Preloader Close

Tìm kiếm

Trung Quốc hiện đang là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều đơn vị bị đối tác từ chối hoặc gặp khó khăn khi xuất khẩu nông sản đến thị trường này. Nguyên nhân đến từ những lỗi rất phổ biến mà rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên mắc phải. Cụ thể: 1. Không đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng Để đưa các sản phẩm nông sản vào thị trường Trung Quốc, hàng hóa phải đạt được các yêu cầu về chất lượng về kỹ thuật nuôi trồng và chất lượng an toàn thực phẩm. Trong khi đó, các sản phẩm nông nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu này để được nhập khẩu vào Trung Quốc. Rất nhiều hàng hóa Việt Nam lại không đáp ứng được những yếu tố này nên buộc phải trả về, thậm chí còn bị từ chối và cấm xuất khẩu vào Trung Quốc. Do Trung Quốc có nhiều quy định về an toàn thực phẩm, vì vậy bạn cần đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và được vận chuyển và lưu trữ đúng cách. Bạn nên biết:Xuất khẩu hàng hóa nông sản, trái cây quốc tế cần kiến thức gì? 2. Không nghiên cứu kỹ thị trường Không chỉ thị trường Trung Quốc mà doanh nghiệp muốn kinh doanh hiệu quả thì việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng. Bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường Trung Quốc để tìm hiểu các yêu cầu về sản phẩm, cách tiếp cận thị trường và các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật cho phép. Từ đó đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp và cũng thấy được tiềm năng của thị trường đó, xác định xem hàng hóa của mình có thích hợp với thị trường này hay không. 3. Không đối mặt được với các rủi ro của thị trường Thị trường Trung Quốc được xem là miếng Phomat thơm ngon và vô cùng béo bở đối với rất nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này cũng phải đối mặt với rất nhiều biến động cùng với những rủi ro trong kinh doanh. Để đối mặt với vấn đề này, doanh nghiệp buộc phải có sẵn kế hoạch đối phó và tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy, đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng được diễn ra theo đúng cam kết. Để giải quyết những vấn đề này, nhà nước cũng đã đưa ra các phương án hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam giải quyết khó khăn này thông qua hình thức xuất khẩu chính ngạch. Chi tiết:Chỉ có xuất khẩu chính ngạch thì mới tránh được chuyện “giải cứu” nông sản 4. Không cạnh tranh được về giá Giá cả cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc. Bạn cần phải tìm hiểu thị trường và các đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức giá hợp lý và cạnh tranh. Trung Quốc có một thị trường nông sản rất cạnh tranh, do đó giá cả cũng rất quan trọng. Nếu giá cả của sản phẩm xuất khẩu không cạnh tranh được với các sản phẩm địa phương, sản phẩm sẽ khó có thể được tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc. 5. Khó cạnh tranh với các sản phẩm địa phương Việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Do đó, các sản phẩm xuất khẩu phải có đủ lợi thế cạnh tranh để có thể tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc có lượng tiêu dùng rất lớn nhưng đây cũng là quốc gia có diện tích đất trồng rất rộng nên nếu hàng hóa không đảm bảo được chất lượng thì rất khó cạnh tranh được với thị trường trong nước. Đây cũng là vấn đề rất nan giải của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay. 6. Chưa nắm rõ các quy định về pháp lý và các quy định hải quan Việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Trung Quốc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định pháp lý và thủ tục hải quan của Trung Quốc. Nếu không tuân thủ các quy định này, các sản phẩm sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc bị trả về. Do đó, trước khi thực hiện xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc, bạn cần nắm rõ các quy định pháp lý và hải quan của Trung Quốc để tránh bị phạt hoặc chậm trễ trong việc vận chuyển hàng hóa. Để nắm rõ các quy định về chất lượng hàng hóa xuất khẩu và thủ tục hải quan, các bạn có thể liên hệ các đơn vị làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ tư vấn. Hoặc liên hệ với công ty Lacco - Đơn vị forwarder uy tín, với 15 năm hoạt động trong ngành logistics để được đối ngũ chuyên môn hỗ trợ chi tiết: Hotline - 0906 23 5599. 7. Quản lý quy trình đóng gói và vận chuyển theo tiêu chuẩn Đóng gói và vận chuyển là yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc. Nếu không đóng gói và vận chuyển đúng cách, sản phẩm có thể bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hoặc không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trường hợp này ít xảy ra hơn đối với hình thức vận chuyển hàng chính ngạch. Để xuất khẩu chính ngạch hàng nông sản đến các thị trường quốc tế, việc đóng gói và vận chuyển đều phải thực hiện theo quy trình đóng gói quốc tế nghiêm ngặt. Do đó, có thể hạn chế được những rủi ro trong quá trình đóng gói, đảm bảo hàng hóa vận chuyển đến đối tác được tươi nguyên theo yêu cầu. Để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ hải quan, xin các loại giấy phép chuyên ngành để xuất khẩu hàng sang Trung quốc, dịch vụ đóng gói và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn hỗ trợ. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Trung quốc là thị trường rất tiềm năng với rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cá nhân và tổ chức gặp khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Nguyên nhân chính là do đâu? 1. Không nghiên cứu kỹ về sản phẩm và thị trường Khi bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, bạn cần nghiên cứu kỹ về sản phẩm và thị trường đích. Từ đó nắm bắt được những tiêu chuẩn về kỹ thuật, quy định pháp luật, văn hóa kinh doanh. Đặc biệt là quy trình thủ tục hải quan và các yếu tố khác liên quan đến mặt hàng bạn muốn xuất nhập khẩu. Bạn nên biết:Trung Quốc vượt mặt Mỹ bất ngờ "soán ngôi" nhập nông sản Việt Nam 2. Không kiểm tra chất lượng sản phẩm Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bạn nên kiểm tra sản phẩm trước khi nhập khẩu hoặc sau khi nhận hàng. Nếu có sản phẩm bị lỗi, bạn nên trả lại hoặc yêu cầu đổi trả. Không chọn được nhà cung cấp đáng tin cậy: Bạn cần tìm kiếm nhà cung cấp đáng tin cậy và có kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. 3. Không tìm hiểu và nắm rõ các loại giấy tờ cần thiết Đối với từng loại hàng hóa, hải quan sẽ yêu cầu các loại thủ tục, giấy từ như hóa đơn, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, vận đơn, chứng từ thanh toán... nên khi xuất nhập khẩu hàng sang Trung Quốc, các bạn cần tìm hiểu cụ thể về thủ tục để quy trình xuất nhập khẩu được diễn ra suôn sẻ. Để biết hàng hóa của bạn cần những thủ tục gì, quy định về chất lượng và quy trình thực hiện như nào, hãy liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp tư vấn hỗ trợ. 4. Thiếu các thông tin về phí và thuế Theo các hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc, có rất nhiều mặt hàng cho phép xuất nhập khẩu với mức thuế 0%. Nhưng cũng còn nhiều mặt hàng mà doanh nghiệp phải xuất nhập với mức thuế khá cao. Bên cạnh đó, các loại chi phí xuất nhập khẩu cũng là vấn đề mà nhiều đơn vị vẫn chưa nắm rõ. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa. Các bạn có thể tham khảo chi tiết về thuế GTGT đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc và các thị trường quốc tế khác tại đây:Quy định về giá tính thuế GTGT năm 2023 5. Không kiểm tra đóng gói và vận chuyển Đối với hàng hóa vận chuyển quốc tế, quy trình đóng gói được quy định nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng khi trao trả hàng. Do đó, trước khi đóng hàng xuất đi Trung Quốc, bạn nên kiểm tra kỹ đóng gói và vận chuyển của hàng hóa để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng trong quá trình vận chuyển. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch sẽ có yêu cầu chi tiết về quy trình đóng gói hàng hóa. Nên có thể giảm thiểu được tối đa những rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo được uy tín và chất lượng thương hiệu. Tham khảo:Quy trình khai thác vận chuyển hàng nguy hiểm 6. Không giữ liên lạc với nhà cung cấp Bạn nên giữ liên lạc với nhà cung cấp để đảm bảo thông tin và thời gian giao hàng đúng như cam kết. Nếu có bất kỳ thay đổi nào, bạn cần thông báo cho nhà cung cấp để có các giải pháp kịp thời. 7. Không đưa ra kế hoạch kinh doanh hợp lý Để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra đều đặn, quy trình vận chuyển xử lý thủ tục thuận lợi,... bạn cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết. Sẵn sàng những phương án kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn hay phương án dự phòng khi gặp rủi ro. Đây là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và đối tác nước ngoài nói chung đều đặc biệt chú ý để lựa chọn đối tác kinh doanh. Tham khảo:Tại sao doanh nghiệp nên làm việc với forwarder? Để đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang Trung Quốc thuận lợi, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco, với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Logistics, sở hữu đội ngũ chuyên viên và chuyên gia xuất nhập khẩu uy tín lâu năm trên thị trường. Doanh nghiệp sẽ được tư vấn chi tiết về quy trình, thủ tục từ A-Z, đảm bảo việc xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Từ ngày 9-11/4/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã nhận lời mời của Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, Trung Quốc dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại tỉnh Hải Nam, dự Hội chợ quốc tế hàng tiêu dùng Trung Quốc (Hainan Expo 2023), khai trương Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ và chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc (Hải Nam). Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc. Mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Trung Quốc đã đem lại những kết quả tốt đẹp và thiết thực cho cả 2 bên. Trong đó hợp tác kinh tế, thương mại giữa 2 nước ngày càng phát triển sâu, rộng và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực bất chấp những ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Thực tế, - Trung Quốc liên tục duy trì là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm liền; - Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối trong ASEAN và lớn thứ 6 trên thế giới; - Quy mô thương mại giữa 2 nước đang chiếm khoảng 1/4 kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. - Trong mối quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hải Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là địa phương có vị trí địa lý rất gần Việt Nam và được Chính phủ Trung Quốc quy hoạch, xây dựng là "Cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới" với nhiều chính sách ưu đãi quan trọng. - Theo kế hoạch, đến trước năm 2025, toàn bộ đảo Hải Nam sẽ chính thức trở thành Khu ngoại quan. Các hàng hóa nước ngoài đến Hải Nam đều được hưởng chính sách ưu đãi thuế 0%. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18%; nhập khẩu 117,8 tỷ USD, tăng 6,63%. Cán cân thương mại Việt Nam nhập siêu ở mức 60,1 tỷ USD, tăng 10,18%. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Còn quý I năm nay, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 11,54 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ. Tham khảo:Thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc chi tiết Hội chợ Hainan Expo 2023 có gì đặc biệt? Hội chợ Hainan Expo 2023 có quy mô 100.000 m2 với trên 2800 doanh nghiệp tham gia trưng bày đến từ 61 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội chợ Hainan Expo 2023 là một trong 4 Hội chợ lớn cấp quốc gia của Trung Quốc, được tổ chức sớm nhất ngay sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố khống chế thành công dịch COVID-19. Hainan Expo 2023 được đánh giá là một trong những nỗ lực của Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh, hứa hẹn sẽ góp phần duy trì và củng cố quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước. Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Hội chợ Hainan Expo 2023 là một trong số ít Hội chợ lớn cấp quốc gia được tổ chức sớm nhất ngay sau khi Chính phủ Trung Quốc công bố khống chế thành công dịch COVID-19, được đánh giá là một trong những nỗ lực của Bộ Thương mại Trung Quốc và Chính quyền tỉnh Hải Nam nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh, hứa hẹn sẽ góp phần duy trì và củng cố quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa các nước. Sắp tới đây, Cục xúc tiến thương mại cũng sẽ tổ chức các chương trình hội chợ Việt - Trung nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận thị trường và đối tác mới để quảng bá thương hiệu, tìm kiếm những đối tác tiềm năng trong tương lai tại đất nước tỷ dân. Mọi thông tin hỗ trợ về thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa tham gia hội chợ, các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Lacco tự hào là đơn vị thường xuyên được Cục xúc tiến thương mại và Cục kinh tế chỉ định xử lý thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa tham gia các hội chợ quốc tế uy tín, mang chính chiến lược trong các chương trình hợp tác phát triển giữa Việt nam và các quốc gia trên thế giới. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày hôm qua, giới kinh doanh được 1 phen điên đảo, sôi sục khi có thông tin về việc ông Trần Quí Thanh và 2 con gái bị bắt vì tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm đến nay hẳn đã gặp biến cố lớn nhất khi thành lập. Con đường "hóa rồng" của tập đoàn gia đình này có gì nổi bật? Ông Trần Quí Thanh là ai? Ông Trần Quí Thanh năm nay 71 tuổi, được giới thiệu là tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM chuyên ngành Kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Sau này, ông nhận bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của Southern California University của Hoa Kỳ. Xuất thân từ kỹ sư cơ khí nhưng ông Thanh lại rẽ hướng kinh doanh ngành thực phẩm với công việc tại Tổng công ty Thực phẩm Trung ương. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc xưởng Cồn Gas và Nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty Thực phẩm miền Nam. Nhắc đến Ông Trần Quí Thanh, ai cũng nhớ đến hình ảnh của ông trên chai nước giải khát Dr.Thanh quen thuộc. Đây cũng là một trong số rất ít doanh nhân tự lấy hình ảnh của mình để làm gương mặt đại diện cho một sản phẩm. Tuy nhiên, ông Thanh lại không hề sở hữu cũng như nắm giữ các chức vụ của Tân Hiệp Phát. Mới đây, ông Trần Quí Thanh đảm nhận chức vụ tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát. Ngoài ra, còn có ông Riddle David Charles (73 tuổi, quốc tịch Anh) làm phó tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật và bà Trần Ngọc Bích làm Giám đốc. Doanh nghiệp nghìn tỷ Tân Hiệp Phát kinh doanh gì? Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hiệp Phát của ông Trần Quí Thanh được thành lập từ năm 1994, tiền thân là nhà máy bia Bến Thành. Tân Hiệp Phát đang sở hữu hơn 40 loại sản phẩm như nước tăng lực Number 1, trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước ép trái cây Juicie, sữa đậu nành Soya, nước uống Number 1, trà Ô long Không Độ Linh Chi, trà Bí đao collagen... Tuy nhiên, phải từ 2009, Tân Hiệp Phát mới là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam khi nước tăng lực Number 1 và trà thảo mộc Dr. Thanh rồi đến trà xanh Không Độ trải rộng trên kệ hàng ở khắp vùng nông thôn Việt Nam. Theo số liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor International, Tân Hiệp Phát bán được khoảng 510 triệu lít đồ uống vào năm 2019. Ngoài nhà máy sản xuất chính đặt tại Bình Dương, các sản phẩm đồ uống của Tân Hiệp Phát còn được sản xuất tại các công ty thành viên như Number 1 Hà Nam, Number 1 Chu Lai, Number 1 Hậu Giang. Các công ty này đều do gia đình ông Trần Quí Thanh trực tiếp sở hữu thay vì do Công ty Tân Hiệp Phát góp vốn. Tại thời điểm ngày 9/9/2022, Công ty Tân Hiệp Phát có vốn điều lệ 1.706 tỷ đồng với các cổ đông, gồm bà Phạm Thị Nụ nắm 54,49% vốn điều lệ, bà Trần Uyên Phương nắm 29,38% vốn điều lệ, bà Trần Ngọc Bích nắm 16,12% vốn điều lệ. Tuy nhiên, đến ngày 22/9/2022, vốn điều lệ đăng ký của Tân Hiệp Phát giảm còn 276 tỷ đồng nhưng các tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Thanh không thay đổi. Tân Hiệp Phát được xem là một đế chế trong ngành sản xuất nước giải khát. Theo bảng xếp hạng VNR500, doanh thu năm 2011 của Tân Hiệp Phát vào khoảng 6.000 tỷ đồng. Năm 2019, chỉ riêng nhà máy tại Bình Dương, Tân Hiệp Phát đã ghi nhận doanh thu đạt 5.850 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 1.554 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận lớn nhưng Tân Hiệp Phát lại là công ty gia đình nên gia tộc Trần Quí Thanh được giới kinh doanh khu vực phía Nam mệnh danh là “vua tiền mặt”. Tin tổng hợp.
Xem thêm
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 08/2023/TT-BCT ngày 31/3/2023 sửa đổi quy định Danh mục chi tiết theo mã số HS của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó có danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu Theo đó, thay thế Phụ lục I - Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BCT bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BCT. Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau: - Trường hợp chỉ liệt kê mã 2 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc Chương này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều bị cấm nhập khẩu. - Trường hợp liệt kê chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới bị cấm nhập khẩu. - Đối với các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thì phụ tùng, linh kiện qua sử dụng (nếu có) của những mặt hàng đó cũng cấm nhập khẩu. Một số thay đổi về mô tả hàng hóa Đơn cử như: - Đối với mã hàng 3918: Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này. (Hiện hành tại Phụ lục I Thông tư 12/2018/TT-BCT là tấm ốp tường hoặc ốp trần bằng plastic) - Mã hàng 4420: Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng gỗ; các loại đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94. (So với hiện hành, thay cụm từ "các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94" bằng "các loại đồ nội thất bằng gỗ không thuộc Chương 94") Thông tư 08/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 16/5/2023. Các vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu và các thủ tục cần thiết để nhập khẩu các loại hàng hóa về Việt Nam, các bạn vui lòng liên hệ về công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chuyên môn hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ doanh nghiệp nhỏ, SMEs đến các doanh nghiệp lớn đều thuê dịch vụ của các forwarder uy tín. Có rất nhiều lý do để các doanh nghiệp này lựa chọn dịch vụ giao nhận vận tải của forwarder và trở thành đối tác lâu dài. 1. Tối ưu chi phí cho doanh nghiệp Để đưa ra được mức giá tốt nhất cho khách hàng, các forwarder sẽ tận dụng hết khả năng và mối quan hệ để tìm được địa chỉ cung cấp giá tốt nhất. Bên cạnh đó, do nhận và xử lý cho nhiều đơn vị cùng lúc nên mức giá cũng sẽ được tối ưu so với doanh nghiệp tự làm. Bên cạnh đó, các forwarder có thêm dịch vụ gom hàng nên với những hàng nhỏ lẻ, chưa đủ đầy container. Nên hàng sẽ được vận chuyển đi trong thời gian sớm hơn với chi phí thấp nhất. Tham khảo:Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt và cách vận dụng 2. Tối ưu nguồn nhân lực Các đơn vị dịch vụ vận tải forwarder cung cấp đầy đủ các dịch vụ logistics: chứng từ, hải quan, thuế, bộ phận giao tiếp và làm việc với hải quan, vận chuyển,.... Các bộ phận này đòi hỏi nguồn nhân lực khá lớn và phải có chuyên môn nghiệp vụ vững chắc. Để tổ chức được đội ngũ này, doanh nghiệp phải có nguồn lực về tài chính và nhân sự đào tạo cho chuyên môn cao. Trong khi trong công ty forwarder đã có đầy đủ bộ phận này, với kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn vững để hỗ trợ các dịch vụ, hỗ trợ khó khăn khi doanh nghiệp cần. 3. Đẩy nhanh năng xuất, hiệu quả công việc Trên thực tế, nhân viên đi làm công ăn lương hầu hết bằng trách nhiệm để nhận lương. Nhưng đối với các công ty forwarder, bên cạnh việc hoàn thành công việc thì việc chăm sóc khách hàng cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, khi thực hiện công việc luôn cố gắng để đạt được hiệu suất tốt nhất phục vụ khách hàng. 4. Tối thiểu hóa các rủi ro Rủi ro trong quá trình vận chuyển và xử lý thủ tục hải quan là việc không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm xử lý nhiều lô hàng, gặp nhiều trường hợp nên khả năng ứng biến của forwarder sẽ nhanh nhạy hơn. Nhờ vậy mà giảm thiểu được tối đa những rủi ro cho doanh nghiệp. Bạn nên biết:Danh sách các đơn vị vận chuyển tốt nhất tại Việt Nam 5. Tiết kiệm thời gian Tìm đến các forwarder còn giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiết kiệm thời gian cũng như công sức vào việc giao nhận vận tải hàng hóa. Doanh nghiệp sẽ không phải quá lo lắng về các thủ tục rắc rối, phức tạp cũng như những rủi ro xảy ra trong quá trình làm hàng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp quyết định chọn forwarder thì cũng nên chọn những forwarder chuyên tuyến và có uy tín trong ngành để đảm bảo lô hàng của mình sẽ đến tay khách suôn sẻ và không phát sinh bất cứ phụ phí nào. Để đạt được tất cả những ưu điểm trên, điều quan trọng nhất là bạn phải chọn được đơn vị forwarder logistics uy tín, đáng tin cậy. Bạn cũng có thể đến với công ty Lacco - Đơn vị forwarder chuyên cung cấp các dịch vụ logistics thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển nội địa và vận tải quốc tế. Với kinh nghiệm 15 năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ logistics, Lacco được đánh giá là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất trong và ngoài nước. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm