Preloader Close

Tìm kiếm

Tùy theo từng khu vực kinh tế và các hiệp định thương mại kinh tế quốc tế, khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng theo các mẫu CO CPTPP theo quy định của hiệp ước. Cụ thể loại hàng hóa mà anh/chị nhập khẩu sẽ sẻ dụng các mẫu CO CPTPP - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo form nào? Mẫu CO - Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? – CO (Certificate Of Original) là giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa được cấp bởi một quốc gia (nước xuất khẩu) nhằm xác nhận mặt hàng đó là do nước đó sản xuất ra và phân phối trên thị trường xuất khẩu theo quy định về xuất xứ. CO tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa khi nhập khẩu vào một quốc gia khác (nước nhập khẩu) về mặt thuế quan. Như vậy, CO là căn cứ bằng chứng từ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại quốc gia nào mà còn giúp doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan, tăng lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tính tuân thủ hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp cần chuẩn bị thủ tục xin cấp mẫu CO gồm những gì? Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp xin CO - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần chuẩn bị đầy đủ các loại thủ tục như sau: Tên giấy tờ Số lượng a) Đơn đề nghị cấp CO được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); Bản chính: 1Bản sao: 0 b) Mẫu CO theo quy định đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010); Bản chính: 1Bản sao: 0 c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan; Bản chính: 0Bản sao: 1 d) Bản sao hoá đơn doanh nghiệp (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp); Bản chính: 0Bản sao: 1 đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương và phải được đóng dấu sao y bản chính. Doanh nghiệp được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế; Bản chính: 0Bản sao: 1 e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT); Bản chính: 1Bản sao: 0 g) Bản khai báo xuất xứ hàng hóa hoặc nguyên liệu theo mẫu do Bộ Công Thương quy định. (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT); Bản chính: 1Bản sao: 0 h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Bản chính: 0Bản sao: 1 Các bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình xin mẫu CO tại:Quy trình xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) Các mẫu CO CPTPP - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng phổ biến Để có thể được hưởng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu theo các khu vực kinh tế, doanh nghiệp cần khai báo hải quan và xin mẫu CO phù hợp theo từng hiệp định CPTPP Việt Nam ký kết. Theo đó, các bạn có thể tham khảo 1 số mẫu CO thường gặp như sau: Loại hiệp định (FTA) Thị trường Mẫu C/O AFTA ASEAN Form A ACFTA ASEAN-Trung Quốc Form E AKFTA ASEAN-Hàn Quốc Form AK AJCEP ASEAN - Nhật Bản Form AJ VJEPA ASEAN - Nhật Bản Form VJ AIFTA ASEAN - Ấn Độ Form AI AANZFTA ASEAN -Australia-New Zealand Form AANZ VCFTA Việt Nam - Chi Lê Form VC VN-EAEU FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu Form EVA CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Form CPTPP AHKFTA ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) Form AHK EVFTA Việt Nam - Liên minh Châu Âu Form EUR.1 VN-EAEU FTA Việt Nam và Khối EFTA Form EVA UKVFTA Nam- Vương Quốc Anh & Bắc Ailen Form EUR.1 UK RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Form RCEP VIFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Israel C/O mẫu VI Mọi thông tin cần thiết cần hỗ trợ về CO và các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, các bạn hãy liên hệ nhanh đến hotline: 0906 23 5599 – Đại lý hải quan uy tín để được tư vấn cụ thể. Hoặc các bạn cần hỗ trợ các dịch vụ vận chuyển quốc tế - nội địa, thủ tục hải quan và các loại giấy phép xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với Lacco để được tư vấn đầy đủ, chính xác nhất theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Các quy định về Thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế là bao nhiêu được Bộ tài chính quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC). Trong đó đã nêu rõ chi tiết về mực thuế GTGT đối với các hoạt động kinh doanh vận tải quốc tế, loại hàng hóa vận chuyển phải chịu thuế như thế nào. Cụ thể sẽ được Lacco giúp các bạn giải đáp trong bài viết dưới đây. Vận tải quốc tế là gì? Vận tải quốc tế là hoạt động di chuyển hàng hóa hoặc hành khách từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua các phương tiện vận tải như tàu biển, máy bay, xe tải, hoặc đường sắt. Hoạt động này liên quan đến việc chuyển hàng qua biên giới quốc gia, thường đi kèm với các thủ tục hải quan, giấy tờ pháp lý, và quy định vận chuyển của các quốc gia liên quan. Vận tải quốc tế đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, giúp kết nối các thị trường và nền kinh tế, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, cũng như thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và chuỗi cung ứng. Vận tải quốc tế có chịu thuế GTGT không? Điều kiện áp dụng thuế 0% đối với vận tải quốc tế Theo khoản 12 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC đã có quy định về mức thuế VAT cho hoạt động vận tải quốc tế. Cụ thể như sau: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vận chuyển hành khách đi, đến nước ngoài; vận chuyển hàng hóa, hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; cước vận tải đường biển ngoài nước cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, để được áp dụng thuế 0% đối với vận tải quốc tế thì doanh nghiệp phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: - Cung ứng các dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế - Sở hữu các hợp đồng vận tải hoặc vận đơn quốc tế - Có đầy đủ hợp đồng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng với bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tham khảo:Dịch vụ vận tải quốc tế tại Hà Nội uy tín năm 2024 Trường hợp nào không được áp dụng mức thuế suất 0%? Cũng theo Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) tại khoản 3 có quy định các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: - Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. - Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; - Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; - Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan); - Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm: + Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành; + Dịch vụ thanh toán qua mạng; + Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam. Đối với những trường hợp này, bên vận chuyển hoặc kinh doanh mặt hàng trên sẽ phải thực hiện các quy định đóng thuế theo quy định của Bộ tài chính. Mọi thông tin chi tiết về vận tải quốc tế, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với các đơn vị vận tải quốc tế uy tín hoặc Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco để được tư vấn cụ thể đối với từng dịch vụ và hàng hóa đặc biệt. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế xuất được hưởng rất nhiều quyền lợi. Do đó, Khu chế xuất là gì? Khu chế xuất có khu vực hải quan riêng không? là những vấn đề rất được các doanh nghiệp quan tâm. Bài viết này, Lacco sẽ giúp các bạn hiểu hơn về khu chế xuất và các Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất là gì? Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất và các hoạt động hàng xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Có thể hiểu, Khu chế xuất được hiểu là khu công nghiệp chuyên phục vụ các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. Khu chế xuất được ngăn cách với các khu vực sản xuất khác ở bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khu chế xuất có khu vực hải quan riêng không? Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định rất chi tiết về khu thuế quan riêng và Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác tại Việt Nam. Theo đó, khu chế xuất được coi là khu vực hải quan riêng và được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán, thanh lý tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư. Như vậy, hàng hóa tại khu chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng trừ các trường hợp hàng hóa nằm trong quy định tại điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP: Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản. Tham khảo:Dịch vụ logistics ở khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao Thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất. Được phân làm 3 trường hợp như sau: Loại hàng hóa nào trong doanh nghiệp chế xuất nào cần phải làm thủ tục hải quan? Doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa các loại hàng hóa có thuế suất thuế xuất khẩu thì phải làm thủ tục hải quan (trừ trường hợp hàng hóa này được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất) Các loại hàng hoá khác với các trường hợp (điểm b và c): hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (máy móc, thiết bị tạo tscđ; nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng không thuộc các trường hợp đã nêu ở trên). Tim hiểu thêm:Quy trình thủ tục hải quan thông thường đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu 5 trường hợp Doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn làm hoặc không làm thủ tục hải quan - Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các doanh nghiệp chế xuất; - Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất; - Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một khu chế xuất; - Hàng hóa của các doanh nghiệp chế xuất thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại việt nam, có hạch toán phụ thuộc; - Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại. (khoản 1, điều 74, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50, điều 1, tt 39/2018/tt-btc) 4 trường hợp Doanh nghiệp chế xuất không phải làm thủ tục hải quan - Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất nhập khẩu từ nước ngoài (đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa nhập khẩu theo quy định) mua bán hàng hóa này với doanh nghiệp nội địa. - Hàng hóa doanh nghiệp chế xuất mua từ nội địa (đã nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định như doanh nghiệp nội địa và hàng hoá này có thuế suất thuế xuất khẩu nhưng được sử dụng làm nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp chế xuất (ví dụ: than đá sử dụng trong quá trình đốt lò phục vụ sản xuất của doanh nghiệp chế xuất)). - Doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa để gia công và nhận lại sản phẩm gia công từ nội địa. Trường hợp đưa hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất vào thị trường nội địa để gia công, bảo hành, sửa chữa nhưng không nhận lại hàng hóa thì bên nhận gia công (doanh nghiệp nội địa) phải đăng ký tờ khai mới để thay đổi mục đích sử dụng. - Doanh nghiệp chế xuất nhận hàng hóa từ nội địa để gia công và trả lại sản phẩm gia công vào nội địa (khoản 2, điều 74, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 50, điều 1, tt 39/2018/tt-btc và điểm b, khoản 1, điểm b, khoản 2, điều 76, tt 38/2015/tt-btc được sửa đổi, bổ sung tại khoản 52, điều 1, tt 39/2018/tt-btc) * lưu ý: nếu không làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo quy định của bộ tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán và xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa, hồ sơ sổ sách giao nhận hàng hoá gia công. Doanh nghiệp chế xuất lựa chọn làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp được lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục hq như các doanh nghiệp nội địa theo quy định tại thông tư số 38/2015/tt-btc và 39/2018/tt-btc. - Đối với hàng hoá là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định: doanh nghiệp đăng ký danh mục miễn thuế tạo tài sản cố định tại cơ quan hải quan, sau đó tiến hành thủ tục hải quan nhập khẩu miễn thuế. - Đối với trường hợp gia công: thực hiện thủ tục hải quan về hàng hoá gia công như các doanh nghiệp nội địa - Đối với trường hợp khác: thực hiện thủ tục hải quan như hàng hoá thông thường. Mọi thông tin chi tiết về thủ tục, hồ sơ thủ tục mua bán hàng xuất nhập khẩu trong khu chế xuất, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Lacco - Đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan khu công nghiệp, khu chế xuất,... Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công là nhóm hàng đặc biệt nên việc khai báo và chuẩn bị hồ sơ hải quan có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể Quy trình thực hiện thủ tục khai báo hải quan hàng gia công thực hiện như nào? Thủ tục, chứng từ gồm có những gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công Đối với thông báo cơ sở sản xuất: Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích để gia công, sản xuất (mã loại hình E21, E31) thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên; Quy định này không áp dụng với loại hình nhập kinh doanh sản xuất (A12). Thủ tục hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm”. Căn cứ Khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm sẽ bao gồm các thủ tục như sau: Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 1 bản chính; Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định) và số tiền nhập khẩu thực tế: 1 bản Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Tham khảo thêm:Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Quy trình thực hiện thủ tục khai báo hải quan hàng gia công Đối với các mặt hàng gia công, quy trình làm thủ tục hải quan sẽ thực hiện theo các bước như sau: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ làm thủ tục hải quan Hóa đơn thương mại (Invoice Commercial). Phiếu đóng gói (Packing List). Vận đơn (B/L). Các loại chứng từ xuất nhập khẩu và mua bán hàng hóa cần thiết: giấy phép, giấy chứng nhận, hợp đồng giữa hai bên,… Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng gia công Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất nhập khẩu hàng gia công, cần thực hiện các bước khai báo hải quan như sau: Khai báo cơ sở sản xuất: Gồm các thông tin liên quan đến đơn vị gia công mà doanh nghiệp thuê như: tên đơn vị, địa chỉ, nước đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất,… Các thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê xưởng gia công và các thông tin mà khách hàng cung cấp. Khai báo, đăng ký hợp đồng gia công: khai báo thông tin theo hợp đồng gia công ký kết giữa 2 bên. Các thông tin về hàng hóa như: Tên sản phẩm, nguyên phụ liệu và định mức sản phẩm. Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có thay đổi về các thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất, hợp đồng gia công hay định mức sản phẩm thì phải làm thông báo thay đổi cho cơ quan hải quan theo MẪU 12. Các khai báo, đăng ký thông tin trên đều được khai trên hệ thống ECUS để truyền thông tin đến cơ quan hải quan. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất trên hệ thống so với thực tế mới ban quyết định cơ sở đủ điều kiện để thực hiện gia công và được phép làm thủ tục hải quan hàng gia công. Tham khảo:Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công Quy trình khai báo hải quan hàng gia công nhập khẩu Đối với khai báo hải quan nhập khẩu, hàng gia công sẽ được mở theo loại hình E21 trên hệ thống khai báo hải quan điện tử. Quy trình khai báo sẽ thực hiện theo các bước: Điền các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,… Đối chiếu, kiểm tra thông tin trên hệ thống so với chứng từ thực tế. Sau khi kiểm tra thống nhất các thông tin, truyền tờ khai đến cơ quan hải quan. Đính kèm các chứng từ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Bill, Giấy phép,… Tiến hành lấy phân luồng, thực hiện các yêu cầu của hải quan nếu có. Quy trình khai báo hải quan hàng gia công xuất khẩu Đối với xuất khẩu, khai báo hải quan được mở theo loại hình E52 qua hệ thống V5. Gồm các bước như sau: Điền các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,… Kiểm tra thông tin trên hệ thống so với chứng từ thực tế, sau đó khai trước tờ khai. Sau khi kiểm tra thống nhất các thông tin, truyền tờ khai đến cơ quan hải quan. Tiến hành lấy phân luồng, thực hiện các yêu cầu của hải quan nếu có. Đính kèm các chứng từ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Giấy phép,… Chú ý: Đối với các sản phẩm thuộc chương 84, 85 thì cần nêu rõ hàng mới hay hàng đã qua sử dụng. Các công ty có mối quan hệ đặc biệt với nhau cần phải ghi chú để thuận tiện cho việc thanh toán và kiểm tra sau thông quan. Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì phải kí hiệu tại ô Quản lý nội bộ là: #&XKTC hoặc #&NKTC. Mọi thông tin chi tiết khai báo hải quan hàng gia công, hàng xuất nhập khẩu tại chỗ và các mặt hàng xuất nhập khẩu khác phục vụ khu công nghiệp, khu chế xuất,… quý khách vui lòng liên hệ đến Công ty Lacco để được hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm hàng hóa. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể những hàng hóa được nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công bao gồm những mặt hàng nào? Chi tiết hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công - Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công; - Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu; - Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công; - Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định. - Sản phẩm gia công xuất khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư. Tham khảo thêm:Hướng dẫn nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng 2024 (Chi tiết) Thuế suất đối với hàng gia công xuất khẩu Đối với thuế suất của hàng gia công xuất khẩu, sẽ phụ thuộc vào từng nhóm hàng và mục đích nhập khẩu cụ thể. Hàng hóa gia công sử dụng nguyên liệu trong nước: Doanh nghiệp phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư. Hàng nhập khẩu gia công, xuất khẩu tại chỗ: Căn cứ theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm này phải là sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ để áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, đảm bảo quản lý chặt chẽ tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Đối với hàng hóa xuất khẩu gia công theo loại hình khác: Khoản 4 điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định về tỷ lệ 3% của phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công để xử lý vướng mắc phát sinh trong thực tế của các hiệp hội, Doanh nghiệp, áp dụng chính sách thuế thống nhất giữa hàng gia công và hàng sản xuất nhập khẩu. Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa quy định về việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Thuế để tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, tránh phát sinh vướng mắc khi kê khai, khấu trừ thuế. Để nắm chi tiết về mức thuế đối với hàng gia công xuất khẩu, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về tờ khai hải quan, thuế xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa gia công,… các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết đối với từng nhóm ngành hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, gồm các linh kiện rời rạc khiến nhiều người gặp khó khăn khi phân loại và khai báo hải quan. Vậy khi gặp phải những loại hàng hóa rời rạc, chưa được lắp ráp hoàn chỉnh thì sử dụng mã HS nào? Quy tắc và danh mục hàng hóa như nào? Quy trình các bước phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp Để phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, bạn cần tuân theo các nguyên tắc và quy định sau: Hiểu rõ hàng hóa: Xác định rõ loại hàng hóa và các bộ phận của nó. Áp dụng các quy tắc phân loại: Theo quy định, hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời sẽ được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Sử dụng mã HS (Harmonized System): Áp dụng 6 nguyên tắc phân loại để xác định mã HS cho hàng hóa. Các nguyên tắc này bao gồm: Quy tắc 1: Phân loại theo tên gọi của hàng hóa. Quy tắc 2: Phân loại hàng hóa chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Quy tắc 3: Phân loại hàng hóa có thể phân loại vào nhiều nhóm. Quy tắc 4: Phân loại hàng hóa không thể phân loại theo các quy tắc trên. Quy tắc 5: Phân loại bao bì và vật liệu đóng gói. Quy tắc 6: Phân loại theo các quy tắc bổ sung. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm các tài liệu, thông tư, quy định,... về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa. Hướng dẫn phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp chi tiết Căn cứ theo Luật Hải quan 2014; Thông tư 14/2015/TT-BTC, Thông tư 17/2021/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư 31/2022/TT-BTC về việc ban hành Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa XNK để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Tại Quy tắc 2a thuộc 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC đã quy định rõ. Theo đó, trường hợp hàng hóa công ty NK ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời phù hợp với các quy định, hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật thì phân loại theo Quy tắc 2a. Khi phân loại theo Quy tắc 2a, trường hợp hàng hóa được NK từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khắc nhau (không có quy định về loại hình NK) thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC. Tổng cục Hải quan đề nghị các DN căn cứ thực tế hàng hóa NK và các quy định hiện hành để phân loại hàng hóa, thủ tục phù hợp. Nếu gặp vướng mắc, DN liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn theo thẩm quyền. Thông tin chi tiết cần hỗ trợ về phân loại và khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Lacco - đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết và chính xác. Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm