Chứng nhận CE là gì? Quy trình đánh giá chứng chỉ CE Marking
Chứng nhận CE được xem như "giấy lưu hành hàng hóa" tại các quốc gia thuộc Châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo về chất lượng, mức an toàn của hàng hóa. Chứng nhận CE là gì? Tại sao lại có mức độ uy tín như vậy? Quy trình đánh giá chứng chỉ CE Marking như thế nào?
1. Chứng nhận CE là gì?
CE là từ viết tắt của cụm từ Conformité Européenne, có nghĩa là "Tuân thủ Tiêu chuẩn Châu Âu". Chứng nhận CE là chỉ thị an toàn của Liên Minh Châu Âu (EU), chứng minh sản phẩm đã được thử nghiệm và đảm bảo các chỉ số nằm trong hạn mức an toàn về sức khỏe và môi trường để phép lưu hành tại EU và các khu vực kinh tế Châu Âu.
Nhưng vậy, dấu CE là biểu tượng đảm bảo cho các mặt hàng, sản phẩm của nhà sản xuất đã tuân thủ đúng phương pháp tiếp cận mới do thị trường EU quy định. Các chỉ thị được áp dụng trên toàn thị trường EU và EEA. Do đó, dấu CE đã được công nhận trên toàn thế giới.
Dấu CE là một biểu tượng phải được gắn trên nhiều sản phẩm trước khi chúng có thể được bán trên thị trường Châu Âu. Dấu CE có thể xác nhận được sản phẩm đã:
- Đáp ứng các yêu cầu của các chỉ thị liên quan về sản phẩm của Châu Âu;
- Đạt tiêu chuẩn về các chỉ số an toàn và hiệu suất được công nhận có liên quan của Châu Âu;
- Phù hợp với mục đích sử dụng, đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm đến tính mạng hay tài sản.
Danh mục sản phẩm cần phải có chứng nhận CE vào EU
EU đã lập danh sách các sản phẩm bắt buộc phải có chứng nhận CE khi nhập khẩu vào thị trường EU. Quốc gia yêu cầu gắn dấu CE bao gồm Liên minh châu Âu (EU) - Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland, Na Uy và Liechtenstein) cộng với Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Các sản phẩm đó gồm:
- Thiết bị y tế cấy dưới da
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Cáp chuyên chở con người
- Những sản phẩm liên quan tới thiết kế sinh thái về năng lượng: Tương thích điện từ; Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ; Chất nổ dân dụng; Nồi hơi nước nóng; Tủ lạnh và tủ đông dân dụng; Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm; Thang máy; Điện áp thấp
- Máy móc công nghiệp
- Dụng cụ đo
- Thiết bị y tế
- Tiếng ồn trong môi trường
- Dụng cụ cân
- Thiết bị bảo vệ cá nhân
- Thiết bị áp lực
- Pháo hoa
- Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
- Du thuyền
- Đồ chơi an toàn
- Thiết bị áp lực đơn
Tiêu chuẩn CE Marking không yêu cầu với những mặt hàng như: Hóa chất, Dệt may, Thực phẩm.
Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu
2. Lợi ích của doanh nghiệp khi đăng ký CE Marking
Châu Âu là thị trường vô cùng tiềm năng nhưng đồng thời cũng rất khó tính. Các sản phẩm tiến vào thị trường EU phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về chất lượng, đảm bảo sức khỏe và môi trường. Và CE Marking có tác dụng để chứng minh sản phẩm đã đạt được tất cả các tiêu chuẩn trên. Do đó, khi doanh nghiệp đã đăng ký thành công CE Marking sẽ nhận được rất nhiều lợi ích:
- Nắm rõ và tuân thủ các cơ sở pháp lý của thị trường châu Âu.
- Nâng cao độ tín nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng và các đối tác kinh doanh.
- Dấu “CE Marking” được xem là "giấy thông hành" để sản phẩm được lưu hành công khai trên toàn thị trường EU và EFTA (European Free Trade Association) ;
- Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng;
- Dấu CE được giới chuyên môn và người tiêu dùng coi là “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” nên các sản phẩm có chứng chỉ CE luôn được đánh giá cao về chất lượng, nâng cao giá trị thương hiệu. Từ đó tằng hóa trị cạnh tranh và năng lực xuất khẩu có sản phẩm đó đến các thị trường quốc tế.
- Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến;
- Dễ dàng tiếp cận với các thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới, bao gồm những thị trường khó tính nhất như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
3. Hồ sơ xin đánh giá và quy trình cấp chứng nhận CE Marking
- Hồ sơ xin đánh giá chứng nhận CE Marking
Để xin đánh giá chứng nhận CE Marking, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để đăng ký cho sản phẩm gồm:
- Mẫu giấy chứng nhận CE - Sơ đồ tổ chức của công ty
- Các tài liệu nêu rõ đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
- Kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm.
- Kế hoạch kiểm soát các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm.
- Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thí nghiệm được công nhận/ chỉ định (nếu có).
Tất cả các thông tin doanh nghiệp cung cấp đều sẽ được tổ chức đánh giá đảm bảo về tính bảo mật, tuyệt đối không tiết lộ các thông tin doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài.
- Quy trình đánh giá chứng chỉ CE MARKING
Bước 1: Thu thập thông tin (xác định phạm vi chứng nhận);
Bước 2: Đánh giá thử (nếu cần): Đánh giá sơ bộ về chất lượng sản phẩm để xác định mức độ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn;
Bước 3: Đánh giá chính thức. Ở bước này, sẽ được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đánh giá tài liệu, hồ sơ và/hoặc tại hiện trường để xác định sự sẵn sàng của hệ thống;
- Giai đoạn 2: Đánh giá tại hiện trường toàn bộ các yếu tố theo yêu cầu của tiêu chuẩn.
Bước 4: Xử lý hành động khắc phục (nếu có), cấp giấy chứng nhận CE cho doanh nghiệp;
Bước 5: Đánh giá giám sát định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống quản lý tiếp tục được duy trì và cải tiến hiệu lực và hiệu quả;
Xem thêm: Kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu
4. Những lưu ý về dán nhãn CE
Khi nhà sản xuất đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn cấp chứng chỉ CE theo quy định thì có thể nộp hồ sơ đăng ký đến bất kỳ quốc giá nào thuộc thành viên EU. Sau khi hàng hóa được cấp chứng nhận, nhà sản xuất có thể đóng nhãn CE và công bố sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng EU.
Đối với một số sản phẩm, nhà sản xuất có thể tự đánh giá chất lượng sản phẩm của mình đã đạt đủ tiêu chuẩn EU và gắn nhãn CE. Tuy nhiên, nhà sản xuất phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tuyên bố của mình. Do đó, trước khi quyết định công bố, nhà sản xuất cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:
- Đảm bảo sản phẩm phù hợp với tất cả các yêu cầu trên toàn EU;
- Xác định chi tiết các số liệu và đánh giá khả năng tự đánh giá của mình có chính xác, phù hợp với các tiêu chuẩn của EU hay chưa. Có cần phải xin chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn của EU được chỉ định hay không;
- Lập một bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp;
- Dự thảo và ký một tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU;
- Khi sản phẩm được gắn nhãn CE, trường hợp các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, nhà sản xuất phải xuất trình tất cả các tài liệu, thông tin liên quan để xác định chất lượng liên quan đến gắn nhãn CE. Đối với các sản phẩm có rủi ro an toàn cao hơn các cơ quan cấp giấy chứng nhận CE bắt buộc phải kiểm tra độ an toàn trước khi cấp giấy chứng nhận.
Trên đây là một số những chia sẻ về Chứng nhận CE và chứng chỉ CE Marking. Trong quá trình tìm hiểu và xin chứng chỉ CE, xuất khẩu hàng hóa đi Châu Âu, các bạn hãy liên hệ ngay công ty Lacco để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ tục và hồ sơ xuất khẩu theo đúng yêu cầu của hải quan và thị trường Châu Âu.
Chi tiết liên hệ:
Hotline: +84906 23 55 99
Email: info@lacco.com.vn
Website: https://lacco.com.vn/