2014 đối với hàng hóa, phương tiện vận tải. 1. Xuất khẩu tại chỗ là gì? Khái niệm xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Xuất khẩu tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất nhằm xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, hàng hóa này sẽ được giao cho chủ hàng ngay tại Việt Nam. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm: - Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công; - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Các bên liên quan trong xuất nhập khẩu tại chỗ - Người xuất khẩu tại chỗ (doanh nghiệp xuất khẩu): Là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam. - Người nhập khẩu tại chỗ (doanh nghiệp nhập khẩu): là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ. Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần phải đảm bảo có 3 yếu tố: - Bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài - Địa điểm giao hàng tại Việt Nam - Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp 2. Xuất nhập khẩu tại chỗ có những lợi ích gì? Hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ đang được các chủ doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến bới hình thực này đem lại khá nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, các bạn có thể tham khảo 3 lợi ích lớn nhất của xuất khẩu tại chỗ như: + Tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí về thuế và thủ tục cho doanh nghiệp. + Tiết kiệm thời gian vận chuyển, đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng, an toàn. Từ đó đảm bảo tiến độ, kế hoạch công việc đã đề ra. + Chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất,… 3. Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ Về các loại hàng hóa được áp dụng xuất khẩu tại chỗ, căn cứ theo Điều 86 - Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại: -Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP; -Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; Bạn nên biết:Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất -Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. Xem thêm: Quy trình thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ 4. Xuất nhập khẩu tại chỗ có chịu thuế nhà thầu không? Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng thuế nhà thầu cụ thể như sau: "Điều 1. Đối tượng áp dụng Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I): ... Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam (trừ trường hợp gia công và xuất trả hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) hoặc thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng của các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms mà người bán chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa vào đến lãnh thổ Việt Nam. Các bạn muốn hỗ trợ chi tiết về kiến thức và thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ và các dịch vụ hải quan khác, hãy liên hệ ngay về công ty Lacco để được đội ngũ chuyên gia và chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ tận tình, cụ thể đối với từng trường hợp và loại hình hàng hóa. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm