Preloader Close

Tìm kiếm

Để làm thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi, các bạn cần các định các yếu tố quan trọng: Loại trái cây được phép nhập khẩu vào Việt Nam, mã HS và các khoản thuế phải đóng để đóng thuế và khai hải quan. Bên cạnh đó, các thủ tục để làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi,... cũng cần được chuẩn bị đầy đủ để đảm bảo quy trình nhập khẩu hoa quả tươi được thực hiện suôn sẻ. 1. Cách kiểm tra loại trái cây đã được phép nhập khẩu hay chưa Do đặc tính của trái cây hoặc các hiệp định giao thương giữa các khu vực kinh tế mà nhiều loại trái cây, hoa quả tươi vẫn chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Do đó, nếu bạn chưa từng nhập khẩu loại trái cây này thì cần kiểm tra kỹ xem loại hàng đã được cho phép nhập khẩu chưa. Để xem chính xác, các bạn có thể tham khảo biểu thuế xuất khẩu để tìm mã HS của loại hoa quả nhập khẩu hoặc Nghị định 187/2013 về hàng hoa quả tươi không thuộc diện bị cấm hay hạn chế nhập khẩu. Để nắm thông tin chính xác và nhanh chóng hơn, các bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chính xác về thị trường và các loại trái cây được phép nhập khẩu cũng như các quy định liên quan. 2. Một số mã HS code nhập khẩu trái cây tươi Mã HS (HS code) được sử dụng nhằm hệ thống cơ bản về mô tả và mã hóa hàng hóa, được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phân loại các loại hàng hóa kinh doanh trên toàn thế giới. Đối với mặt hàng trái cây tươi nhập khẩu, mã HS được xác định nằm tại Chương 8, gồm các loại Quả và quả hạch ăn được, vỏ cam thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa. Các bạn có thể tham khảo một số mã HS hàng trái cây nhập khẩu phổ biến hiện nay như: Cherry - 08092100 Chanh - 08055000 Táo - 08081000 Cam - 08051010 Lê - 08083000 Ngoài ra, để nắm chi tiết hơn, các bạn hãy tra cứu thêm tại biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023 để tìm chính xác mã HS của loại trái cây muốn nhập khẩu và tìm hiểu chi tiết về mức thuế cần phải đóng: https://lacco.com.vn/news/406-Bieu-thue-xuat-nhap-khau-2023 Các loại thuế cần phải đóng khi nhập khẩu trái cây gồm: - Thuế giá trị gia tăng (VAT): 0% - Thuế nhập khẩu: tính theo tỷ lệ %, quy định hiện hành, có 03 loại thuế suất: - Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi - Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt - Thuế nhập khẩu thông thường 3. Quy trình thủ tục nhập khẩu trái cây tươi Quy trình thủ tục nhập khẩu trái cây tươi cần phải trải qua với 5 bước chi tiết: Kiểm tra danh mục nhập khẩu, xin giấy phép và đăng ký lấy mẫu kiểm dịch, lấy mẫu kiểm dịch, cuối cùng là làm thủ tục thông quan nhập khẩu. Cụ thể: Bước 1: Kiểm tra danh mục nhập khẩu Theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT, những mặt hàng quả tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu bạn lần đầu tiên nhập trái cây của thị trường này thì đây là bước đầu tiên và cũng quan trọng nhất, quyết định xem mặt hàng trái cây đó có được phép nhập khẩu về Việt Nam không. Để đảm bảo chắc chắn, các bạn hãy liên hệ với Cục bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT để kiểm tra hoặc gọi ngay đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn chi tiết. Sau khi đã xác định loại hoa quả bạn muốn nhập khẩu nằm trong diện được phép nhập khẩu thì tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo. Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch Bạn cần chuẩn bị thủ tục, hồ sơ lên Cục bảo vệ thực vật - Bộ NNPTNT để kiểm tra, xét duyệt trước khi cấp phép kiểm dịch. Các bạn có thể lên trực tiếp Cục bảo vệ thực vật hoặc gửi hồ sơ qua được bưu điện. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu) Bản sao hợp đồng thương mại Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Địa điểm xin giấy phép tại 9 Chi cục kiểm dịch thực vật trên toàn quốc. Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, tp. Hải Phòng Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đakao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Tp. Hà Nội Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, Tp. Lào Cai Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, Tp. Cần Thơ Thời gian xin và chờ kết quả nếu hồ sơ chuẩn chỉnh: 15-18 ngày. Bước 3: Đăng ký lấy mẫu kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm Khi hàng được được về đến sân bay hay cảng biển, chủ hàng cần phải làm thủ tục đăng ký Kiểm dịch thực vật và An toàn vệ sinh thực phẩm tại Chi cục kiểm dịch thực vật vùng hoặc cổng thông tin 1 cửa quốc gia. Hồ sơ kiểm dịch gồm: Giấy đăng ký (theo mẫu). Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 2) Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate) Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v… Địa điểm đăng ký tại 1 số chi cục kiểm dịch ở các cảng biển, sân bay quốc tế của Việt Nam: Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch Khi đăng ký xong, và sau khi hàng về đến sân bay hoặc cảng biển, nhà nhập khẩu (hoặc công ty dịch vụ) phối hợp với cán bộ kiểm dịch đến kho tập kết hàng ở sân bay (hoặc mở cont lạnh tại bãi cảng) để lấy mẫu. Thường cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu, cho vào túi niêm phong đem về chi cục để tiến hành làm công tác kiểm nghiệm. Nếu mọi thứ diễn ra bình thường, thì sau khoảng 1 ngày sẽ có kết quả kiểm dịch (chứng thư). Bước 5: Làm thủ tục hải quan nhập khẩu Sau khi đã hoàn thành bước 3, bạn có thể bắt đầu truyền tờ khai và nộp hồ sơ hải quan. Sau khi hoàn thành bước 4, các bạn có thể tiếp tục bổ sung chứng thư kiểm dịch vào hồ sợ để xuất trình đến hải quan. Trường hợp, tờ khai trái cây tươi nhập khẩu của bạn bị phân luồng đỏ, phải kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho hoặc cảng. Bạn có thể làm gộp luôn bước này vào khi mẫu kiểm dịch (Bước 4) để tiết kiệm thời gian và chi phí. Sau khi kiểm hóa xong, hàng hóa đạt đúng các tiêu chuẩn thì tờ khai sẽ được thông quan, hoàn tất quy trình nhập khẩu hoa quả tươi. 4. Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi Khi làm thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi, các bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau: Hoa quả tươi gồm nhiều loại đến từ nhiều quốc gia và vùng kinh tế khác nhau, và có nhiều loại trái cây tại một số thị trường đặc biệt vẫn chưa được phép nhập khẩu. Do đó, khi quyết định nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào cũng cần lưu ý kiểm tra rõ ràng để tránh mất thời gian và những rủi ro không mong muốn. Trước khi nhập khẩu, hãy tìm hiểu thật kỹ về các loại thủ tục cần có, thuế suất ưu đãi, chứng nhận xuất xứ,... để đảm bảo quyền lợi về thuế quan khi nhập khẩu trái cây tươi. Nội dung về cách làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi được chúng tôi chia sẻ ở trên áp dụng đối với hàng tươi, vận chuyển lạnh. Với những mặt hàng trái cây khô, đã qua chế biến,... sẽ có quy trình làm thủ tục khác nên các bạn cần lưu ý. 5. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi uy tín Các bạn cần tìm đơn vị thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi chuyên nghiệp, đầy đủ từ A-Z tại các tỉnh thành trên cả nước thì có thể liên hệ đến Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco - đơn vị vận chuyển quốc tế uy tín, chất lượng với đội ngũ nhân viên tận tình chuyên nghiệp, hỗ trợ nhiệt tình, chu đáo. Ngoài dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi, Lacco còn cung cấp đầy đủ các dịch vụ xin giấy phép chuyên ngành, vận chuyển quốc tế,... và tư vấn đầy đủ về quy trình nhập khẩu hoa quả tươi và nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu bằng các phương thức vận chuyển và thị trường quốc tế khác nhau. Đến với công ty Lacco, các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tốt nhất với quy trình thủ tục nhanh gọn, hạn chế được những rủi ro và tối ưu chi phí nhập khẩu hoa quả tươi và các loại hàng hóa khác. Để nắm được thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi và các mặt hàng khác, các địa điểm khác trên toàn quốc. Hãy liên hệ ngay đến Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 - email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm của chúng tôi hỗ trợ giải quyết nhé!
Xem thêm
Nhụy hoa nghệ tây hay Saffron là sản phẩm có rất nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Do đó, Nhụy hoa nghệ tây đang trở thành một trong những mặt hàng nhập khẩu rất hot hiện nay. Tuy nhiên, để làm thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây về Việt Nam, các bạn cần tìm hiểu kỹ về chính sách, quy trình và các giấy tờ cần có để làm thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây. 1. Chính sách nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây Nguy hoa nghệ tây là sản phẩm được phép nhập khẩu và kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Các chính sách nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ. Với trường hợp Nhụy hoa nghệ tây phải làm kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt nam thì cần tìm hiểu thêm Phụ lục 3- Danh mục vật thể thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin về mã HS và thuế, các bạn tìm hiểu thêm biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2023. 2. Mã HS code & mức thuế khi nhập khẩu nhuỵ hoa nghệ tây Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2023, Nhụy hoa nghệ tây nằm tại chương 9, Gồm các sản phẩm thực vật: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị. Nhóm 0910 - Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác. Như vậy, HS code chính xác của nhụy hoa nghệ tây là 09102000. Các loại thuế và mức thuế đơn vị nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây bao gồm: - Thuế GTGT VAT là 5% - Thuế nhập khẩu thông thường là: 22.5% - Thuế nhập khẩu đặc biệt là 15% - Ngoài ra, đối với những thị trường đặc biệt thì các đơn vị nhập khẩu sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi như sau: - Thuế nhập khẩu từ Châu u là 10% - Thuế nhập khẩu từ Ấn Độ là 0% - Thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc là 0% Để được hưởng mức thuế ưu đãi này, bạn cần có CO đúng form theo quy định để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Chi tiết, về thủ tục và các loại CO, các bạn hãy gọi đến hotline: 0906 235599 để được tư vấn chi tiết. 3. Hồ sơ chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu nhuỵ hoa nghệ tây Để đảm bảo quá trình làm thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây thuận lợi, nhanh chúng, chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ bao gồm: - Giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo hợp đồng: gồm 4 bản gốc - Hợp đồng (Sales contract) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - Phiếu kiểm tra hải quan chi tiết (Packing list) : 1 bản in - Vận tải hàng hoá (Bill of Lading) : bản gốc hoặc bản photo - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) : bản photo của các tổ chức cá nhân khác. Nếu hồ sơ của bạn đã đủ điều kiện theo yêu cầu thì tiến hành nộp bản giấy và xin dấu, chữ ký của chi cục tiêu chuẩn đo lường. Sau đó, nộp 1 bản cho hải quan và 1 bản lưu giữ lại tại doanh nghiệp. 4. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nhuỵ hoa nghệ tây về Việt Nam Để nhập khẩu được nhụy hoa nghệ tây về Việt Nam, bạn cần thực hiện theo quy trình lần lượt với 4 bước: làm thủ tục tự công bố, đăng ký kiểm tra chất lượng, làm thủ tục hải quan - nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây và cuối cùng nộp kết quả kiểm tra chất lượng, hoàn tất đơn hàng. Cụ thể thể các bước thực hiện như sau: Bước 1: Nhập mẫu nhụy hoa nghệ tây muốn nhập khẩu về Việt Nam để thử nghiệm trước khi làm thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm tại Sở công thương Doanh nghiệp xin công bố vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ nộp hồ sơ trực tuyến ngay tại hệ thống dịch vụ công trực tuyến quốc gia https://vnsw.gov.vn hoặc gửi hồ sơ đến Sở công thương qua đường bưu điện. Thời gian phê duyệt: 21 ngày đối với sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Cơ quan quản lý sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy xác nhận đăng ký bản công bố. Thời hạn kết quả kiểm tra: 12 tháng tính đến ngày nộp tiền. Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng của sản phẩm Để được kiểm tra chất lượng sản phẩm, bạn cần xuất trình hóa đơn làm công bố sản phẩm và các thủ tục gồm: - 4 bản gốc: Giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo hợp đồng - Hợp đồng (Sales contract) - Hoá đơn thương mại (Commercial invoice) - 1 bản in: Phiếu kiểm tra hải quan chi tiết (Packing list) - Vận tải hàng hoá (Bill of Lading) - Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Sau khi nhận được phản hồi về kết quả doanh nghiệp đủ điều kiện thì tiến hành nộp bản giấy, chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ ký tên và đóng dấu. Trong đó, 1 bản nộp cho hải quan và 1 bản doanh nghiệp lưu giữ lại. Bước 3: Làm thủ tục Hải quan- thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây Truyền tờ khai hải quan điện tử và chuẩn bị các chứng từ bao gồm cả giấy đăng ký kiểm tra chất lượng. - Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc - Hoá đơn điện tử (Commercial invoice) - Phiếu giao nhận hàng hoá thực tế (Packing list) : 1 bản in - Vận tải hàng hoá (Bill of Lading) : bản gốc hoặc bản photocopy - Chứng nhận xuất xứ (C/O) : bản gốc - Các chứng từ liên quan khác Sau khi hàng đến làm thủ tục hải quan và chuyển hàng về cảng. Bước 4: Nộp kết quả kiểm tra chất lượng và hoàn tất đơn hàng Sau khi hoàn thành hết 3 bước trên, doanh nghiệp có thể nộp các kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn tất thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây là có thể vận chuyển nhụy hoa nghệ tây về kho và đưa ra thị trường theo kế hoạch. Lưu ý: Trong vòng 12 tháng, khi bạn nhập khẩu lô hàng sau tương tự lô hàng thứ nhất, bạn không phải làm bước 1 Mặt hàng nhuỵ hoa nghệ tây thuộc diện kiểm dịch thực vật nội địa. Doanh nghiệp cần đăng ký kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nhập. 5. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu nhuỵ hoa nghệ tây uy tín Các bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ làm thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây chuyên nghiệp, đầy đủ từ A-Z trên toàn quốc, có thể liên hệ đến Công ty CP Giao nhận vận tải quốc tế Lacco - đơn vị cung cấp các dịch vụ logistics và hậu cần uy tín, chuyên nghiệp. Chính thức được cấp giấy chứng nhận là đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015. Đồng thời nhận xử lý, hỗ trợ xin giấy phép chuyên ngành, thủ tục xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, đến với Lacco, quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ về quy trình nhập khẩu hoa quả tươi và nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu bằng các phương thức vận chuyển và thị trường quốc tế khác nhau. Đến với công ty Lacco, các bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng tốt nhất với quy trình thủ tục nhanh gọn, hạn chế được những rủi ro và tối ưu chi phí nhập khẩu hoa quả tươi và các loại hàng hóa khác. Để nắm được thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu nhụy hoa nghệ tây và các mặt hàng khác, hãy liên hệ ngay đến Công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp của Lacco hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Máy siêu âm thuộc dòng thiết bị điện tử được nhập rất nhiều về Việt Nam. Đối với mặt hàng này, doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế có được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% hay không? Thời điểm tính thuế được bắt đầu từ khi nào? Căn cứ pháp lý về thuế giá trị gia tăng máy siêu âm nhập khẩu căn cứ tại Phụ lục số 02 Danh mục sản phẩm phần cứng, điện tử ban hành kèm theo Thông tư 09/2013/TT-BTTTT, thì máy siêu âm thuộc vào nhóm thiết bị điện tử chuyên dùng. Như vậy, chiếu theo Công văn 4262/TCHQ-TXNK năm 2023 hướng dẫn về thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với thiết bị điện tử chuyên dùng để xác định mức thuế giá trị gia tăng của máy siêu âm . Thuế giá trị gia tăng của máy siêu âm nhập khẩu là 8% hay 10% Căn cứ theo Công văn 4262/TCHQ-TXNK năm 2023 hướng dẫn về thuế GTGT hàng nhập khẩu đối với thiết bị điện tử chuyên dùng như sau: "Tại Phụ lục III Nghị định 44/2023/NĐ-CP - Hàng hóa công nghệ thông tin khác theo pháp luật về công nghệ thông tin có quy định Mục IV - Nhóm sản phẩm thiết bị điện tử chuyên dùng. Căn cứ quy định Nghị định 44/2023/NĐ-CP và Phụ lục III Nghị định 44/2023/NĐ-CP nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu nếu được xác định là thiết bị điện tử chuyên dùng thì thuộc mục IV Phần B Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP và áp dụng thuế GTGT 10%." Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với những hàng hóa: - Đang được áp dụng mức thuế suất 10%. - Không thuộc các nhóm hàng hóa sau: + Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. + Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. + Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Kết hợp với hướng dẫn của Công văn 4262/TCHQ-TXNK năm 2023, máy siêu âm thuộc vào nhóm hàng điện tử chuyên dùng quy định tại Mục 4 Phần B Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP. Do đó, mặt hàng máy siêu âm nhập khẩu vẫn đang áp dụng mức thuế GTGT 10%. các bạn muốn tìm hiểu thêm các kiến thức và cần hỗ trợ về thuế xuất nhập khẩu, quyết toán thuế và thuế hải quan,... hãy liên hệ đến công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên xuất nhập khẩu và kế toán thuế có chuyên môn, nghiệp vụ chuyên nghiệp hỗ trợ trực tiếp. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Câu hỏi: Tôi muốn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan thì tôi có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Phi thuế quan trong đặc khu kinh tế thực hiện như nào? 1. Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Căn cứ pháp luật tại quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC Đối tượng không chịu thuế Hàng hóa quy định tại Điều 2 Thông tư này không thuộc diện chịu thuế TTĐB trong các trường hợp sau:...Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật.2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam.2.7. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật.3. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ hai loại hàng hóa sau: hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng và xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.Hồ sơ, trình tự và thẩm quyền giải quyết không thu thuế TTĐB đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này được thực hiện như quy định về giải quyết không thu thuế, miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không ph­ải chịu thuế TTĐB khi nhập khẩu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.4. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch và tàu bay sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế TTĐB nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch và mục đích an ninh, quốc phòng thì phải chịu thuế TTĐB. Hàng nhập khẩu vào khu phi thuế quan có phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không? Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC, trường hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Trừ hai loại hàng hóa sau đây:(1) Hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng;(2) Xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.Khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện những hoạt động nào?Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm:- Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;- Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;- Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;- Dịch vụ logistics;- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;- Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật 2. Trường hợp không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong khu phi thuế quan Căn cứ pháp luật tại Thông tư 195/2015/TT-BTC Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 195/2015/TT-BTC, trường hợp hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan thì không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.Trừ hai loại hàng hóa sau đây:(1) Hàng hóa được đưa vào khu được áp dụng quy chế khu phi thuế quan có dân cư sinh sống, không có hàng rào cứng;(2) Xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.Khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện những hoạt động nào?Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bao gồm:- Tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa;- Cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;- Kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá;- Dịch vụ logistics;- Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan;- Các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật Tham khảo thêm:Hàng thuê, mượn của doanh nghiệp chế xuất không được miễn thuế nhập khẩu Quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về Ưu đãi đối với khách tham quan du lịch nước ngoài vào khu phi thuế quan. Đã quy định về tài chính đối với khu công nghiệp, khu kinh tế như sau:1. Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế khi mua hàng hóa nhập khẩu mang về nội địa theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế.2. Tổ chức, cá nhân có thành tích vận động vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác và vận động nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được khen, thưởng theo Quy chế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.Theo đó, khách tham quan du lịch nước ngoài vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế khi mua hàng hóa nhập khẩu mang về nội địa theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế. Để tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về thuế xuất khu công nghiệp, đặc khu kinh tế và các hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa khu công nghiệp,... các bạn hãy liên hệ trực tiếp với công ty Lacco để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Ngày 16/11/2023, Tổng Cục hải quan đã có Thông báo về tình hình hoạt động của Hệ thống VNACCS/VCIS. Và đưa ra phương án hỗ trợ giải quyết đối với những trường hợp doanh nghiệp không đăng ký được tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Cụ thể Tổng cục hải quan đã có thông báo như sau: Hiện tại Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp về việc không đăng ký được tờ khai hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Tổng cục Hải quan đề nghị các doanh nghiệp phối hợp kiểm tra hoạt động của phần mềm khai hải quan điện tử của doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, đề nghị các doanh nghiệp liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC; Điều 50, Điều 51 ban hành kèm Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Xem thêm
Nếu bạn đang tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp thì không nên bỏ qua bài viết này. Các chuyên gia sẽ giải đáp một cách chi tiết nhất. Các chất tẩy rửa công nghiệp là sản phẩm không thể thiếu phục vụ rất nhiều trong cuộc sống, sinh hoạt của mọi người hay hoạt động của doanh nghiệp . Do đó, nhu cầu nhập khẩu chất tẩy rửa rất lớn, thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp cũng rất cao. Trong thành phần của chất tẩy rửa cũng có chưa những chất hóa học nhất định, vậy thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa có phức tạp không? Quy trình thực hiện như nào? 1. Mã HS chất tẩy rửa nhập khẩu Để tìm hiểu chi tiết về mã HS code của chất tẩy rửa, các bạn có thể tra cứu chương 34, biểu thuế xuất nhập khẩu 2023. Theo đó, Chất tẩy rửa thuộc vào nhóm 3402, là chất hữu cơ hoạt động trên bề mặt ngoại trừ xà phòng cùng dung dịch đánh bóng hay tẩy rửa. Đặc điểm của nhóm HS này là loại hình sản phẩm đa dạng nên việc xác định mã HS sẽ khó khăn hơn với sản phẩm khác. Do đó, để tìm chính xác mã HS, các bạn nên đọc kỹ các thông tin sản phẩm: - Chức năng/ tính năng thực tế của hàng hóa - Hình ảnh - Thành phần - Công thức dung dịch Các bạn cũng có thể đọc thêm Thông tư 14/2015/TT-BTC để được hướng dẫn chi tiết hơn. Hoặc các bạn cũng có thể thuê các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa chuyên nghiệp, cung cấp đầy đủ các thông tin như trên để hỗ trợ nhanh chóng hơn. Ví dụ như: - Nước lau sàn sẽ có mã HS Code là 340220. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt của sản phẩm đạt 0%. - Sản phẩm nước tẩy rửa bồn cầu mã HS Code là 340290. Thuế suất ưu đãi 0% - Sản phẩm chất tẩy rửa làm sạch bề mặt kim loại mã HS Code là 38101000. Thuế NK ưu đãi 0%. - Chế phẩm giặt, rửa, làm sạch dạng Anion mã HS Code là 3402.90.12. Thuế NK ưu đãi 10%. - Chế phẩm chất giặt,rửa làm sạch khác mã HS Code 3042.90.93. Thuế NK ưu đãi đạt 8%. - Chế phẩm hoạt động bề mặt dạng Anion khác mã HS Code 3402.90.94. Thuế NK ưu đãi 8%. 2. Dán nhãn hàng khi nhập khẩu chất tẩy rửa Đối với hàng chất tẩy rửa bắt buộc phải do dán nhãn để cơ quan quản lý xác định thông tin về đơn vị chịu trách nhiệm xác định được tính chất và thông tin hàng hóa và quản lý được thông tin của đơn vị nhập khẩu hàng hóa. Chi tiết về các quy định dán nhãn, nhãn năng lượng được quy định tại nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Theo đó, các thông tin trên nhãn của sản phẩm chất tẩy rửa phải có: - Thông tin của bên xuất khẩu ( địa chỉ, tên công ty ) - Thông tin của bên nhập khẩu ( địa chỉ, tên công ty ) - Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa - Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp các đơn vị khai báo thông tin sai, thiếu hoặc không có dán nhãn thì sẽ bị xử phạt và chịu nhiều rủi ro như: - Xử phạt theo như quy định của nhà nước - Không được xác nhận được xuất xứ hàng hóa và hưởng các loại thuế ưu đãi - Hàng hóa dễ bị thất lạc do thiếu thông tin hoặc dễ hư hỏng do không có cảnh bảo khi xếp dỡ hàng. 3. Quy định về thuế nhập khẩu chất tẩy rửa Quy định thuế nhập khẩu chất tẩy rửa được quy định chi tiết tại Luật Thuế xuất nhập khẩu số 107/2016/QH13. Ngoài ra, các bạn cũng phải có thêm các quy định về thuế xuất nhập khẩu hàng hóa chất, chất tẩy rửa công nghiệp trên biểu thuế xuất nhập khẩu 2023 để năm được cụ thể về thuế VAT, thuế ưu đãi đặc biệt,... Đối với thuế suất của chất tẩy rửa công nghiệp nhập khẩu sẽ phụ thuộc vào mã HS code của từng sản phẩm có thuế nhập khẩu được ưu đãi 0%, thuế VAT là 10% 4. Hồ sơ cần chuẩn bị nhập khẩu chất tẩy rửa Căn cứ theo Thông tư 39/2018/TT-BTC để nhập khẩu hóa chất, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau: - Tờ khai hải quan - Hóa đơn về thương mại - Hợp đồng mua bán chất tẩy rửa giữa các bên - Vận tải đơn - Giấy chứng nhận đạt chuẩn về nguồn gốc sản phẩm (CO) - Giấy chứng nhận sản phẩm đảm bảo đúng chuẩn chất lượng yêu cầu (CQ). Nếu có Các giấy tờ khác như: - Hình ảnh - Bìa Catalogue - Thông tin thành phần - Các hóa chất dùng trong sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị thêm các giấy tờ như: - Giấy phép kinh doanh của Bộ, Ngành liên quan - Giá trị đơn hàng nhập khẩu - Giấy chứng nhận đạt chuẩn ở nước sản xuất để hưởng phần thuế ưu đãi đặc biệt. - Hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu có) Để xuất trình khi hải quan yêu cầu, tránh trường hợp cơ quan chuyên môn yêu cầu mà không chuẩn bị kịp, gây lúng túng trong quá trình làm việc. 5. Thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp Đối với các loại chất tẩy rửa thì thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa được quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC, thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa sẽ bao gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai hải quan - Hợp đồng thương mại ( Sale Contract ) - Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) - Danh sách đóng gói ( Packing List ) - Vận đơn ( Bill of Lading ) - Giấy chứng nhận xuất xứ ( C/O – Certificate of Origins ) nếu có - Catalog ( nếu có ) và các loại chứng từ khác nếu như được hải quan yêu cầu. 6. Cần lưu ý gì khi nhập khẩu chất tẩy rửa Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp, thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa chúng tôi cũng lưu ý quý khách hàng một số vấn đề quan trọng sau: - Thuế: Muốn hàng hóa thông quan, chủ hàng phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thuế với cơ quan nhà nước - Cung cấp đầy đủGiấy chứng nhận xuất xứ ( C/O ) tùy theo thị trường nhập khẩu để xuất trình các mẫu form ưu đãi thuế nhập khẩu: form E, form D, form AK,… cần được các nhà nhập khẩu lưu ý vì đó sẽ quyết định đến số thuế nhập khẩu, ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi của từng loại hàng hóa. Với vấn đề này, các bạn có thể tham khảo các đơn vị cung cấp dịch vụ khai báo hải quan, làm C/O hoặc liên hệ đến hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể. Chất tẩy rửa có đa dạng chủng loại nên khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất tẩy rửa, các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và chính xác mã HS hàng nhập khẩu. 7. Đơn vị dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa uy tín Bạn đang cần tìm đơn vị làm thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa uy tín, làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng? Vậy thì Công ty Lacco là một trong những lựa chọn hàng đầu xử lý giúp bạn vấn đề này nhanh chóng, chuyên nghiệp, tư vấn khách hàng chi tiết thông qua các quy định, thông tư, điều khoản pháp luật chi tiết, rõ ràng. Đảm bảo thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp được xử lý nhanh chóng, kịp thời theo kế hoạch nhập khẩu chất tẩy rửa của quý khách. Công ty CP giao nhận vận tải quốc tế Lacco là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ làm thủ tục hải quan, xin giấy phép chuyên ngành,... cho tất cả các loại hàng hóa theo yêu cầu với kinh nghiệm 15 năm. Tại đây, các bạn sẽ được: - Tư vấn chi tiết về các thủ tục, hồ sơ đầy đủ cho từng mã HS cụ thể cùng các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng. - Đội ngũ nhân viên khai hải quan, chạy CO, xin giấy phép nhập khẩu hóa chất, chất tẩy rửa chuyên nghiệp, dày kinh nghiệm nên có thể xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng, hạn chế tối đa rủi ro về hồ sơ, giấy tờ với khách hàng. - Quy trình làm việc chuyên nghiệp, báo giá công khai, minh bạch sau khi nắm được yêu cầu của khách hàng. - Chi phí, giá cả hấp dẫn, nhiều ưu đãi nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Với mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, kinh nghiệm cung cấp dịch vụ lâu năm, nhân viên chuyên nghiệp,.... Lacco sẽ là sự lựa chọn hàng đầu, hỗ trợ các dịch vụ thủ tục xuất khẩu hóa chất và logistics khác phục vụ các bạn xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, an toàn. Mọi chi tiết cần tư vấn cần hỗ trợ về thủ tục nhập khẩu chất tẩy rửa công nghiệp, các bạn hãy liên hệ với công ty Lacco để được các chuyên viên chuyên nghiệp hỗ trợ chi tiết. Chi tiết liên hệ: - Email: info@lacco.com.vn - Hotline: 0906 23 55 99 - Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm