Preloader Close

Tìm kiếm

Kính gửi: Quý Doanh nghiệp Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động xuất khẩu, tham gia vào các kênh phân phối mới tại Trung Quốc hiện đang bị gián đoạn, mất nguồn cung ứng do dịch Covid 19, Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023), diễn ra từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023 tại Trung tâm triển lãm Pazhou, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, cụ thể như sau: 1. Quy mô Hội chợ: Khoảng 5.000 doanh nghiệp Trung Quốc và quốc tế trưng bày giới thiệu sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng trên diện tích 100.000m2 (trong đó khu gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam có qui mô 4.000m2); 2. Ngành hàng: Các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam như: nông sản, thực phẩm chế biến và đồ uống, hàng tiêu dùng, đồ gỗ nội ngoại thất, quà tặng và thủ công mỹ nghệ... (các mặt hàng xuất xứ của Việt Nam). 3. Đối tượng tham gia: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật hiện hành, Trung tâm xúc tiến thương mại các tỉnh/thành phố, các hiệp hội ngành hàng (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp). 4. Chi phí tham gia Hội chợ 4.1. Nhà nước hỗ trợ: 100% chi phí thuê gian hàng và tuyên truyền quảng bá mời khách giao dịch. 4.2. Chi phí doanh nghiệp tự chi trả khi đăng ký tham gia Hội chợ: - 100% chi phí trang trí và dàn dựng gian hàng đặc biệt của doanh nghiệp, Cục XTTM cung cấp miễn phí mặt bằng (đất trống) gian hàng cho các doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ tổ chức tham gia Hội chợ: 3.000.000 đồng/ gian hàng (đã bao gồm VAT). Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (HTXK) thuộc Cục XTTM (đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức) sẽ thu chi phí trên của các doanh nghiệp tham gia Hội chợ và xuất hóa đơn tài chính cho doanh nghiệp. Tài khoản chuyển tiền chi phí dịch vụ tổ chức: + Tên tài khoản: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu; + Số tài khoản: 0011001510883; + Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Địa chỉ: 31-33 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; + Nội dung chuyển tiền: [Tên doanh nghiệp] chuyển tiền tham dự Hội chợ CISMEF 2022. Lưu ý:Tùy theo từng ngành hàng, mỗi doanh nghiệp tham gia chương trình được hỗ trợ tối đa 04 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 72m2 đất trống. 5. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính, đóng dấu đơn vị); - Đơn đăng ký tham gia (mẫu 1 đính kèm); - Danh sách nhân sự (mẫu 2 đính kèm); - Thông tin giới thiệu doanh nghiệp trên Catalogue (mẫu 3 đính kèm); - Cam kết tham gia chương trình (mẫu 4 đính kèm); - Báo cáo kết quả tham gia Hội chợ (mẫu 5 đính kèm); - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) đối với sản phẩm trưng bày tại Hội chợ (Có thể sử dụng C/O của hàng hóa đó đối với lần xuất khẩu gần nhất); - Đơn đăng ký gian hàng đặc biệt (nếu có – mẫu 6 gửi kèm); Lấy mẫu đăng ký tham gia hội chợ tại đây 6. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được Ban tổ chức đánh giá lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: (1) Thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký đầy đủ theo các mẫu gửi kèm; (2) Năng lực, tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp đối với thị trường Trung Quốc và thế giới; (3) Năng lực chuẩn bị tham gia hội chợ (sản phẩm trưng bày, trang trí gian hàng, nhân sự phù hợp, kinh nghiệm tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế tương tự); (4) Các chứng chỉ chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế của doanh nghiệp; (5) Báo cáo kết quả tham gia các kỳ hội chợ trước của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tính đến sự cân đối giữa các ngành hàng tham gia (số lượng doanh nghiệp mỗi ngành hàng). 7. Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình: - Hoàn thành hồ sơ đăng ký tham gia chương trình và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy và quy định của Ban tổ chức Hội chợ; - Sau khi kết thúc Hội chợ, trong vòng 15 ngày các doanh nghiệp tham dự Hội chợ phải gửi báo cáo kết quả tham dự (theo mẫu)về Cục XTTM. 8. Thời hạn đăng ký tham gia: Trước ngày 15 tháng4 năm 2023.Do số lượng gian hàng có hạn, Cục Xúc tiến thương mại sẽ xem xét hồ sơ đăng ký và thông báo chính thức tới các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia trong thời gian sớm nhất. Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ đăng ký tham gia về: - Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), tầng 5, số 20 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 024. 39364792 (máy lẻ 121/122); Người liên hệ: anh Nguyễn Đình Thành (DĐ: 0914828229)/ anh Lương Minh Thắng (DĐ: 0966889366); Email: thanhnd@vietrade.gov.vn; thanhnd2410@gmail.com./. Doanh nghiệp cần hỗ trợ về thủ tục và quy định vận chuyển hàng tham gia Hội chợ quốc tế doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc lần thứ 18 (CISMEF 2023) vui lòng liên hệ đến Mr. Nguyễn Duy Phóng - Mobile : 0904 99 22 53 /0903 41 51 66 , Email :phong.nguyen@lacco.com.vn: Website:http://www.lacco.com.vn để được tư vấn trực tiếp.
Xem thêm
Sau hàng loạt những vi phạm về quy định kiểm dịch, an toàn thực phẩm của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam, năm 2023, EU đã ban hành hàng loạt các chính sách mới dành cho thực phẩm Việt Nam. Điều này hình thành những thách thức lớn cho ngành thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang EU và các nước Bắc Âu. 1. EU Kiểm soát chặt hàng hóa nhập khẩu Ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 Vừa qua, EU đã chính thức ban hành Quy định 2023/174 sửa đổi Quy định 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp đối với một số hàng hóa được nhập khẩu vào EU. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy – Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, Quy định 2023/174 đã sửa đổi quy định nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam như sau: mì ăn liền có chứa gia vị/bột nêm hoặc nước sốt, quả thanh long sẽ có tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật là 20%; đậu bắp và ớt chuông thuộc giống Capsicum vẫn duy trì tần suất kiểm tra là 50%. Theo đó, điểm mới của Quy định 2023/174 là “đậu bắp sản xuất tại Việt Nam bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II, với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật do phía Việt Nam cấp. Tuy nhiên, theo quy định mới, 4 sản phẩm của Việt Nam là: mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà được EU gỡ bỏ kiểm soát, không còn bị kiểm soát ở mức 50% khi xuất khẩu vào thị trường EU”. Tham khảo:Kinh nghiệm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu Chương trình kiểm soát và giám sát của EU đối với một số mặt hàng Việt Nam Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cũng thông tin thêm liên quan đến chương trình kiểm soát và giám sát của EU. Cụ thể, trong năm 2022, cả EU và các nước trong khu vực Cộng đồng kinh tế châu Âu, trong đó có Na Uy đang tăng cường các chương trình kiểm tra. EU đã ban hành Quy định (EU) 2022/741 ngày 13 tháng 5 năm 2022 liên quan đến chương trình phối hợp kiểm soát nhiều năm của Liên minh trong giai đoạn 2023-2025 để đảm bảo tuân thủ mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa và để đánh giá mức độ phơi nhiễm của người tiêu dùng đối với dư lượng thuốc trừ sâu trên và trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Theo đó, Các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật sẽ được lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra là cam, táo, chuối, kiwi, bưởi, hành tây, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu, ớt, gạo xát vỏ, mỡ gia cầm, sữa bò, trứng gà… Các sản phẩm này ngoài việc kiểm tra tại cửa khẩu sẽ bị hậu kiểm, lấy ngẫu nhiên hàng tại các siêu thị để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu vi phạm, các cơ quan hữu quan sẽ đến kho hàng nhập khẩu để tiếp tục kiểm tra. Bạn nên biết:Tiêu chuẩn xuất khẩu nông sản sang Châu Âu Trường hợp hàng phát hiện vi phạm sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy. Vì vậy, Thương vụ đề nghị Bộ làm việc với Tổng cục Hải quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục tái nhập trong thời gian sớm nhất để hoàn thành các nghĩa vụ với doanh nghiệp bạn, không làm mất uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam Thỏa thuận xanh châu Âu gây ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp Việt Nam? Ngoài ra, do ngày càng tăng lo ngại về khủng hoảng khí hậu đã khiến Liên minh châu Âu (EU) thông qua Thỏa thuận xanh châu Âu với tác động vượt ra ngoài lãnh thổ của EU, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Một số những vấn đề cần lưu ý trong các Chiến lược, kế hoạch được đưa ra là: Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn: Một trong những mục tiêu quan trọng nhất là giảm 50% việc sử dụng thuốc trừ sâu vào năm 2030. Các nhà cung cấp và nông dân sẽ phải tìm kiếm các giải pháp thay thế hiện đại để thay thế biện pháp kiểm soát dịch hại truyền thống. Nông dân cũng có thể phải điều chỉnh các phương thức canh tác của họ để đáp ứng các quy định mới. Đây chính là lý do EU thường xuyên rà soát việc vượt ngưỡng các chất bị cấm. Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030: Nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm không ảnh hưởng đến nạn phá rừng. Việc bán hàng hóa được sản xuất trên đất bị phá rừng và suy thoái sẽ bị cấm. Các sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm cà phê, thịt bò, dầu cọ, đậu nành, cacao và các nhà sản xuất gỗ. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn: Kế hoạch này nhằm mục đích biến các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn ở EU, thông qua các quy định về quy trình tuần hoàn, thiết kế sản phẩm bền vững, hạn chế lãng phí, tái sử dụng hoặc tái chế tất cả các loại bao bì vào năm 2030. Trước hết, mặt hàng dệt may và da giày sẽ bị ảnh hưởng bởi kế hoạch này. Qua đó, bà Thúy cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần nắm bắt các quy định, xu hướng thị trường để điều chỉnh sản xuất và có hướng tiếp cận thị trường mới. Trong thời gian tới, Thương vụ sẽ nghiên cứu Thỏa thuận xanh châu Âu và tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực Bắc Âu. Trên đây là những thông tin tóm lược Chính sách nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU trong năm 2023 các doanh nghiệp cần chú ý. Để nhận tư vấn thủ tục, hồ sơ xuất khẩu sang thị trường EU và các nước Bắc Âu hãy liên hệ ngày với công ty Lacco để được đội ngũ chuyên viên hải quan và xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của chúng tôi tư vấn cụ thể. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 1/2023 đã giảm đến 31% so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Thậm chí, có một số mặt hàng thủy giảm mạnh đến 2 con số. Tình hình xuất khẩu thủy sản 2022 Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022 là năm ngành thủy sản Việt Nam đại thành công khi sản xuất khẩu (XK) thủy sản đạt mức kỷ lục là 11 tỷ USD với mức tăng trưởng trong 3 quý đầu năm tăng liên tục từ 34 - 46% so với cùng kỳ. Nhưng đến quý IV/2022, xu hướng xuất khẩu thủy sản đã có những dấu hiệu đảo chiều khi con số tăng trưởng bắt đầu đi vào con số âm đến 9% và giảm sâu ở tất cả các ngành hàng do tác động của lạm phát ở các thị trường. Tháng 1/2023, XK thủy sản vẫn tiếp đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm trước cộng với dịp trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với doanh thu đạt khoảng 600 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022 Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu giảm mạnh Cá tra: Đây là mặt hàng giảm mạnh nhất trong đầu năm 2023 với doanh thu chỉ đạt hơn 106 triệu USD (giảm 50%); Tôm: đạt 169 triệu USD, Giảm 46% Cá ngừ: Doanh thu gần 60 triệu USD, giảm 32% Riêng mực và bạch tuộc vẫn giữ được tăng trưởng ổn định với con số dương 4% (đạt hơn 65 triệu USD) và các loài cá biển khác cũng tăng 6% (đạt hơn 168 triệu USD)… Dự báo tình hình xuất khẩu thủy sản 2023 Với tình hình xuất nhập khẩu thủy sản cuối năm 2022 và tháng 1/2023, dự kiến xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 1/2023 đều giảm mạnh. Cụ thể, thị trường Mỹ giảm 56%,Hongkong - Trung Quốc giảm 55%, EU giảm 35%... Bức tranh xuất khẩu thủy sản trong nước sẽ chưa thể rực sáng trở lại trước khi nền kinh tế thế giới có khởi sắc. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có niềm tin khi thủy sản vẫn là mặt hàng thực phẩm thiết yếu và nhu cầu sẽ không thể sụt giảm quá mạnh của nhiều thị trường. Có thể thấy, năm 2023 vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề rủi ro, trong đó không thể bỏ qua những yếu tố về tình hình chiến tranh căng thẳng tại Ukraine và cuộc chiến thương mại xuyên Đại Tây Dương. Nhưng những yếu tố này cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam để tiếp cận các thị trường hấp dẫn như Mỹ, Trung Quốc, EU… Bên cạnh đó, chính sách mở cửa của Trung Quốc cũng đem lại những hy vọng lớn về sự hồi phục nhu cầu không chỉ ở thị trường này mà cả các thị trường khác trên thế giới, khi mà du lịch và giao thương được thông suốt… Ngành thủy sản kỳ vọng sự hồi phục nhu cầu và đơn hàng từ các thị trường và tình hình sẽ sáng sủa hơn từ quý 2/2023. Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thủy hải sản có các thị trường quốc tế, hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được các chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ dịch vụ chi tiết. Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Từ ngày 07/12 đến ngày 10/12/2022, Cục Ứng dụng & Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Công ty CP Adpex đã tổ chức chương trình Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam Foodtech 2022. Chương trình được tổ chức nhằm đẩy mạnh kết nối giao thương cho các doanh nghiệp đồng thời tập trung vào nhu cầu tăng trưởng của Việt Nam. Bên cạnh lĩnh vực Thực phẩm chế biến và Đồ uống, triển lãm năm nay còn thu hút sự tham gia của nhiều công ty trưng bày và giới thiệu các thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực chế biến, bao bì đóng gói, nhãn mác thực phẩm và đồ uống. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam VIETNAM FOODTECH VIETNAM FOODTECH là sự kiện thương mại được tổ chức thường niên nhằm mục đích xúc tiến, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực thực phẩm, đồ uống và công nghệ chế biến. Triển lãm là nơi trưng bày và giới thiệu các sản phẩm, công nghệ, giải pháp toàn diện... cho ngành công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống tại Việt Nam. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam - VietNam FoodTech 2022 nhận được sự hỗ trợ của các bộ ngành cơ quan và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, với mục đích tăng cường hợp tác, xúc tiến thương mại, trao đổi, tiếp cận với sản phẩm và công nghệ của thế giới, đồng thời phát triển các thương hiệu trong nước, góp phần cho sự phát triển toàn diện về lượng và chất của ngành chế biến thực phẩm, đồ uống, bao bì đóng gói của Việt Nam. Nội dung sự kiện VietNam FoodTech 2022 Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2022 được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) – 799 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh. Dự kiện sự kiện sẽ có 500 gian hàng dành cho các ngành: Thực phẩm; Thủy hải sản; Đồ uống; Trà và Cà phê; Thực phẩm dinh dưỡng; Nguyên liệu sản xuất và chế biến; Máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói và bảo quản; Dịch vụ kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thực phẩm, đồ uống; Thiết bị và đồ dùng nhà bếp. Sự kiện sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 07/12 đến ngày 10/12/202, bên cạnh hoạt động giao lưu, quảng bá thương mại, ban tổ chức còn triển khai 3 nội dung đặc biệt: Ngày 1: Lễ khai mạc Triển lãm (Opening Ceremony) Ngày 2:Tham quan khu triển lãm và kết nối công nghệ 1. Tham quan khu triển lãm, trình diễn, trưng bày và giới thiệu công nghệ - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ, thiết bị máy móc, công cụ, dụng cụ ngành nông nghiệp, chuyển đổi số ứng dụng trong nông nghiệp… - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống, hạt giống - dinh dưỡng cho đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ, thiết bị ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. - Khu trình diễn, trưng bày công nghệ - thiết bị máy móc bảo quản sau thu hoạch. - Khu trình diễn, trưng bày công nghê - thiết bị máy móc cho ngành công nghiệp Thực phẩm và Đồ uống tại Việt Nam. 2. Sự kiện kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 Ngày 3: Hội nghị và tọa đàm - Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2022 - Tọa Đàm: “Chính sách hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu và nâng cao năng lực cho các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ”. Bên cạnh đó, trong 3 ngày diễn ra sự kiện, Cục Ứng dụng & Phát triển Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức chương trình: Tư vấn công nghệ, cải tiến quy trình kỹ thuật, tư vấn kết nối tài chính – công nghệ; trình diễn, giới thiệu công nghệ/thiết bị/sản phẩm công nghệ tại khu trình diễn. Đồng thời tổ chức, Công ty CP Adpex cũng tổ chức Chương trình giao thương: giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực sản phẩm, thiết bị, máy móc, dịch vụ & công nghệ thực phẩm đồ uống. HÌnh ảnh chương trình các bạn có thể theo dõi trên kênh fanpage: Lacco International Freight Forwarders.,Jsc Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ về vận chuyển hàng hội chợ và các dịch vụ logistics quốc tế & nội địa, vui lòng liên hệ trực tiếp công ty Lacco để được tư vấn chi tiết. Chi tiết liên hệ: Email: info@lacco.com.vn Hotline: 0906 23 55 99 Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Theo Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/11, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất hiện nay, đạt 48,3 tỷ USD, tăng gần 12,6%, tương đương kim ngạch tăng thêm 5,4 tỷ USD. Thị trường tiềm năng của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Theo thông tin cập nhật hết tháng 10/2022, Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lớn nhất của Việt Nam với 13,23 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 9,81 tỷ USD, tăng 12,9%; sau đó là thị trường EU đạt 5,99 tỷ USD, tăng 13,6%; thị trường Hồng Kông Trung Quốc) đạt 5,03 tỷ USD, tăng 2,6%; thị trường Hàn Quốc đạt 2,78 tỷ USD, giảm 1%... Về thị trường nhập khẩu, thông tin cập nhật hết tháng 10/2022 thì Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất của Việt Nam với 20,6 tỷ USD, tăng 17,7%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 20 tỷ USD, tăng 23,2%; thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 9,62 tỷ USD, tăng 22,6%; Nhật Bản với 6,03 tỷ USD, tăng 30%… Như vậy, từ đầu năm đến 15/11, quy mô kim ngạch của nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 121,6 tỷ USD, tiếp tục duy trì là nhóm hàng xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Trong đó, cán cân có sự thâm hụt 25 tỷ USD. Tham khảo:Thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng mới nhất Các nhóm hàng xuất nhập khẩu tiềm năng khác Nhập khẩu Bên cạnh nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thì năm 2022, Việt Nam cũng đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu với nhiều mặt hàng chủ lực như: Sắt thép các loại cũng có mức tăng mạnh về nhập khẩu, với 7,4 triệu tấn, trị giá đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) đạt 16,96 tỷ USD, tăng 7,3% (tương ứng tăng 1,16 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu than các loại đạt gần 19,55 triệu tấn, giảm 37,4% về lượng so với 7 tháng/2021, nhưng lại tăng 120,5% về trị giá, đạt gần 5 tỷ USD, tăng 120,5%. Xuất khẩu Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm ngành xuất khẩu đứng đầu trong cả nước năm 2022. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 8/2022 đạt 4,94 tỷ USD, tăng 25,4% so với tháng trước. Ở vị trí thứ ba, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt 4,49 tỷ USD trong tháng 8/2022, tăng 9,7% so với tháng trước. Tiếp đến là các nhóm ngành thế mạnh khác như: - Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng - Xuất khẩu hàng dệt may - Ngành giày dép các loại - Ngành thủy sản - Xuất khẩu gạo Nhằm hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế, các cơ quan ban ngành cũng đang cố gắng tiếp tục tạo thuận lợi hóa trong các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, như các thủ tục hoàn thuế, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu, cấp chứng nhận xuất xứ (C/O)…Bộ cũng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu thay thế với giá cả phù hợp để đảm bảo đủ nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Chi tiết liên hệ:Email: info@lacco.com.vnHotline: 0906 23 55 99Website: https://lacco.com.vn
Xem thêm
Từ ngày 25- 26 tháng 11 năm 2022, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 với chủ để: Logistics xanh. Phiên toàn thể diễn ra lúc 8 giờ ngày 25 tháng 11 năm 2022 (Thứ Sáu), 02 Phiên Hội thảo chuyên đề diễn ra lúc 14 giờ cùng ngày. Ý nghĩa của Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 Logistics là một ngành dịch vụ tiêu thụ năng lượng và phát sinh khí thải lớn. Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP-26 (tháng 11 năm 2021), Thủ tướng Chính phủ đã cam kết Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây là một mục tiêu khó khăn, đòi hỏi tính trách nhiệm và sự tham gia mạnh mẽ của các ngành, trong đó có logistics. Để truyền tải thông điệp này, định hướng và khuyến khích doanh nghiệp logistics tuân thủ các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải, sử dụng năng lượng sạch, Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 lấy chủ đề là "Logistics xanh". Đây cũng là chủ đề của Báo cáo Logistics Việt Nam 2022 được công bố tại Diễn đàn. Nội dung sự kiện Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 Phiên toàn thể sẽ có sự tham dự : Đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí Trần Tuấn Anh - Ủy viên Bộ Chính trị - Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương, Đồng chí Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Địa điểm tổ chức Khách sạn Sheraton Hải Phòng (Khách sạn Vinpearl Imperia Hải Phòng cũ), đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Nội dung chủ đề: Logistics xanh - Hội thảo Chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn - Hội thảo Chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh mới. Cụ thể: Chiều 25/11/2022 diễn ra hoạt động Khảo sát thực tế cảng, trung tâm logistics tại Hải Phòng. Ngày 26/11/2022 tại Khách sạn Sheraton Hải Phòng (tên cũ là Khách sạn Vinpearl Imperia Hải Phòng), đường Hà Nội, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng diễn ra Phiên toàn thể với chủ đề “Logistics xanh” (buổi sáng) và Hội thảo Chuyên đề 1: Tối ưu hóa chi phí với trung tâm logistics và kinh tế tuần hoàn; Hội thảo Chuyên đề 2: Logistics Việt Nam chủ động thích ứng với bối cảnh (buổi chiều). Với khoảng 400 đại biểu tham dự trực tiếp và gần 1.000 đại biểu tham dự trực tuyến, gồm: Văn phòng Chính phủ, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đại diện các Bộ, ban, ngành Trung ương, các cơ quan quản lý tại địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), AmCham, EuroCham, Jetro, Kotra và các cơ quan báo chí truyền thông.
Xem thêm

+84 906 23 55 99