Preloader Close
Kiến Thức

Incoterms là gì? Các quy định trong Incoterms 2010

Bạn có đam mê với Logistics? Bạn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực Logistics? Thì hãy ở lại cùng tham khảo hết bài viết khái quát về Incoterms nhé!

Incoterms là gì? Các quy định trong Incoterms 2010

Vậy Incoterms là gì?

Incoterms là tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương do Ủy ban Luật và Tập quán Thương mại quốc tế-Phòng Thương mại quốc tế ban hành (ICC). Đây là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Được ban hành đầu tiên vào năm 1936 và có 8 lần sửa đổi bổ sung qua các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020.

Các điều kiện trong Incoterms 2010

Chúng ta cùng tìm hiểu về Incoterms 2010 nhé, vì đây là phiên bản đang được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Incoterms 2010 được chia làm 2 nhóm và 11 điều kiện cơ sở giao hàng:

1. Điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải:

EXW – Ex Works: Giao tại xưởng

FCA – Free Carrier: Giao cho người chuyên chở

CPT – Carriage Paid To: Cước phí trả tới

CIP – Carriage and Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAT – Delivered at Terminal: Giao tại bến

DAP – Delivered at Place: Giao tại nơi đến

DDP – Delivered Duty Paid: Giao hàng đã nộp thuế

2. Điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa :

FAS – Free Alongside Ship: Giao dọc mạn tàu

FOB – Free On Board:   Giao lên tàu

CFR – Cost and Freight: Tiền hàng và cước phí

CIF – Cost, Insurance and Freight: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Có 2 điều kiện được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế là FOB và CIF vậy điều kiện FOB và CIF giống và khác nhau như thế nào? 

Incoterms là gì? Các quy định trong Incoterms 2010

FOB (Free on Broad): Giao hàng lên tàu

Người bán: cung cấp hàng hóa theo hợp đồng lên tàu do người mua chỉ định, chịu mọi chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu, làm thủ tục thông quan hàng xuất, trả phí bốc dỡ hàng lên tàu, cung cấp đầy đủ chứng từ của hàng hóa và nộp thuế xuất khẩu (nếu có).

Người mua: chỉ định thuê phương tiện vận tải và trả cước phí, chịu mọi chi phí, rủi ro, tổn thất khi hàng đã được giao lên tàu.

CIF ( Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí

Người bán: thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hóa, làm thủ tục thông quan hàng xuất và trả toàn bộ chi phí cước, bốc dỡ, thuế xuất khẩu (nếu có), cung cấp đầy đủ bộ chứng từ cho người mua và chịu mọi rủi ro, tổn thất cho đến khi hàng đến cảng dỡ hàng.

Người mua: trả chi phí tại cảng dỡ hàng, làm thủ tục nhập khẩu hàng và chịu mọi rủi ro khi hàng được giao đến cảng dỡ quy định 

So sánh điều kiện FOB và CIF: 

Incoterms là gì? Các quy định trong Incoterms 2010

Giống nhau: 

– FOB và CIF đều là điều kiện trong Incoterm 2010 được khuyến cáo sử dụng cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ, và đây là hai điều kiện thường xuyên sử dụng.

 – Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng xếp hàng (cảng đi).

 – Người bán (seller) có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và người mua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

Khác nhau:

– Bảo hiểm: FOB người bán không phải mua bảo hiểm, CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hàng hoá.

– Trách nhiệm vận tải thuê tàu:

+ FOB: người mua chịu trách nhiệm book tàu.

+ CIF: người bán phải tìm tàu vận chuyển.

 – Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùng vị trí chuyển rủi ro là lan can tàu. Tuy nhiên với CIF bạn phải có trách nhiệm “cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

 Trên đây là một số thông tin cơ bản về Incoterms và Incoterms 2010. Tuy nhiên, đến năm 2020, Incoterms đã có một số những thay đổi và bổ sung về các điều kiện Incoterms để phù hợp hơn với điều kiện vận chuyển hàng hóa, giao lưu thương mại quốc tế. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển hàng hóa quốc tế, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco theo địa chỉ Hotline: 0906 23 5599 hoặc email: info@lacco.com.vn để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.  

 

Chia sẻ

Địa chỉ: Số 19, Nguyễn Trãi, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Mã số thuế: 0105951958

Hà Nội

Tầng 5, Tòa nhà 29 Bộ Quốc Phòng, Ngõ 73 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Hồ Chí Minh

Lầu 2, Tòa nhà Sweet Home, 27K Trần Nhật Duật, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Hải Phòng

Phòng 301-302 tầng 3, dãy nhà C, khu TTC, 630 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng.

Nội Bài

Phòng 206 Lầu 2 Sky Coffee, Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Sóc Sơn, Hà Nội.

Bắc Giang

Lô 07/ CL79 - KĐT Đình Trám - Sen Hồ, Việt Yên, Bắc Giang.

Lạng Sơn

Phòng số 3, Cổng B5, Bến Xe Tải, Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị, Khu Kéo Kham, TT Đồng Đăng, Huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn.

Thư viện ảnh