Preloader Close

Tìm kiếm

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công là nhóm hàng đặc biệt nên việc khai báo và chuẩn bị hồ sơ hải quan có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể Quy trình thực hiện thủ tục khai báo hải quan hàng gia công thực hiện như nào? Thủ tục, chứng từ gồm có những gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công Đối với thông báo cơ sở sản xuất: Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ và Điều 56 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 36 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Hàng hóa xuất nhập khẩu với mục đích để gia công, sản xuất (mã loại hình E21, E31) thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan hải quan trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên; Quy định này không áp dụng với loại hình nhập kinh doanh sản xuất (A12). Thủ tục hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm: Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định hoàn thuế đối với trường hợp: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm”. Căn cứ Khoản 5 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm sẽ bao gồm các thủ tục như sau: Công văn yêu cầu hoàn thuế hàng hóa nhập khẩu theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 1 bản chính; Chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp đã thanh toán: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Hợp đồng xuất nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu đối với trường hợp mua, bán hàng hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định) và số tiền nhập khẩu thực tế: 1 bản Hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài (đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài): 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Tài liệu chứng minh có cơ sở sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa: 1 bản chụp có đóng dấu sao y bản chính của cơ quan; Tham khảo thêm:Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Quy trình thực hiện thủ tục khai báo hải quan hàng gia công Đối với các mặt hàng gia công, quy trình làm thủ tục hải quan sẽ thực hiện theo các bước như sau: Chuẩn bị hồ sơ chứng từ làm thủ tục hải quan Hóa đơn thương mại (Invoice Commercial). Phiếu đóng gói (Packing List). Vận đơn (B/L). Các loại chứng từ xuất nhập khẩu và mua bán hàng hóa cần thiết: giấy phép, giấy chứng nhận, hợp đồng giữa hai bên,… Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng gia công Đối với các doanh nghiệp lần đầu xuất nhập khẩu hàng gia công, cần thực hiện các bước khai báo hải quan như sau: Khai báo cơ sở sản xuất: Gồm các thông tin liên quan đến đơn vị gia công mà doanh nghiệp thuê như: tên đơn vị, địa chỉ, nước đầu tư, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất,… Các thông tin trên giấy chứng nhận đầu tư, hợp đồng thuê xưởng gia công và các thông tin mà khách hàng cung cấp. Khai báo, đăng ký hợp đồng gia công: khai báo thông tin theo hợp đồng gia công ký kết giữa 2 bên. Các thông tin về hàng hóa như: Tên sản phẩm, nguyên phụ liệu và định mức sản phẩm. Lưu ý: Nếu doanh nghiệp có thay đổi về các thông tin liên quan đến cơ sở sản xuất, hợp đồng gia công hay định mức sản phẩm thì phải làm thông báo thay đổi cho cơ quan hải quan theo MẪU 12. Các khai báo, đăng ký thông tin trên đều được khai trên hệ thống ECUS để truyền thông tin đến cơ quan hải quan. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất trên hệ thống so với thực tế mới ban quyết định cơ sở đủ điều kiện để thực hiện gia công và được phép làm thủ tục hải quan hàng gia công. Tham khảo:Quy trình xuất khẩu hàng gia công? thủ tục xuất khẩu hàng gia công Quy trình khai báo hải quan hàng gia công nhập khẩu Đối với khai báo hải quan nhập khẩu, hàng gia công sẽ được mở theo loại hình E21 trên hệ thống khai báo hải quan điện tử. Quy trình khai báo sẽ thực hiện theo các bước: Điền các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,… Đối chiếu, kiểm tra thông tin trên hệ thống so với chứng từ thực tế. Sau khi kiểm tra thống nhất các thông tin, truyền tờ khai đến cơ quan hải quan. Đính kèm các chứng từ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Bill, Giấy phép,… Tiến hành lấy phân luồng, thực hiện các yêu cầu của hải quan nếu có. Quy trình khai báo hải quan hàng gia công xuất khẩu Đối với xuất khẩu, khai báo hải quan được mở theo loại hình E52 qua hệ thống V5. Gồm các bước như sau: Điền các thông tin về người xuất khẩu, người nhập khẩu, phương thức vận chuyển, tên hàng, mã HS code,… Kiểm tra thông tin trên hệ thống so với chứng từ thực tế, sau đó khai trước tờ khai. Sau khi kiểm tra thống nhất các thông tin, truyền tờ khai đến cơ quan hải quan. Tiến hành lấy phân luồng, thực hiện các yêu cầu của hải quan nếu có. Đính kèm các chứng từ cần thiết: Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Giấy phép,… Chú ý: Đối với các sản phẩm thuộc chương 84, 85 thì cần nêu rõ hàng mới hay hàng đã qua sử dụng. Các công ty có mối quan hệ đặc biệt với nhau cần phải ghi chú để thuận tiện cho việc thanh toán và kiểm tra sau thông quan. Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì phải kí hiệu tại ô Quản lý nội bộ là: #&XKTC hoặc #&NKTC. Mọi thông tin chi tiết khai báo hải quan hàng gia công, hàng xuất nhập khẩu tại chỗ và các mặt hàng xuất nhập khẩu khác phục vụ khu công nghiệp, khu chế xuất,… quý khách vui lòng liên hệ đến Công ty Lacco để được hỗ trợ cụ thể đối với từng nhóm hàng hóa. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể những hàng hóa được nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công bao gồm những mặt hàng nào? Chi tiết hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công - Nguyên liệu, bán thành phẩm, vật tư (bao gồm cả vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm xuất khẩu), linh kiện nhập khẩu trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình gia công hàng hóa xuất khẩu nhưng không trực tiếp chuyển hóa thành hàng hóa, bao gồm cả trường hợp bên nhận gia công tự nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện hợp đồng gia công; - Hàng hóa nhập khẩu không sử dụng để mua bán, trao đổi hoặc tiêu dùng mà chỉ dùng làm hàng mẫu; - Máy móc, thiết bị nhập khẩu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công để thực hiện gia công; - Sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công hoặc đóng chung với sản phẩm gia công thành mặt hàng đồng bộ và xuất khẩu ra nước ngoài được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu để bảo hành cho sản phẩm gia công xuất khẩu được thể hiện trong hợp đồng gia công hoặc phụ lục hợp đồng gia công và được quản lý như nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công; - Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công được sử dụng làm quà biếu, quà tặng thì thực hiện miễn thuế theo quy định tại Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP. Hết thời hạn thực hiện hợp đồng gia công, hàng nhập khẩu để gia công không sử dụng phải tái xuất. Trường hợp không tái xuất phải kê khai nộp thuế theo quy định. - Sản phẩm gia công xuất khẩu. Trường hợp sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì khi xuất khẩu phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư. Tham khảo thêm:Hướng dẫn nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng 2024 (Chi tiết) Thuế suất đối với hàng gia công xuất khẩu Đối với thuế suất của hàng gia công xuất khẩu, sẽ phụ thuộc vào từng nhóm hàng và mục đích nhập khẩu cụ thể. Hàng hóa gia công sử dụng nguyên liệu trong nước: Doanh nghiệp phải chịu thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu theo thuế suất của nguyên liệu, vật tư. Hàng nhập khẩu gia công, xuất khẩu tại chỗ: Căn cứ theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, sản phẩm gia công xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu theo quy định tại điểm này phải là sản phẩm được gia công từ toàn bộ hàng hóa xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu gia công, sản xuất xuất khẩu, người xuất khẩu tại chỗ phải thông báo cho cơ quan Hải quan thông tin về tờ khai hải quan của sản phẩm nhập khẩu tại chỗ tương ứng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan sản phẩm xuất khẩu tại chỗ để áp dụng chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, đảm bảo quản lý chặt chẽ tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Đối với hàng hóa xuất khẩu gia công theo loại hình khác: Khoản 4 điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP đã bỏ quy định về tỷ lệ 3% của phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công để xử lý vướng mắc phát sinh trong thực tế của các hiệp hội, Doanh nghiệp, áp dụng chính sách thuế thống nhất giữa hàng gia công và hàng sản xuất nhập khẩu. Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa quy định về việc nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan Thuế để tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp, tránh phát sinh vướng mắc khi kê khai, khấu trừ thuế. Để nắm chi tiết về mức thuế đối với hàng gia công xuất khẩu, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại: Hàng gia công xuất khẩu có chịu thuế không? Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về tờ khai hải quan, thuế xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa gia công,… các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Công ty Lacco để được hỗ trợ chi tiết đối với từng nhóm ngành hàng hóa cụ thể. Chi tiết liên hệ: Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Các sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, gồm các linh kiện rời rạc khiến nhiều người gặp khó khăn khi phân loại và khai báo hải quan. Vậy khi gặp phải những loại hàng hóa rời rạc, chưa được lắp ráp hoàn chỉnh thì sử dụng mã HS nào? Quy tắc và danh mục hàng hóa như nào? Quy trình các bước phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp Để phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, bạn cần tuân theo các nguyên tắc và quy định sau: Hiểu rõ hàng hóa: Xác định rõ loại hàng hóa và các bộ phận của nó. Áp dụng các quy tắc phân loại: Theo quy định, hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời sẽ được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Sử dụng mã HS (Harmonized System): Áp dụng 6 nguyên tắc phân loại để xác định mã HS cho hàng hóa. Các nguyên tắc này bao gồm: Quy tắc 1: Phân loại theo tên gọi của hàng hóa. Quy tắc 2: Phân loại hàng hóa chưa lắp ráp hoặc tháo rời. Quy tắc 3: Phân loại hàng hóa có thể phân loại vào nhiều nhóm. Quy tắc 4: Phân loại hàng hóa không thể phân loại theo các quy tắc trên. Quy tắc 5: Phân loại bao bì và vật liệu đóng gói. Quy tắc 6: Phân loại theo các quy tắc bổ sung. Bên cạnh đó, các bạn có thể tìm hiểu thêm các tài liệu, thông tư, quy định,... về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa. Hướng dẫn phân loại hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp chi tiết Căn cứ theo Luật Hải quan 2014; Thông tư 14/2015/TT-BTC, Thông tư 17/2021/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư 31/2022/TT-BTC về việc ban hành Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa XNK để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. Tại Quy tắc 2a thuộc 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC đã quy định rõ. Theo đó, trường hợp hàng hóa công ty NK ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời phù hợp với các quy định, hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật thì phân loại theo Quy tắc 2a. Khi phân loại theo Quy tắc 2a, trường hợp hàng hóa được NK từ nhiều nguồn, nhiều chuyến, làm thủ tục tại một hay nhiều cửa khẩu khắc nhau (không có quy định về loại hình NK) thì thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2015/TT-BTC. Tổng cục Hải quan đề nghị các DN căn cứ thực tế hàng hóa NK và các quy định hiện hành để phân loại hàng hóa, thủ tục phù hợp. Nếu gặp vướng mắc, DN liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn theo thẩm quyền. Thông tin chi tiết cần hỗ trợ về phân loại và khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu ở dạng chưa lắp ráp, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty Lacco - đại lý Hải quan theo quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 03 tháng 04 năm 2015 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết và chính xác. Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Theo nghị định 72/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024 một số hoạt động, thiết bị thi công xây dựng và nhiều mặt hàng, sản phẩm khác sẽ được giảm thuế suất giá trị gia tăng. Riêng đối với hoạt động thi công xây dựng từ ngày 01/7/2024, các doanh nghiệp có thể xác định thuế suất giá trị gia tăng theo hướng dẫn của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Lạng Sơn ban hành Công văn 1237/CT-TTHT ngày 19/7/2024 như sau. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng Căn cứ khoản 5 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC, thời điểm để xác định thuế giá trị gia tăng đối với các mặt hàng, hoạt động xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Thời điểm lập hóa đơn Căn cứ quy định tại khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn hoạt động thi công công trình xây dựng được quy định theo 2 trường hợp như sau: - Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng Căn cứ khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đang áp dụng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: - Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP. - Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP. - Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 72/2024/NĐ-CP. Đối với mức giảm thuế giá trị gia tăng: Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP. Từ những quy định và hướng dẫn nêu trên, thì hoạt động thi công xây dựng thuộc nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Như vậy, việc xác định thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thi công xây dựng được thực hiện như sau: - Nếu khối lượng thi công xây dựng công trình theo hợp đồng của Công ty ký với chủ đầu tư hoàn thành bàn giao, xuất hóa đơn trong khoảng thời gian từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024, thì áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 8%. - Đối với khối lượng thi công xây dựng công trình theo hợp đồng bàn giao, xuất hóa đơn từ ngày 01/01/2025 trở đi thì áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng là 10%. Đối với các mặt hàng thi công xây dựng xuất nhập khẩu sẽ áp dụng thêm các loại thuế suất phù hợp khác theo quy định của pháp luật. Để nắm chi tiết hơn về các loại thuế, mức thuế áp dụng với các sản phẩm thi công xây dựng và các mặt hàng nhập khẩu quốc tế khác. Hãy liên hệ với Công ty Lacco để được tư vấn chi tiết và trọn gói các phí vận chuyển hàng hàng xuất nhập khẩu quốc tế. Hotline: +84906 23 55 99 Email: info@lacco.com.vn Website: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Incoterms 2020 mang lại một số ưu điểm so với phiên bản 2010, nhờ những cập nhật và điều chỉnh phản ánh thực tế mới trong thương mại và logistics toàn cầu. Dưới đây là các ưu điểm chính của Incoterms 2020: Linh hoạt hơn trong việc xác định địa điểm giao hàng DPU (Delivered at Place Unloaded) thay thế cho DAT (Delivered at Terminal): Điều này mang lại sự linh hoạt hơn cho người mua và người bán, cho phép giao hàng tại bất kỳ địa điểm nào, không chỉ giới hạn ở các terminal (bến bãi). Điều khoản này phù hợp với các phương thức vận tải mới và các yêu cầu logistics đa dạng hơn của thị trường hiện đại. Tham khảo:DAP là gì? Điều kiện DAP trong Incoterm 2020 Hỗ trợ tốt hơn cho các giao dịch sử dụng thư tín dụng (L/C) FCA (Free Carrier) đã được cập nhật để cho phép người bán có thể nhận được vận đơn (bill of lading) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Điều này rất hữu ích khi sử dụng thư tín dụng, bởi vì một số ngân hàng yêu cầu vận đơn on-board để thực hiện thanh toán. Sự thay đổi này giảm thiểu rủi ro cho người bán và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện thanh toán qua L/C. Bảo hiểm cao hơn trong điều khoản CIP Trong điều khoản CIP (Carriage and Insurance Paid To), mức bảo hiểm tối thiểu đã được nâng từ Institute Cargo Clauses (C) (bảo hiểm cơ bản) lên Institute Cargo Clauses (A) (bảo hiểm toàn diện - All Risks). Điều này đảm bảo mức độ bảo hiểm cao hơn cho người mua, giúp bảo vệ tốt hơn trước các rủi ro trong quá trình vận chuyển. Giải thích rõ ràng hơn và dễ áp dụng hơn Incoterms 2020 cung cấp các hướng dẫn và giải thích rõ ràng hơn về từng điều khoản, giúp người sử dụng dễ dàng áp dụng và tránh những hiểu lầm phổ biến. Các quy tắc được trình bày một cách mạch lạc hơn, với các ghi chú giải thích rõ ràng về trách nhiệm của mỗi bên tại từng giai đoạn của quá trình vận chuyển. Cập nhật để phù hợp với sự phát triển của công nghệ và thương mại điện tử Incoterms 2020 đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với các hình thức thương mại mới, đặc biệt là thương mại điện tử và các yêu cầu logistics trong nền kinh tế số. Điều này bao gồm việc thừa nhận vai trò quan trọng của các bên trung gian logistics và các phương thức vận tải đa phương thức. Tham khảo thêm:Lịch sử ra đời và phát triển của Incoterms Nhấn mạnh hơn vào an toàn và bảo mật Incoterms 2020 đặt trọng tâm hơn vào các khía cạnh an toàn và bảo mật trong vận chuyển hàng hóa, điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức về an ninh vận tải. Những điều khoản này khuyến khích cả người mua và người bán phải chú trọng đến các yêu cầu pháp lý và an ninh tại từng điểm trong chuỗi cung ứng. Những thay đổi và cải tiến này giúp Incoterms 2020 trở nên phù hợp hơn với thực tiễn hiện đại, cung cấp một công cụ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế. Trên đây là những so sánh nêu rõ những khác biệt cơ bản của incoterm 2020 so với incoterm 2010 để các bạn nắm rõ hơn về các quy định, quy ước trong vận tải biển. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về vận tải đường biển và các hình thức vận chuyển hàng quốc tế khác, các bạn hãy liên hệ ngay với Công ty Lacco để được nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ kịp thời. Chi tiết liên hệ:Hotline: +84906 23 55 99Email: info@lacco.com.vnWebsite: https://lacco.com.vn/
Xem thêm
Thống kê của Cục Đăng kiểm VN, từ đầu năm 2024 tới nay, có 7 tàu biển bị lưu giữ PSC trên tổng số 224 lượt tàu bị kiểm tra, tỷ lệ là 3,12%. Số lượng tàu bị lưu giữ được duy trì ở mức thấp, Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách trắng của Tokyo MOU. 7 tàu biển của Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài Cụ thể, 7 tàu biển bị lưu giữ gồm: PVT Neptune (Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt), PVT Aroma (Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Hà Nội), VIMC Sunrise (Công ty Vận tải biển VIMC), Silver Star (Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại quốc tế), TM Hai Ha 988 (Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà), Tan Binh 239 (Công ty TNHH Tân Bình), Hải Nam 81 (Công ty TNHH Hải Nam), Trường Sơn (Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Minh Tuấn). Vì sao 7 tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài? Có nhiều nguyên nhân khiến các tàu biển bị lưu giữ. Trong đó, riêng tàu PVT Neptune (Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương Đông Việt) có 3 lần bị lưu giữ tại 3 cảng biển khác nhau của Trung Quốc là tại cảng Dongjiakou, cảng Đại Liên và cảng Ninh Ba. Tàu bị lưu giữ bởi nhiều khiếm khuyết như thiếu một bu lông vít của cửa hầm buồng máy mạn trái; thiếu chữ ký của thuyền trưởng trong Nhật ký dầu từ trang 35 đến 44; bộ tăng áp của máy đèn số 1 không được trang bị cách nhiệt; một nhiệt kế cho máy đền sự cố số 1 bị hỏng; đèn chiếu sáng sự cố cho khu vực tập trung và trạm lên tàu bị hỏng... Tàu PVT Aroma bị lưu giữ tại Cảng Thượng Hải do loại tàu ghi trong giấy chứng nhận báo cáo tiêu thụ dầu nhiên liệu không đúng; thiết bị cố định cho nhiều nắp ống thông hơi của hầm hàng và kho trên boong bị thiếu; đường ống của hệ thống dập cháy cố định bằng CO2 tại khu vực giữ hầm hàng số 1 và 4 bị thủng và ăn mòn nhiều; van đóng nhanh của két dầu nhiên liệu trong buồng máy không hoạt động; tàu có nguy cơ không thể điều động tự do tại luồng Nancao có mật độ dày đặc, vùng nước hẹp vào ngày 1/7/2024. Bộ lọc dầu nhiên liệu kép của máy chính bị tắc... Cũng bị lưu giữ tại Cảng Thượng Hải, tàu VIMC Sunrise có những khiếm khuyết như máy phát điện sự cố không thể tự động khởi động tại thời điểm kiểm tra; giá đỡ của đèn chiếu sáng sự cố tại vách của ống khói bị rỉ sét và thủng; bảng hiển thị hệ thống phun sương buồng máy bị lỗi; Van đóng nhanh cho két dầu trực nhật DO tới máy đèn và két dầu trực nhật FO tới máy chính bị cố định tại vị trí mở và các van điều khiển khí cho các van này bị đóng lại; Van xả của cả hai xuồng cứu sinh không thể đóng tự động. Tàu Silver Star bị lưu giữ tại cảng Rizhao (Trung Quốc) với những lỗi như khớp nối đường ống cứu hỏa tại mạn phải boong chính bị rò rỉ; thông hơi của buồng lái bị mòn rỉ với 2 lỗ thủng; còi hơi phía trước không hoạt động; nắp ống thông hơi của buồng sinh hoạt không đóng được; bộ la bàn lặp mạn trái bị lỗi (lệch 3 độ); hệ thống phun sương tại khu vực phía trước lò đốt rác bị lỗi; động cơ xuồng cứu sinh mạn trái khó khởi động; ống khói của buồng máy chính bị ăn mòn, có lỗ thủng (2x3cm); cuộn vòi chữa cháy bị rò rỉ tại boong thượng tầng mũi; chiều cao dây chắn xích tại mạn trái và mạn phải phía sau boong chính ngắn hơn 1m... Tàu Tân Bình 239 bị lưu giữ từ cảng Thiên Tân (Trung Quốc) do động cơ của xuồng cứu hộ không thể khởi động; 3 cửa chống cháy cấp A tự đóng lối vào hành lang từ cầu thang không đóng kín được; các trang thiết bị của xuồng cứu sinh không được bảo quản; chiều rộng của lối thoát hiểm khu vực sinh hoạt ngắn hơn 700mm (khoảng 630mm); thực tập cứu hỏa không thỏa mãn yêu cầu của SOLAS như thiết bị liên lạc không được kiểm tra; việc bố trí sẵn sàng các trang thiết bị cho việc thực tập rời tàu không được kiểm tra; khi thực tập cứu hỏa trong buồng máy, thuyền trưởng và một số thuyền viên đi theo hỗ trợ không mặc quần áo chống cháy. Cũng bị lưu giữ tại cảng Thiên Tân, tàu Hải Nam 81 có các khiếm khuyết phải khắc phục như không có bằng chứng khách quan để chứng minh nước thải đã qua xử lý thải ra từ thiết bị xử lý nước thải trên tàu có thể đáp ứng tiêu chuẩn yêu cầu của MARPOL; phao cứu sinh có đèn tự sáng không được bố trí gần thang khu vực buồng sinh hoạt để sử dụng; đèn chiếu sáng sự cố gần xuồng cứu sinh mạn trái bị hỏng; hệ thống báo cháy bên trong trạm chữa cháy bị lỗi. Đèn báo cháy nhấp nháy hiển thị trên bảng hiển thị báo cháy không được tắt được. Thợ điện cũng không giải thích được nguyên nhân sự cố, không cung cấp hướng dẫn, quy trình vận hành hệ thống khi kiểm tra... Tàu Trường Sơn bị lưu giữ tại cảng Yangpu với các lỗi như tem của bơm phun nhiên liệu máy chính không đúng với trong Technical file; máy phân ly dầu nước không đủ áp suất hoạt động, van điện từ bị hỏng; thảm cao su cách điện của bảng điện chính bị rách; các van tự đóng của thước thăm dầu của các két dầu D.O.T bị cố định buộc... Nguồn: baogiaothong.vn
Xem thêm

+84 906 23 55 99