Preloader Close
Kiến Thức

Cẩm nang văn hóa kinh doanh tại Lào

Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác lớn thứ 3 của Lào với mối quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia có những bước phát triển vượt bậc. Nhằm mục tiêu gắn kết tình hữu nghị và phát triển kinh tế giữa 2 nước, ngày 03/11 đến 07/11 tới đây Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến Thương mại Quân Đội (CETPA) thuộc Cục Kinh tế - Bộ Quốc phòng trực tiếp tổ chức Hội chợ triển lãm “Chào mừng năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào 2022” tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào.

Cẩm nang văn hóa kinh doanh tại Lào

Để tiếp cận thị trường Lào, các cá nhân doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sang Lào cũng cần bổ sung thêm các kiến thức về văn hóa giao lưu, tập tục kinh doanh của nước bạn. Trong bài viết này, công ty Lacco sẽ chia sẻ với quý doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về văn hóa kinh doanh tại Lào.

Văn hóa Chào hỏi của người dân Lào

Tại Lào có cách chào truyền thống là "Phanom" hoặc "wai" – hai tay chắp vào nhau giống như đang cầu nguyện và đặt trước mặt hoặc ngực. Tuy nhiên, ở 1 số nơi thì việc bắt tay chào hỏi cũng phổ biến hơn.

Bên cạnh đó, việc chào hỏi tên của người Lào cũng có chút đặc biệt, họ thường đặt tên trước họ. Ví dụ ngài Thủ tướng Khamtay Siphandon sẽ được gọi là ông Khamtay hoặc Thủ tướng Khamtay. Ngoài ra, khi gọi tên, bạn nên gọi kèm danh xưng ở phía trước là "Ông/Bà" hay "Than" để thể hiện sự tôn trọng với họ. 

Phong cách giao tiếp với đối tác tại Lào

Giống hầu hết các nước châu Á khác, người Lào có xu hướng trả lời cho bạn những gì mà họ nghĩ là bạn muốn nghe, dù đó không phải là cảm xúc hay kế hoạch thật sự của họ. Với người Lào, “có thể”, “có lẽ” hoặc “có” đều có thể hàm nghĩa là “không”. Tốt nhất bạn nên chú ý đến các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt và ngôn ngữ cơ thể.

Trong hầu hết các tình huống giao tiếp, bạn có thể nhìn thẳng vào mắt đối phương. Tuy nhiên, khi bạn nói chuyện với những người lớn tuổi hoặc những người có địa vị xã hội cao thì không nên nhìn thẳng vào mắt họ, trừ khi họ nhìn thẳng vào mắt bạn trước.

Trang phục phù hợp khi đến Lào

Nước Lào có vị trí địa lý nằm ở khu vực cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ cao quanh năm và mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Do đó, khi đến Lào, bạn nên lựa chọn những trang phục nhiệt đới nhẹ nhàng.

Phong cách giao tiếp khi làm việc với đối tác lào

Phụ nữ Lào thường mặc váy truyền thống dài quá đầu gối kết hợp với áo choàng. Đàn ông thường mặc quần dài với áo sơ mi hoặc với áo truyền thống của họ. Bên cạnh đó, khi đến Lào, bạn cũng cần lưu ý người dân Lào đặc biệt bảo thủ nên tốt nhất hãy lựa chọn những trang phục kín đáo khi đến Lào, đặc biệt họ không thích phụ nữ mặc váy ngắn nên khi đến Lào tìm thị trường kinh doanh hãy chú ý thận trọng về trang phục và ngoại hình.

Chú ý khi lựa chọn quà tặng 

Như hầu hết các nền văn hóa Phật giáo khác, bàn chân là bộ phận không được xem trọng nhất trên cơ thể người. Do đó những món quà về giày và tất sẽ không phù hợp ở Lào. 

Ngoài ra, theo văn hóa của quốc gia Phật giáo này, màu xanh và đỏ chính là màu sắc đại diện cho sự may mắn. Vì vậy, khi tặng quà bạn hãy chọn giấy bọc mang màu sắc may mắn là màu xanh lá cây hoặc màu đỏ và tránh dùng màu trắng vì màu này được xem là không may mắn.

Phong cách quản lý

Người Lào thường làm tuần tự từng việc một với tốc độ làm việc không nhanh nhưng lại khá ổn định. Vì vậy, không nên giao nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm chồng chéo lên các nhân viên người Lào và nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện vấn đề kịp thời vì nhân viên người Lào thường rất miễn cưỡng trong việc nói ra những khó khăn trong công việc.

Trong một công ty Lào, cấp cao nhất sẽ ra các quyết định và mọi người bên dưới sẽ thi hành quyết định đó. Họ rất xem trọng thứ bậc, nếu có vấn đề thì nhân viên phải báo cáo với người giám sát trực tiếp. Việc báo cáo vượt cấp là chuyện không thể chấp nhận được trong hầu hết các doanh nghiệp Lào.

Tham khảo: https://lacco.com.vn/news/354-Tiem-nang-xuat-khau-Lao-thue-xuat-khau-sang-Lao-la-bao-nhieu

Trao đổi danh thiếp

Để thể hiện sự tôn trọng với đối tác, khi trao và nhận danh thiếp bạn nên đưa bằng 2 tay và dùng vài giây để đọc thông tin trước mặt người trao. Tuyệt đối không nên cho ngay vào trong túi vì điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với người trao.

Bên cạnh đó, trước khi sang Lào bạn nên dịch danh thiếp của mình sang tiếng Lào hoặc tiếng Anh để thuận tiện ghi nhớ, trao đổi thông tin. 

Cách thức dùng bữa

Phong cách giao tiếp

Khi được đối tác mời đến nhà dùng bữa, bạn nên mang theo một món quà nhỏ (trái cây, bánh ngọt,...) để thể hiện sự lịch sự. Hãy đến đúng giờ hẹn và cởi giày trước khi bước vào nhà. Khi gặp mặt mọi người, hãy chào những người lớn tuổi trước. Nên chờ chủ nhà xếp chỗ cho bạn, và cũng nên chờ những người lớn tuổi ngồi xuống trước thì mới được ngồi xuống.

Nếu bạn ăn trong nhà hàng, bạn sẽ phải đến quầy tính tiền để thanh toán hóa đơn vì người Lào cảm thấy việc đem hóa đơn ra tại bàn là rất bất lịch sự. Bạn nên kiểm tra xem có khoản phí dịch vụ nào được cộng thêm vào hay không, nếu không có thì bạn nên để lại tiền boa.

Với những chia sẻ về văn hóa sống, làm việc của người Lào, hy vọng với những chia sẻ trên đây của Lacco sẽ giúp các bạn có những buổi làm việc thuận lợi và vui vẻ với những đối tác người Lào thân thiện, đáng mến. Đồng thời tìm ra được những cơ hội kinh doanh mới tại thị trường đầy tiềm năng như CHDCND Lào.

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh